Hoàn thiện cơ chế chính sách th−ơng mại, đơn giản hoá các thủ tục thông quan giữa các thành viên

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 88 - 89)

II. Quan điểm và ph−ơng h−ớng phát triển hợp tác GMS

2.2.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách th−ơng mại, đơn giản hoá các thủ tục thông quan giữa các thành viên

tục thông quan giữa các thành viên

Để phát triển hơn nữa th−ơng mại và đầu t− của các thành viên thuộc tiểu vùng GMS phải tạo ra một môi tr−ờng th−ơng mại và đầu t− thuận lợi. Phải có chính sách thông thoáng trong việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các n−ớc trong tiểu vùng, đẩy mạnh thực thi các nguyên tắc cơ bản của thị tr−ờng, tạo thuận lợi và hài hoà hơn nữa giữa các thành viên trong các quy định về đầu t− và th−ơng mại.

Thông qua Khung Chiến l−ợc hành động thúc đẩy th−ơng mại và đầu t−, trong đó cam kết về giới hạn thời gian, các giải pháp cụ thể nhằm giảm các chi phí giao dịch đối với th−ơng mại và kinh doanh trong tiểu vùng, xây dựng và thực hiện các kế hoạch hành động cụ thể làm cho các cam kết có hiệu lực. Thực hiện những nội dung quan trọng liên quan đến cải thiện môi tr−ờng

th−ơng mại và đầu t− nh− đơn giản hoá các thủ tục hải quan theo nguyên tắc thừa nhận lẫn nhau. Từng b−ớc phối hợp để tiến tới chung thủ tục và hình thành các biểu mẫu chung làm rút ngắn thời gian thông quan cho doanh nghiệp. Phải giảm thuế đến mức thấp hơn mức thế cam kết giữa các thành viên với các tổ chức và diễn đàn trong khu vực. Tiến hành các đàm phán đa ph−ơng trong khuôn khổ GMS và các đàm phán song ph−ơng nhất là các n−ớc có chung đ−ờng biên giới để thống nhất về ph−ơng thức thanh toán nhằm tháo gỡ các khó khăn hiện tại, tạo thuận lợi cho phát triển th−ơng mại qua biên giới.

Tích cực đàm phán và nhanh chóng triển khai thực hiện các Hiệp định về vận chuyển ng−ời và hàng hoá qua biên giới. Đẩy nhanh việc hoàn thành mạng l−ới liên kết b−u chính viễn thông, cùng nhau khai thác tiềm lực của công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy các cơ hội th−ơng mại và đầu t−. Từng b−ớc tiến tới việc thực hiện Siêu xa lộ thông tin trong các n−ớc thuộc phạm vi Tiểu vùng GMS.

Đẩy nhanh các công việc liên quan đến Hiệp định vận hành điện năng nhằm xây dựng các nguyên tắc minh bạch và khuôn khổ luật pháp đối với th−ơng mại điện năng khu vực; bảo đảm an ninh năng l−ợng tiểu vùng thông qua việc mở rộng hợp tác năng l−ợng, bao gồm cải thiện hiệu suất năng l−ợng và nguồn năng l−ợng thay thế, đặc biệt là nguồn nhiên liệu sinh học thông qua việc tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sẵn có trong Tiểu vùng.

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)