Hợp tác về năng l−ợng

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 96 - 97)

II. Quan điểm và ph−ơng h−ớng phát triển hợp tác GMS

2.3.5. Hợp tác về năng l−ợng

Xét cả tiểu vùng, thì tiềm năng về năng l−ợng rất lớn, song chúng đ−ợc phân bố không đều về mặt địa lý. Việc khai thác sử dụng những nguồn năng l−ợng dồi dào này hiện còn ở mức khá thấp. Mức tiêu dùng điện năng bình quân đầu ng−ời của tiểu vùng hiện là 360kwh/năm, chỉ bằng một phần nhỏ so với các n−ớc công nghiệp. Trừ một vài tr−ờng hợp cá biệt nhỏ, nh− việc Lào đã và đang xuất khẩu một l−ợng không lớn điện sang vùng Đông Bắc Thái Lan, cho tới nay, 6 quốc gia trong tiểu vùng vẫn chủ yếu phát triển ngành năng l−ợng của mình theo h−ớng tự cấp tự túc.

Do điều kiện tự nhiên nh− địa hình và sự phân bố các nguồn năng l−ợng nên trong lĩnh vực điện năng, các thành viên phải hợp tác với nhau trong việc sản xuất và truyền tải điện, thông qua l−ới điện liên kết giữa các quốc gia. Trong lĩnh vực sản xuất khí đốt, thông qua việc trao đổi buôn bán khí đốt ven biển và qua biên giới, sẽ mang lại những lợi ích lớn lao cho cả tiểu vùng. Những lợi ích này có thể bắt nguồn từ những khía cạnh khác nhau, chẳng hạn nh− bổ sung cho nhau về nguồn phát điện, đa dạng hoá phụ tải, giải quyết cấp điện trong những thời kỳ cao điểm để bù lại trọng l−ợng điện lúc" chạy nền"... và nói chung là tăng độ tin cậy, giảm mức dự trữ cần thiết và giảm tổn thất trong hệ thống. Điều quan trọng việc chuyển cách thức tự túc tự cấp sang cách thức tổng thể này phải đ−ợc tiến hành từng b−ớc, vừa xây dựng sự tin cậy lẫn nhau giữa các quốc gia vừa đúc rút kinh nghiệm vận hành hệ thống.

Các quốc gia cần thống nhất dành −u tiên cao cho các dự án và hoạt động d−ới đây:

Về sản xuất và truyền tải điện cần nhanh chóng thực hiện các dự án nh−: Nghiên cứu xây dựng thuỷ điện trong l−u vực các con sông XeKong và Se San ở Campuchia, Lào và Việt Nam, bao gồm cả việc xây dựng mạng l−ới điện nối chung 3 n−ớc này với Thái Lan; Nghiên cứu tiền khả thi nhà máy thuỷ điện Nậm Thà ở CHDCND Lào, gồm cả việc nối với l−ới điện ở Thái Lan; Nghiên cứu khả thi đ−ờng dây tải điện nối công trình thuỷ điện Jinghong của tỉnh Vân Nam Trung Quốc với Thái Lan; Nghiên cứu xây dựng thuỷ điện trên sông Nậm Thun của Lào và đ−ờng dây nối với l−ới điện của Thái Lan và Việt

Lan, kể cả đ−ờng dây tải nối vào l−ới điện của hai n−ớc. Thực hiện công trình thuỷ điện Thun Hin Bun (tr−ớc đây gọi là Nậm Thun 1-2 ) ở Lào, và đ−ờng dây tải nối với Thái Lan.

Xây dựng các quy định thể chế và diễn đàn về điện năng bao gồm việc lập kế hoạch cho hệ thống; hình thành ph−ơng án kinh phí nh− huy động khu vực t− nhân cùng tham gia và có tính giá cho việc trao đổi buôn bán điện năng; Vấn đề bảo vệ trữ l−ợng n−ớc trong khu vực và củng cố các cơ sở làm công tác môi tr−ờng trong ngành năng l−ợng.

Quản lý các hồ chứa và dòng chảy thông qua việc tăng c−ờngkhuôn khổ pháp lý và thể chế nhằm quản lý hiệu quả nguồn n−ớc trong hệ thống sông ngòi của tiểu vùng, phù hợp với luật pháp quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác về vấn đề môi tr−ờng trong lĩnh vực năng l−ợng thông qua việc lập kế hoạch và chuẩn bị sẵn sàng cho những tình huống ô nhiễm do dầu lan trên biển hoặc do những chất độc hại.

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)