Chính sách hợp tác các loại hình dịch vụ khác

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 75 - 76)

III. Thực trạng về th−ơng mại dịch vụ giữa Việt Nam với các n−ớc GMS

3.2.3. Chính sách hợp tác các loại hình dịch vụ khác

Đối với dịch vụ cung cấp điện năng,Việt Nam và các n−ớc GMS đã cam kết đẩy nhanh việc hoàn thành các công việc liên quan đến Hiệp định vận hành điện năng nhằm xây dựng các nguyên tắc minh bạch và khuôn khổ luật pháp đối với th−ơng mại điện năng khu vực. Các bên nhất trí bảo đảm an ninh năng l−ợng tiểu vùng thông qua việc mở rộng hợp tác năng l−ợng, bao gồm cải thiện hiệu suất năng l−ợng và nguồn năng l−ợng thay thế, đặc biệt là nguồn nhiên liệu sinh học thông qua việc tận dụng các sản phẩm nông nghiệp sẵn có trong tiểu vùng.

Đối với dịch vụ b−u chính viễn thông, Việt Nam và các n−ớc GMS cam kết đẩy nhanh việc hoàn thành mạng l−ới liên kết b−u chính viễn thông. Các bên nhất trí sẽ cùng nhau làm việc để khai thác tiềm lực của công nghệ thông tin nhằm trao quyền cho ng−ời dân và xây dựng nền kinh tế tri thức. Việc thực hiện Siêu xa lộ thông tin Tiểu vùng GMS là điểm mấu chốt trong nỗ lực này. Việt Nam và các n−ớc GMS có dự định đầu t− trên 66,2 triệu USD để xây dựng Xa lộ Thông tin khu vực nhằm thúc đẩy trao đổi kinh tế, th−ơng mại cũng nh− thông tin văn hoá. Dự án này sẽ cung cấp mạng tần thông rộng nối cả 6 n−ớc bao gồm các dịch vụ đàm thoại, cung cấp dữ liệu và truy cập mạng Internet.

Đối với dịch vụ bảo vệ môi tr−ờng, Sau những hiểm hoạ nảy sinh trong thời gian gần đây nh− SARS và dịch cúm gia cầm, Việt Nam và các n−ớc GMS đã và đang tăng c−ờng hợp tác trong các ch−ơng trình về y tế. Năm 2005, ch−ơng trình kiểm soát các bệnh truyền nhiễm đ−ợc bắt đầu. Ch−ơng trình này sẽ tăng c−ờng hệ thống giám sát và điều phối ở các cửa khẩu biên giới.

Nhận thức đ−ợc việc bảo tồn và quản lý bền vững môi tr−ờng và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở l−u vực sông Mê Công là vấn đề sống còn đối với sự phát triển bền vững của khu vực tiểu vùng, Việt Nam và các n−ớc GMS đã cam kết cùng quyết tâm bảo vệ môi tr−ờng thiên nhiên và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý. Cam kết này đã đ−ợc thể hiện trong Kế hoạch Hành động thực hiện Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác chiến l−ợc vì Hoà bình và Thịnh v−ợng đ−ợc thông qua tại Viêng Chăn - Lào. Các bộ tr−ởng môi tr−ờng Việt Nam và các n−ớc GMS đã đ−a ra sáng kiến hành lang đa dạng sinh học và kế hoạch hành động ba năm với mục đích sẽ giúp bảo tồn đa dạng sinh học tại nhiều khu vực ở các hành lang kinh tế trong quá trình phát triển.

Đối với dịch vụ đào tạo phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam và các n−ớc GMS đã cam kết nỗ lực xây dựng xã hội trên nền tảng tri thức thông qua việc tăng c−ờng hợp tác về giáo dục đào tạo và bằng cách tăng c−ờng các cơ sở giáo dục đại học và mở rộng hợp tác trong mạng l−ới này.

Hiện nay, Việt Nam đang giúp Campuchia đào tạo cán bộ trong lĩnh vực hàng không, giúp Lào đào tạo cán bộ thuộc nhiều ngành khác nhau và hợp tác với Trung Quốc đào tạo cán bộ thuộc một số ngành cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu 186 Một số giải pháp nhằm phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam với các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng  (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)