Chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 54 - 61)

4.1.5.1 chuyển dịch trình độ học vấn trong độ tuổi đi học

Trình độ học vấn của những người trong độ tuổi đi học là một trong những cơ sở để quyết định chất lượng khả năng phát triển tri thức lao động, việc làm trong tương lai. Nếu trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi học vấn càng cao sẽ giúp cho người lao động thực hiện tốt những công việc cũng như ý thức cao công việc trong cuộc sống.

Từ giai đoạn 2000-2005, số học sinh trên địa bàn quận Ô Môn điều tăng tỉ lệ huy động trong độ tuổi, đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo và đào tạo lại, giáo viên ở các cấp học cơ bản đã được chuẩn hoá khiến cho chất lượng giáo dục và kết quả học tập được nâng lên, giáo dục được cải thiện một cách đáng kể.

Qua bảng số liệu 4.23 ta thấy: Trình độ học vấn của dân số trong độ tuổi đi học được nâng lên rõ rệt điều này được thể hiên qua tỷ lệ huy động trẻ đến trường, cụ thể tỉ lệ huy động ở cấp 1 tăng từ 83,8% (2000) lên 90% (2005), tăng khoảng 7%; cấp 2 tăng từ 64,2% (2000) lên 72% (2005), tăng khoảng 8%; cấp III tăng từ 32,7% (2000) lên 39,1% (2005) tăng khoảng 6%. Tuy nhiên tỉ lệ huy động trẻ đi học ở trình độ học vấn cấp 1 là rất cao 90% (2005), và tỷ lệ huy động này có xu hướng giảm dần khi cấp học càng cao, cụ thể năm 2005 tỷ lệ huy động trẻ đến trường ở cấp 2 đạt 72% và cấp 3 thì tỷ lệ này chỉ đạt 39,1% số người trong độ tuổi đi học.

Qua đó đã phản ánh phần lớn dân số trong độ tuổi đi học ở cấp 2 & 3 đã không đến trường và trình độ học vấn của nhóm này khó có thể phát triển trong tương lai, nguyên nhân là do ở độ tuổi này thì có khả năng đi làm để kiếm tiền bằng những công việc lao động chân tay, không cần trình độ học vấn cao, vì thấy cái lợi trước mắt nên nghỉ học để đi làm cho các công ty để có thu nhập mà ít nghĩ đến tương lai. Chính vì thế dân số trong độ tuổi đi học của quận được huy động đến trường chỉ đạt

tỷ lệ cao ở các lớp nhỏ khi chưa làm việc được. Đây là một trong những chỉ tiêu phản ảnh đến trình độ học vấn và trình độ chuyên môn của người lao động trong tương lai.

Bảng 4.23: Các chỉ tiêu giáo dục giai đoạn 2000-2005

Loại Chỉ tiêu ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05

Dân số trong độ tuổi Người 13.376 12.650 11.937 11.207 10.383 9.685 -6,25% Cấp 1 Tỷ lệ huy động % 83,8 87,3 91,9 90,0 89,9 90,0

Số học sinh Người 11.207 11.040 10.972 10.087 9.334 8.716 -4,90% Dân số trong độ tuổi Người 11.834 11.700 11.704 11.315 10.940 10.555 -2,26% Cấp 2 Tỷ lệ huy động % 64,2 66,8 68,1 72,2 70,1% 72,0

Số học sinh Người 7.597 7.821 7.965 8.172 7.674 7.599 0,01% Dân số trong độ tuổi Người 9.210 9.181 8.992 8.841 8.816 8.951 -0,57% Cấp 3 Tỷ lệ huy động % 32,7 33,7 34,7 36,9 37,8 39,1

Số học sinh Người 3.008 3.091 3.119 3.262 3.332 3.499 3,07%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

4.1.5.2 Sự chuyển dịch lao động về trình độ chuyên môn kỹ thuật (CMKT)

Trình độ CMKT là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng lao động. Hiện nay trong quá trình đô thị hoá và hội nhập, các công ty – xí nghiệp có xu hướng sử dụng những lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao ngày càng nhiều (điển hình là các công ty mở các lớp tập huấn công nghiệp cho công nhân trước khi làm việc năm 2005 tăng 1,32% so với năm 2000) do đó người lao động cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề để có thể tự “bảo vệ” mình trước rủi ro mất việc làm trong tương lai.

Theo kết quả điều tra về trình độ chuyên môn của lao động tại Phước Thới và Trường Lạc được trình bày ở bảng 4.24 cho thấy tỷ trọng lao động có trình độ tăng lên và tỷ trọng lao động không có chuyên môn giảm. Cụ thể: số người không có trình độ chuyên môn giảm từ 84,42% (2000) xuống 76,15% (2005), giảm 8,27%; số lượng lao động ở các chuyên môn khác nhau đều tăng, do công nghiệp phát triển nên số lao động có chuyên môn là sơ cấp công nhân tăng mạnh nhất so với trình độ khác (năm 2005 tăng 3,39% so với năm 2000) và lao động có trình độ chuyên môn là cao đẳng và đại học tăng chậm nhất so với các trình độ khác (năm 2005 tăng 0,56% so với năm 2000).

Nhìn chung trình độ chuyên môn của lao động có tăng lên nhưng không mạnh và tỷ trọng lao động chưa có trình độ chuyên môn vẫn còn cao, với định hướng phát triển chung của quận, cũng như của TPCT là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp chất lượng cao thì tỷ trọng không có trình độ chuyên môn còn quá cao trong khi trình độ ở cấp độ cao đẳng/đại học lại rất thấp, không hợp lý so với định hướng. Do đó, trong

tương lai cần phải có biện pháp mạnh mẽ nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lao động.

Bảng 4.24: Thay đổi trình độ CMKT ĐVT: người Chỉ tiêu 2000 2005 Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm Không có trình độ chuyên môn 428 84,42 463 76,15 -8,27

Đào tạo không chính thức 31 6,11 42 6,91 0,79 Sơ cấp công nhân kỹ thuật 7 1,38 29 4,77 3,39 Trung học chuyên nghiệp 11 2,17 21 3,45 1,28

Cao đẳng/Đại học 3 0,59 7 1,15 0,56

Tập huấn nông nghiệp 7 1,38 14 2,30 0,92 Tập huấn công nghiệp 20 3,94 32 5,26 1,32

Tổng 507 100,00 608 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

4.1.5.3 Chuyển dịch dân số và lao động theo nhóm tuổi

Chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

Bảng 4.25 cho thấy rằng quận Ô Môn có sự chuyển dịch cơ cấu dân số theo nhóm tuổi theo hướng giảm tỷ trọng mạnh ở nhóm tuổi 0-14, giảm từ 23,65% (2000) xuống còn 16,61% (2005), giảm 7%. Tăng cơ cấu dân số ở các nhóm tuổi còn lại, trong đó tăng mạnh nhất ở nhóm tuổi 45-59, tăng từ 12,38% (2000) lên 15,8% (2005), tăng khoảng 3,42% và nhóm tuổi trên 60 tăng khoảng 1,92%.

Bảng 4.25: Cơ cấu dân số nhóm tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005

Nhóm tuổi 2000 2005 Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm 0 - 14 193 23,65 143 16,61 -7,04 15 - 29 280 34,31 308 35,77 1,46 30 - 44 179 21,94 191 22,18 0,25 45 - 59 101 12,38 136 15,80 3,42 >=60 63 7,72 83 9,64 1,92 Tổng 816 100,00 861 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Để thấy rõ hơn sự thay đổi này ta xem xét thêm sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo nhóm tuổi.

Chuyển dịch lao động theo nhóm tuổi trong độ tuổi lao động

Nếu xét riêng dân số trong độ tuổi lao động của hai thời điểm 2000 - 2005, ta thấy có sự thay đổi rõ về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở các nhóm tuổi với nhau. Ở bảng 4.26 chỉ ra lao động trong độ tuổi giảm ở hai nhóm tuổi 15-29 (giảm 1% so với năm 2000), nhóm tuổi 30-44 (giảm khoảng 1,6% so với năm 2000) và nhóm tuổi từ 45-60 tuổi tăng từ 17,3% (2000) lên 19,9% (2005), tăng 2,6%.

Bảng 4.26: Cơ cấu lao động trong độ tuổi tại hai thời điểm 2000 - 2005

Chỉ tiêu 2000 2005 Chênh lệch (%) Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm 15 – 29 280 50,45 308 49,44 -1,01 30 – 44 179 32,25 191 30,66 -1,59 45 – 60 96 17,30 124 19,90 2,61 Tổng 555 100,00 623 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả

Qua kết quả trên cho thấy địa bàn quận Ô Môn đang dịch chuyển cơ cấu dân số và cơ cấu lao động theo xu hướng phát triển già đi của lực lượng lao động, đây là kết quả của quá trình giảm tỷ lệ sinh của dân số trên địa bàn.

4.1.5.3 Chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành nghề kinh tế

Quá trình đô thị hoá làm giảm diện tích đất nông nghiệp, công nghiệp phát triển và một số khu công nghiệp được hình thành trên địa bàn TPCT đã thu hút và giải quyết việc làm cho những lao động dư thừa trong nông nghiệp, việc chuyển đổi cơ cấu lao động này phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp - xây dựng, thương mại và dịch vụ.

Bảng 4.27 trình bày chi tiết về sự thay đổi nghề nghiệp của lao động ở hai thời điểm năm 2000 và 2005. So với năm 2000, những ngành nghề có lao động giảm là: lao động trong nông nghiệp giảm 10,64%; xe ôm giảm 0,96%; thợ may, thợ mọc, thợ điện tử giảm 0,85%; thợ hồ giảm 0,82% và làm thuê giảm 0,68%. Lao động trong những ngành nghề trên giảm phần lớn là do việc chuyển đổi cơ cấu GTSX, sự phát triển công nghiệp trên địa bàn TPCT. Tác động đô thị hoá làm diện tích đất nông nghiệp giảm nên giảm lao động trong lĩnh vực này, đối với những nghề nghiệp còn lại do tính chất công việc không ổn định nên khi công nghiệp phát triển họ sẽ chuyển sang làm công nhân. Lao động làm công nhân xí nghiệp tăng từ 22,60% (2000) lên 34,22% (2005), tăng 11,61% .

Bảng 4.27: Cơ cấu nghề nghiệp tại hai thời điểm năm 2000 - 2005

Ngành nghề 2000 2005

Tần số Phần trăm Tần số Phần trăm

Nông nghiệp 242 55,25 236 44,61 -10,64

Công nhân xí nghiệp 99 22,60 181 34,22 11,61

Xe ôm 10 2,28 7 1,32 -0,96

Dịch vụ mua bán 24 5,48 34 6,43 0,95

Thợ may, thợ mộc, thợ điện tử 12 2,74 10 1,89 -0,85

Nhân viên Nhà nước 8 1,83 17 3,21 1,39

Thợ hồ 16 3,65 15 2,84 -0,82

Làm thuê 27 6,16 29 5,48 -0,68

Tổng 438 100,00 529 100,00

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả)

4.1.5.4 Sự chuyển dịch cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ giai đoạn 2000 -2005

Qua hình 4.2 cho thấy, cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ từ lĩnh vực nông nghiệp giảm từ 61,8% (2000) xuống còn 42,7% (2005); trong khi đó nguồn thu nhập chính từ công nghiệp tăng từ 18,54% (2000) lên 39,33% (2005), tăng khoảng 20%; nguồn thu nhập chính của hộ từ dịch vụ giảm không đáng kể (khoảng 3%), giảm từ 16,85% (2000) còn 13,48% (2005), do những dịch vụ ở đây chủ yếu là buôn bán tạp hoá nhỏ, chạy xe ôm, quán nước, …

Hình 4.2: Cơ cấu nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm năm 2000-2005

(Nguồn: Tổng hợp, xử lí từ kết quả điều tra của tác giả)

Những năm gần đây do thu nhập của người lao động tăng và giá xe gắn máy giảm đáng kể nên họ sắm xe riêng, do đó các dịch vụ xe ôm giảm đi đáng kể, bán tạp hoá thì bị mua thiếu chịu do hàng xóm thân quen và số lượng hộ kinh doanh dịch vụ rất ít.

Riêng các nguồn thu nhập chính khác (như thu từ nước ngoài,…) thì không đáng kể chỉ chiếm khoảng 2-4% và có tăng lên khoảng 2% vào giai đoạn 2000-2005. Qua kiểm định ta thấy nguồn thu nhập chính của hộ tại hai thời điểm 2000-2005, có sự thay đổi khác biệt ở mức ý nghĩa 1% (xem phụ lục 3)

4.1.6 Đánh giá chung

 Lao động đang làm việc tại khu vực I của quận có xu hướng giảm dần qua các năm, tốc độ tăng trưởng giảm bình quân 3,08%/năm trong giai đoạn 2000-2005, Trong khi đó lao động tại khu vực II và khu vực III tăng nhanh với tốc độ tăng trưởng bình quân 10,21%/năm trong giai đoạn 2001-2005. Khoảng 12% lao động ở khu vực I này chuyển sang các khu vực II & III.

 Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu vực so với chuyển dịch tỷ trọng GTSX tạo ra là chưa tương ứng, tỷ trọng GTSX trong khu vực I đã giảm và đã chuyển sang tăng tỷ trọng trong khu vực II là chủ yếu, tỷ trọng khu vực III dao động không đáng kể. Trong khi đó tỷ trọng lao động trong khu vực I giảm mạnh và phân bổ khá nhiều vào khu vực III.

 Trong khu vực I, chuyển dịch cơ cấu GTSX có sự chuyển dịch rõ nét so với chuyển dịch lao động. Cơ cấu GTSX ngành thuỷ sản năm 2005 tăng 16,23% so với năm 2000, trong khi đó thì sự chuyển dịch cơ cấu lao động của ngành thuỷ sản năm 2005 chỉ tăng 0,47% so với năm 2000. Giai đoạn 2000-2005 ngành thuỷ sản đã có sự phát triển rất mạnh điều này được chứng minh qua sự dịch chuyển cơ cấu GTSX, và nó đã góp phần cho việc chuyển dịch lao động nhưng sự chuyển dịch này là chưa cao.

 Sự chuyển dịch cơ cấu GTSX và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở khu vực II chưa có sự tương ứng và rõ ràng, sự chuyển dịch không cùng tốc độ và trái ngược với nhau. Cụ thể tỷ trọng GTSX của khu vực năm 2005 tăng 4,23% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng lao động ở ngành công nghiệp lại giảm đi rất nhanh (năm 2005 giảm 8,26% so với năm 2000). Ngành xây dựng cơ cấu GTSX năm 2005 giảm 4,23% so với năm 2000, nhưng cơ cấu lao động tăng rất nhanh năm 2005 tăng 8,62% so với năm 2000.

 Sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực III thấy rõ nhất ở lĩnh vực thương mại, tỷ trọng GTSX ngành thương mại năm 2005 tăng 0,77% so với năm 2000 nhưng cơ cấu lao động trong lĩnh vực này đã tăng nhanh hơn cơ cấu GTSX rất nhiều, năm 2005 tăng 8,09% so với năm 2000.

 Những năm gần đây đặc biệt là khi lên quận các ngành thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp phát triển nhiều hơn và đã thu hút nhiều lao động vào lĩnh vực này.

 Thu nhập bình quân trên đầu người của người dân Ô Môn tăng rất nhanh. Mặc dù lĩnh vực nông nghiệp cũng tăng nhanh nhưng tốc độ chậm hơn so với lĩnh vực phi nông nghiệp nên xảy ra hiện tượng phân hoá giàu nghèo giữa hai lĩnh vực này và khoảng cách này ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2000 thu nhập trong lĩnh vực phi nông nghiệp gấp 1,82 lần so với khu vực nông nghiệp nhưng đến năm 2005 thì gấp 2,45 lần.

 Trình độ chuyên môn của lao động có tăng lên nhưng không mạnh và tỷ trọng lao động chưa có trình độ chuyên môn vẫn còn cao 76,15% năm 2005, do đó để đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho nguồn lao động.

 Lao động trong lĩnh vực công nghiệp tăng lên từ 22,60% năm 2000 lên 34,22% năm 2005 (tăng 11,61%), phần lớn là do sự thay đổi lao động lĩnh vực nông nghiệp và thương mại dịch vụ.

 Nguồn thu nhập chính của hộ phần lớn chuyển từ nông nghiệp qua công nghiệp. Nguồn thu nhập chính của nhóm hộ ở năm 2005 là thu từ công nghiệp (chiếm 39%) so với năm 2000 thì nguồn thu nhập chính từ công nghiệp của nhóm hộ này chỉ chiếm 19%.

 Lao động trong độ tuổi lao động của hai thời điểm năm 2000-2005 có sự thay đổi rõ về sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở các nhóm tuổi với nhau, nhóm tuổi từ 45- 60 tuổi tăng từ 17,3% năm 2000 lên 19,9% năm 2005 (tăng 2,6%) nhóm trẻ tăng rất ít, cho thấy lực lượng lao động đang có xu hướng đi về cơ cấu lao động già.

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w