4.1.3.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực III
Qua bảng số liệu 4.15 ta thấy, ngành thương mại đã góp phần giải quyết việc làm cho người lao động rất lớn. Năm 2005, ngành thương mại thu hút được 7.815 lao động vào lĩnh vực này so với năm 2000 chỉ thu hút được 4.134 lao động. Lao động ngành thương mại có khuynh hướng tăng mạnh và nhanh vào giai đoạn 2001-2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân 13,58%/năm. Song song đó thì ngành giao thông vận tải, và các ngành dịch vụ khác cũng thu hút một số lượng lớn lao động và tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành giao thông vận tải là 7,81%/năm và các ngành dịch vụ khác là 4,59%/năm.
Bảng 4.15: Lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005
ĐVT: người
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05
Giao thông vận tải 561 617 689 717 767 817 7,81% Thương mại 4.134 3.988 4.927 6.714 7.497 7.815 13,58% Dịch vụ khác 1.763 1.790 1.929 2.171 2.165 2.207 4,59%
Tổng 6.458 6.395 7.545 9.602 10.429 10.839 10,91%
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
Bảng 4.16 cho thấy cơ cấu lao động giữa các ngành trong khu vực III. Ngành thương mại vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng tăng nhanh, cụ thể tăng từ 64,01% (năm 2000) lên 72,10% (năm 2005). Bên cạnh đó tỷ trọng lao động ngành giao thông vận tải và các dịch vụ khác có xu hướng giảm đi ở giai đoạn 2003-2005 và chuyển dịch mạnh qua ngành thương mại. Cụ thể là ngành giao thông vận tải giảm từ
8,69% (năm 2000) xuống còn 7,54% (năm 2005), ngành dịch vụ khác giảm từ 27,3% (năm 2000) xuống còn 20,36% (năm 2005).
Bảng 4.16: Cơ cấu lao động ở khu vực III giai đoạn 2000-2005
ĐVT: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Giao thông vận tải 8,69 9,65 9,13 7,47 7,35 7,54 Thương mại 64,01 62,36 65,30 69,92 71,89 72,10 Dịch vụ khác 27,30 27,99 25,57 22,61 20,76 20,36
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
Nhìn chung, cơ cấu lao động ở khu vực III có xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực thương mại là chủ yếu, do những năm gần đây cơ sở sản xuất phát triển nhiều và là trung tâm đầu mối để phân phối hàng hoá cho các địa bàn lận cận như Cờ Đỏ, Thốt Nốt và các xã lân cận của tỉnh Đồng Tháp,… nên thu hút nhiều lao động.
4.1.3.2 Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu GTSX ở khu vực III
Các ngành kinh tế thuộc khu vực III của quận phát triển khá mạnh, tốc độ tăng trưởng bình quân của GTSX trong giai đoạn 2001-2005 là 22,73%/năm, đây là một tốc độ phát triển khá cao so với các lĩnh vực kinh tế khác (tốc độ phát triển đứng sau công nghiệp). Nhìn chung, cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành thương mại quận trong các năm qua đã có sự phát triển đáng kể, các cửa hàng khu phố, cửa hiệu được cải thiện,… Bên cạnh đó, sản lượng vận tải và luân chuyển hàng hoá cũng cao hơn, do lực lượng vận tải quận còn chuyên chở phân phối giao lưu hàng hoá cho các quận lân cận.
Qua bảng 4.17, GTSX xuất của ngành giao thông vận tải (theo giá so sánh 1994) tăng từ 7.619 triệu đồng (năm 2000) lên 17.386 triệu đồng (năm 2005), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,94%/năm trong giai đoạn 2001-2005. GTSX của toàn ngành thương mại tăng từ 111.706 triệu đồng (năm 2000) lên 314.905 triệu đồng (năm 2005) theo giá so sánh 1994, với tốc độ phát triển bình quân là 23,03%/năm. Tốc độ tăng trưởng về GTSX của các ngành dịch dụ khác tăng trưởng khá mạnh với tốc độ bình quân 22,74%/năm, tăng từ 57.043 triệu đồng (năm 2000) lên 158.910 triệu đồng (năm 2005).
Bảng 4.17: GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05
Giao thông vận tải 7.619 8.862 10.234 12.190 14.551 17.386 17,94% Thương mại 111.706 122.013 133.214 187.572 277.373 314.905 23,03% Dịch vụ khác 57.043 72.548 87.624 114.243 131.068 158.910 22,74%
Tổng 176.368 203.423 231.072 314.005 422.992 491.201 22,73%
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
Bảng 4.18 thể hiện cơ cấu GTSX ngành thương mại vẫn là ngành chiếm tỷ trọng cao (khoảng 64% năm 2005) trong cơ cấu GTSX của khu vực III. Trong giai đoạn 2000- 2005, sự chuyển dịch cơ cấu GTSX không rõ nét và có sự chuyển dịch không đáng kể theo hướng tăng cơ cấu GTSX ở lĩnh vực thương mại - dịch vụ nhưng sự dịch chuyển này dao động không quá 1%. Cụ thể là chuyển dịch theo hướng giảm cơ cấu giao thông vận tải và tăng cơ cấu ngành thương mại và dịch vụ.
Bảng 4.18: Cơ cấu GTSX của khu vực III ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: %
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Giao thông vận tải 4,32 4,36 4,43 3,88 3,44 3,54 Thương mại 63,34 59,98 57,65 59,74 65,57 64,11 Dịch vụ khác 32,34 35,66 37,92 36,38 30,99 32,35
Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
4.1.3.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực III
Qua bảng 4.19, cho thấy cơ cấu GTSX đã ảnh hưởng tích cực đến sự chuyển dịch lao động. Tỷ trọng cơ cấu GTSX ngành giao thông vận tải năm 2005 giảm 0,78% so với năm 2000, tỷ trọng cơ cấu lao động năm 2005 cũng giảm 1,15% so với năm 2000. Tỷ trọng GTSX ngành thương mại năm 2005 tăng 0,77% so với năm 2000, nhưng cơ cấu lao động trong lĩnh vực đã tăng nhanh hơn cơ cấu GTSX rất nhiều, năm 2005 tăng 8,09% so với năm 2000. Đặc biệt, sự chuyển dịch cơ cấu GTSX ở các ngành dịch vụ khác năm 2005 có sự thay đổi tăng nhẹ 0,01% so với năm 2000, tuy nhiên cơ cấu lao động của lĩnh vực này vào năm 2005 giảm 6,94% so với năm 2000.
Bảng 4.19: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ĐVT: %
Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động
2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi
Giao thông vận tải 4,32 3,54 -0,78 8,69 7,54 -1,15 Thương mại 63,34 64,11 0,77 64,01 72,10 8,09 Dịch vụ khác 32,34 32,35 0,01 27,30 20,36 -6,94 Tổng 100,0 0 100,0 0 100,0 0 100,0 0
Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.
Nhìn chung, khu vực III sự chuyển dịch cơ cấu GTSX có biến động không lớn giữa hai thời điểm 2000 và 2005 nhưng tương ứng với giai đoạn này thì tốc độ chuyển dịch lao động có sự thay đổi đáng kể và tập trung tăng nhanh vào ngành thương mại. Bên cạnh đó ngành thương mại chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngành thương mại gia tăng trong những năm qua kể từ khi lên quận, từ đó đã phát huy thế mạnh của ngành thương mại của quận, các cơ sở sản xuất kinh doanh gia tăng đáng kể, ngành thương mại đã bước đầu phát triển và thu hút được nhiều lao động.