Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực I

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 44)

4.1.2.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực II

Qua bảng 4.10 ta thấy, lao động ở khu vực II của quận Ô Môn có xu hướng tăng nhanh qua các năm, tăng từ 5.878 người (năm 2000) lên 9.558 người (năm 2005), tốc độ tăng bình quân là 10,21%/năm. Trong đó lao động ở ngành xây dựng tăng khá nhanh với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 15,39%/năm, tăng từ 1.761 người (năm 2000) lên 3.687 người (năm 2005). Bên cạnh đó lao động ngành công nghiệp cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn lao động ngành xây dựng, tốc độ tăng bình quân của lao động ngành công nghiệp là 7,36%/năm trong giai đoạn 2001- 2005.

Lao động trong nội bộ ngành công nghiệp được chia ra 2 lĩnh vực, lao động quốc doanh và lao động ngoài quốc doanh. Lao động quốc doanh tăng chậm trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng bình quân là 2,71%/năm tăng từ 175 người (năm 2000) lên 200 người (năm 2005). Trong khi đó thì lao động ngoài quốc doanh tăng khá nhanh từ 3.942 người (năm 2000) lên 5.671 người (năm 2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 7,55%/năm.

Bảng 4.10: Lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05

LĐ Công nghiệp 4.117 4.373 4.792 4.902 5.815 5.871 7,36%

- Quốc Doanh 175 181 185 190 200 200 2,71%

- Ngoài quốc doanh 3.942 4.192 4.607 4.712 5.615 5.671 7,55%

LĐ Xây dựng 1.761 2.353 2.483 2.802 3.120 3.687 15,93%

Tổng 5.878 6.726 7.275 7.704 8.935 9.558 10,21%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Qua bảng 4.11 cho thấy, lao động của quận tại khu vực II trong thời gian qua về số lượng tăng lên đáng kể, song song đó ta thấy, giữa các ngành trong khu vực có sự thay đổi cơ cấu lao động một cách rõ rệt, cụ thể cơ cấu lao động giữa ngành công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 70,04%-29,96% đến năm 2005 là 61,42%-38,58%. Qua đó cho thấy cơ cấu lao động của ngành công nghiệp giảm đi đáng kể về số tương đối và đã chuyển qua cơ cấu lao động ngành xây dựng ở giai đoạn 2000-2005.

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 44)