Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 35 - 36)

Dân số quận Ô Môn tăng chậm, từ 122.287 người năm 2000 lên 130.173 năm 2005 (tăng 1,26%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,14% năm 2000 và 1,08% năm 2005. Dân số tăng giảm cơ học không đáng kể, chủ yếu là đi làm công nơi khác nhưng không cắt hộ khẩu tại địa phương, và từ năm 2002 có một số dân nơi khác đến lập nghiệp.

Dân số đô thị có khuynh hướng tăng nhanh, trong 5 năm gần đây tốc độ tăng rất nhanh (33,66%/năm) do toàn bộ dân số hiện nay toàn là dân đô thị. Tuy nhiên dân trong khu vực nội thị chiếm khoảng 33.000 người.

Dân số nông thôn tăng chậm bình quân 0,88%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và hiện nay Quận không còn dân nông thôn. Tuy nhiên, dân số ngoại thị chiếm khoảng 97.000 người.

Một bộ phận lao động trong độ tuổi của quận hiện đang đi sang các quận nội thành và các tỉnh lân cận làm việc, tạo nên tình trạng giao lưu lao động có lợi, nhất là các lao động có trình độ chuyên môn cao.

Hiện nay trên địa bàn quận Ô Môn có trường dạy nghề Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam bộ đào tạo 12 ngành nghề kỹ thuật.

Tuy nhiên, tỷ lệ lao động trong độ tuổi còn đi học tương đối cao (5,3% lao động trong độ tuổi) cho thấy Ô Môn đã có cơ sở nhân lực ban đầu cho phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Qua kết quả điều tra nhằm phân tích và đánh giá thực trạng chuyển dịch lao động trong bối cảnh đô thị hoá TPCT, nghiên cứu trường hợp quận Ô Môn, có 4 vấn đề lớn cần đưa ra thảo luận: (1) chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX theo 3 khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2005 ; (2) đặc điểm lao động việc làm trên địa bàn quận Ô Môn năm 2005; (3) lượng hoá các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động bằng mô hình kinh tế lượng; (4) phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và đe doạ ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong vùng nghiên cứu

4.1 ĐÁNH GIÁ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT (GTSX) TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN Ô MÔN

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 35 - 36)