Vị trí trong TPCT và quan hệ với các quận, huyện lân cận

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 28 - 31)

Quận Ô Môn được thành lập trên cơ sở tách ra khỏi huyện Ô Môn cùng lúc với TP Cần Thơ tách ra khỏi tỉnh Hậu Giang, theo Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ, là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp quận, huyện và là quận ven của TPCT.

Hình 3.1: Bản đồ hành chánh TPCT và quận Ô Môn

(Nguồn: Niên Giám thống kê quận Ô MÔN và TPCT năm 2005)

Về vị trí, quận Ô Môn nằm phía Tây Bắc của khu vực nội thành, tổng diện tích tự nhiên 125,41 km2, chiếm 9,0% diện tích TP Cần Thơ.

Ô Môn là quận nội thành nằm xa nhất so với khu vực trung tâm của TP Cần Thơ (21 km), cự ly từ trung tâm quận (phường Châu Văn Liêm) đến các trung tâm quận huyện khác như sau: theo tuyến đường lộ về phía Đông, cách quận Bình Thuỷ 16,6 km; về phía Tây cách thị trấn Thốt Nốt 22,0 km; về phía Tây Nam cách trung tâm

Địa điểm thu thập mẫu

quận Phong Điền 22,9 km; đô thị gần phường Châu Văn Liêm nhất là thị trấn Thới Lai (9,3 km).

3.2.1.1 Ranh giới hành chính

Quận Ô Môn có tổng chu vi đường ranh giới là 67,1 km. - Phía Bắc giáp huyện Thốt Nốt.

- Phía Đông giáp Quận Bình Thuỷ.

- Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cờ Đỏ. - Phía Đông Nam giáp huyện Phong Điền.

3.2.1.2 Toạ độ địa lý

Quận Ô Môn nằm trong giới hạn:

- 105o33’26” - 105o42’22” kinh độ Đông. - 10o02’37” – 10o12’14” vĩ độ Bắc.

3.2.1.3 Vị trí địa lý

Quận Ô Môn có vị trí như là quận ven của khu vực nội thành TP Cần Thơ, là cửa ngõ giao lưu giữa các quận nội thành với các huyện ngoại thành phía Tây (Thốt Nốt, Cờ Đỏ) hướng về trục TP Cần Thơ đi Long Xuyên, Rạch Giá. Ngoài ra, quận Ô Môn còn là cửa ngõ ra sông Hậu của tuyến Ô Môn - Thị Đội.

Các tuyến giao thông thuỷ bộ quan trọng trên địa bàn quận Ô Môn là:

- Về đường thuỷ: trục kênh Ô Môn - Thị Đội là tuyến đường thuỷ quan trọng nối liền các huyện vùng trung tâm tỉnh Kiên Giang ra sông Hậu.

- Về đường bộ: trục quốc lộ 91 nối liền khu trung tâm TP Cần Thơ với Long Xuyên, Rạch Giá. Ngoài ra, còn có tuyến quốc lộ Nam sông Hậu đang từng bước được hình thành.

Quận Ô Môn hiện trạng được xem như địa bàn dân cư mở rộng của khu vực nội thành; đồng thời cũng là một trong những vùng cung ứng lương thực - thực phẩm cho khu vực nội thị.

Với tầm nhìn dài hạn, nhờ vào lợi thế là quận nội thành có chiều dài tiếp giáp với sông Hậu lớn nhất (15,4 km) và cự ly hợp lý so với khu vực trung tâm nội thành (22 km), quận Ô Môn là địa bàn trọng điểm phát triển các khu công nghiệp, hình thành tổ hợp đô thị - công nghiệp với nhiều hình thái phong phú, đa dạng, là một trong những quận trọng điểm góp vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của TP Cần Thơ.

3.2.1.4 Tổ chức hành chánh

Quận Ô Môn bao gồm 5 đơn vị hành chính cấp phường. - Phường Châu Văn Liêm: diện tích 1.658 ha. - Phường Thới An: diện tích 2.431 ha.

- Phường Thới Long: diện tích 3.586 ha. - Phường Trường Lạc: diện tích 2.200 ha. - Phường Phước Thới: diện tích 2.683 ha.

Trung tâm của quận đặt tại phường Châu Văn Liêm, là nơi tập trung các cơ quan Đảng, đoàn thể, trụ sở hành chính quản lý nhà nước và các cơ sở đầu mối về thương mại, dịch vụ, giáo dục, y tế, văn hoá … và cũng là địa bàn đô thị hoá phát triển nhất của quận Ô Môn. Ngoài ra, khu vực phường Phước Thới tiếp giáp với quận Bình Thuỷ cũng đang phát triển dân cư hướng đến dạng tập trung đô thị với tốc độ khá nhanh.

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 28 - 31)