Cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX ở khu vực II

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 44 - 47)

4.1.2.1 Lao động và chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực II

Qua bảng 4.10 ta thấy, lao động ở khu vực II của quận Ô Môn có xu hướng tăng nhanh qua các năm, tăng từ 5.878 người (năm 2000) lên 9.558 người (năm 2005), tốc độ tăng bình quân là 10,21%/năm. Trong đó lao động ở ngành xây dựng tăng khá nhanh với tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 15,39%/năm, tăng từ 1.761 người (năm 2000) lên 3.687 người (năm 2005). Bên cạnh đó lao động ngành công nghiệp cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn lao động ngành xây dựng, tốc độ tăng bình quân của lao động ngành công nghiệp là 7,36%/năm trong giai đoạn 2001- 2005.

Lao động trong nội bộ ngành công nghiệp được chia ra 2 lĩnh vực, lao động quốc doanh và lao động ngoài quốc doanh. Lao động quốc doanh tăng chậm trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng bình quân là 2,71%/năm tăng từ 175 người (năm 2000) lên 200 người (năm 2005). Trong khi đó thì lao động ngoài quốc doanh tăng khá nhanh từ 3.942 người (năm 2000) lên 5.671 người (năm 2005), tốc độ tăng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 là 7,55%/năm.

Bảng 4.10: Lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005

ĐVT: Người

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05

LĐ Công nghiệp 4.117 4.373 4.792 4.902 5.815 5.871 7,36%

- Quốc Doanh 175 181 185 190 200 200 2,71%

- Ngoài quốc doanh 3.942 4.192 4.607 4.712 5.615 5.671 7,55%

LĐ Xây dựng 1.761 2.353 2.483 2.802 3.120 3.687 15,93%

Tổng 5.878 6.726 7.275 7.704 8.935 9.558 10,21%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Qua bảng 4.11 cho thấy, lao động của quận tại khu vực II trong thời gian qua về số lượng tăng lên đáng kể, song song đó ta thấy, giữa các ngành trong khu vực có sự thay đổi cơ cấu lao động một cách rõ rệt, cụ thể cơ cấu lao động giữa ngành công nghiệp - xây dựng năm 2000 là 70,04%-29,96% đến năm 2005 là 61,42%-38,58%. Qua đó cho thấy cơ cấu lao động của ngành công nghiệp giảm đi đáng kể về số tương đối và đã chuyển qua cơ cấu lao động ngành xây dựng ở giai đoạn 2000-2005.

Bảng 4.11: Cơ cấu lao động ở khu vực II giai đoạn 2000-2005 ĐVT: % Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 LĐ Công nghiệp 70,04 65,02 65,87 63,63 65,08 61,42 LĐ Xây dựng 29,96 34,98 34,13 36,37 34,92 38,58 Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Nguyên nhân của việc chuyển dịch lao động từ lao động công nghiệp qua xây dựng ở khu vực II trong giai đoạn 2000-2005 là do các công trình xây dựng của quận Ô Môn ngày càng nhiều, chủ yếu là các công trình sau: cơ quan công quyền, nhà cửa, các công trình thương mại dịch vụ và phúc lợi công cộng. Những năm gần đây, các loại nhà kiên cố và bán kiên cố tăng nhanh, thêm vào đó tốc độ phát triển của đô thị hoá nhanh, do lên quận nên càng có nhiều công trình hơn trước. Ngành xây dựng bên cạnh thu hút nhiều lao động có trình độ chuyên môn, thì còn giải quyết công ăn việc làm cho 1 lực lượng không nhỏ cho những người lao động phổ thông sử dụng sức lao động là chính như phụ hồ. Song song đó thì lĩnh vực công nghiệp cũng thu hút khá nhiều lao động trong giai đoạn 2000-2005 vào làm việc trong các ngành sản xuất như chế biến bánh kẹo các loại, xay xát gạo, nước đá, tương chao, cơ khí, xi măng phân bón, thuốc trừ sâu,…. Mặc dù vậy, tốc độ thu hút lao động ở ngành này chưa cao do Ô Môn có cơ sở hạ tầng chưa tốt và chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư, vả lại đang ở giai đoạn đầu của việc hình thành các khu công nghiệp nên một số công trình nhà máy đang xây dựng dở dang, chưa đi vào hoạt động.

4.1.2.2 Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu GTSX ở khu vực II

Trong những năm qua, ngành công nghiệp trên địa bàn quận Ô Môn hình thành tại các khu đô thị với hạ tầng tương đối tốt, hiện nay quận chưa có cụm công nghiệp, nhưng có tuyến tiểu thủ công nghiệp dọc sông Ô Môn tập trung nhiều ngành xay xát và lau bóng gạo, chế biến thực phẩm, bánh kẹo, đồ gỗ, phân bón, thuốc trừ sâu,… Qua bảng 4.12 cho thấy, GTSX của ngành công nghiệp theo giá so sánh 1994 tăng từ 224.282 triệu đồng (năm 2000) lên 776.061 triệu đồng (năm 2005), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 28,18%/năm trong giai đoạn 2001-2005, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp khá cao. Ngành xây dựng cũng có mức độ tăng trưởng bình quân khá mạnh 20,27%/năm, tăng từ 49.183 triệu đồng năm 2000 lên 123.787 triệu đồng năm 2005, theo xu thế đô thị hoá ngày càng mạnh thì đây là ngành có nhiều tiềm năng trong thời gian tới.

Bảng 4.12: GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 TĐ01-05 Công nghiệp 224.282 297.416 422.943 570.157 621.386 776.061 28,18% Xây dựng 49.183 64.429 71.938 86.874 96.339 123.787 20,27% Tổng 273.465 361.845 494.881 657.031 717.725 899.848 26,90%

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Bảng 4.13 chỉ ra cơ cấu GTSX chia theo ngành trong khu vực II thì GTSX ngành công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn so với ngành xây dựng và có xu hướng tăng nhưng không ổn định qua các năm (tăng từ 82,01% năm 2000 lên 86,78% năm 2003 nhưng có khuynh hướng giảm nhẹ trở lại chỉ còn 86,24% năm 2005). Ngành xây dựng thì có khuynh hướng tăng về cơ cấu trong giai đoạn gần đây từ 13,22% (năm 2003) tăng lên 13,76% (năm 2005).

Bảng 4.13: Cơ cấu GTSX của khu vực II ở giai đoạn 2000-2005 (giá so sánh 1994) ĐVT: %

Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Công nghiệp 82,01 82,19 85,46 86,78 86,58 86,24 Xây dựng 17,99 17,81 14,54 13,22 13,42 13,76

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

4.1.2.3 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực II

Ô Môn có sự chuyển dịch cơ cấu GTSX và chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành ở khu vực II chưa có sự tương ứng và rõ ràng. Bảng 4.14 cho thấy, tỷ trọng GTSX của khu vực năm 2005 tăng 4,23% so với năm 2000 nhưng tỷ trọng lao động ở ngành công nghiệp lại giảm đi rất nhanh (năm 2005 giảm 8,26% so với năm 2000), ngành xây dựng cơ cấu GTSX năm 2005 giảm 4,23% so với năm 2000, nhưng cơ cấu lao động tăng rất nhanh năm 2005 tăng 8,62% so với năm 2000.

Nguyên nhân của sự chuyển dịch không cùng tốc độ và trái ngược nhau là do giữa cơ cấu GTSX và cơ cấu lao động trong khu vực II do bởi ngành sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ lẻ chưa thu hút nhiều lao động, đồng thời lực lượng lao động thiếu trình độ chuyên môn nên chưa đáp ứng được nhu cầu lao động công nghiệp có trình độ tay nghề cao. Phần lớn lao động chuyển sang lĩnh vực xây dựng, đây là lĩnh vực mới phát triển sử dụng nhiều công nghệ lạc hậu, cần nhiều lao động phổ thông không đòi hỏi

tay nghề, và ít phân biệt độ tuổi, chủ yếu là sử dụng sức lao động như làm phụ hồ, ngành này đang là ngành thâm dụng lao động cao.

Bảng 4.14: So sánh sự chuyển dịch giữa cơ cấu lao động và cơ cấu GTSX trong khu vực II (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐVT: %

Chỉ tiêu Cơ cấu GTSX Cơ cấu lao động

2000 2005 % thay đổi 2000 2005 % thay đổi

Công nghiệp 82,01 86,24 4,23 70,04 61,42 -8,62 Xây dựng 17,99 13,76 -4,23 29,96 38,58 8,62

Tổng 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Tổng hợp, xử lý từ niên giám thống kê quận Ô Môn 2005 và báo cáo chuyên đề của Ủy ban nhân dân quận Ô Môn 2005.

Một phần của tài liệu 133 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động tại thành phố Cần Thơ, trường hợp nghiên cứu ở quận Ô Môn (Trang 44 - 47)