Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 76)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.2.2.Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần

- Cần Xây dựng định hướng phát triển dài hạn từ 5-10 năm cho ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng.

- Thực hiện tái cấu trúc hoạt động Kinh doanh Ngân quỹ nói chung và hoạt

ngoại hối được thực hiện một cách khoa học, rút kinh nghiệm từ quá trình tái cấu trúc của các ngân hàng khác đã từng thực hiện.

Một quy tắc cơ bản nhất trước khi đi vào những giải pháp cụ thể để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ sao cho hợp lý.

Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thường có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:

+ Phòng kinh doanh (Dealing Room): đây chính là bộ phận Front Office. Tại

đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh… Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình độ và sự thành công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung.

+ Đặc điểm của Phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các bản tin liên quan về các thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trường và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoạch trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như

phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào. Cán bộ kinh doanh phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thê kiểm soát được.

+ Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không nhất thiết phải được ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản…

+ Phòng quản lý rủi ro (Middle Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để

cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ tự doanh.

- Cần có sự phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận với nhau trong nỗ lực chung cho việc phát triển và tung sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá ra thị trường. Trước tiên, ngân hàng cần xác định rõ yêu cầu và nhiệm vụ của từng phòng ban liên quan. Thông thường, để có thể thành công trong việc đưa các sản phẩm này ra thị

trường, trong một ngân hàng thương mại cổ phần cần có sự phối hợp hành động trực tiếp của Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D), Phòng tiếp thị, Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng, và sự hỗ trợ gián tiếp của tất cả các phòng ban khác, đặc biệt là của Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng giao dịch, Phòng công nghệ thông tin và Phòng kế toán.

- Sử dụng hiệu quả công cụ lệnh:

Một phương pháp khác, nhà kinh doanh có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã được đưa ra trước

đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. Trong mỗi lệnh, phải nói rõ giá cả, các thông sốđể trên cơ sởđó một giao dịch có thể thực hiện. Các lệnh đó là:

+ Limit order: Tại tỷ giá đã được xác định, lệnh được tiến hành thực hiện. Đôi khi, chỉ một phần của lệnh có thểđược thực hiện tại mức tỷ giá đã xác định. Như vậy, lệnh này phải phân biệt ở chỗ rằng, giao dịch có thểđược thực hiện từng phần hay phải thực hiện toàn bộ lệnh tại cùng một thời điểm.

+ At – the – market order: Giao dịch phải được thực hiện ngay lập tức theo tỷ

giá tốt nhất hiện hành có sẵn trên thị trường.

+ Stop – loss order: Nhà kinh doanh có thểđang ở trạng thái trường hay đoản

đối với một đồng tiền nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản chất của lệnh này là nhằm phòng ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh stop – loss order chưa được thực hiện chừng nào tỷ giá trên thị trường chưa biến

có thể là mức tỷ giá tiếp theo đã vượt ra ngoài giới hạn cho phép. Hơn nữa, nếu tại mức tỷ giá tiếp theo mà lệnh vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, thì có thể áp các mức tỷ giá xảy ra tiếp theo.

+ Take – profit order: Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay

đoản đối với một đồng tiền nào đó, muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này khi đạt được một mức lãi nhất định. Tương tự như lệnh Stop – loss order, Take – profit order được thiết kế, khi thị trường biến động đến một mức độ

nhất định nào đó, thì lệnh được thực hiện.

+ Open or good – until – canceled orders: Những lệnh này luôn có hiệu lực cho đến khi được thực hiện thì mới thôi, hoặc là bị hủy bỏ bởi chính người ra lệnh.

+ Good – until – specified – time orders: Các lệnh này sẽ tựđộng hết hạn, nếu như không được thực hiện cho đến một thời điểm nhất định nào đó.

+ Day/night orders: Những lệnh ban ngày (day orders) có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm đó đóng cửa. Những lệnh ban đêm (night orders) có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm sau mở cửa.

+ Fill or kill orders: Thường là các lệnh có hiệu lực trong thời gian rất ngắn. Hơn nữa, các lệnh cho phép thực hiện toàn bộ hay bất cứ phần nào của lệnh. Phần còn lại chưa được thực hiện trong thời gian hiệu lực của lệnh tự động hết hạn.

+ Any – part orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, bất cứ phần nào của lệnh nếu có thể thực hiện được thì tiến hành thực hiện. Phần còn lại chưa thực hiện vẫn có hiệu lực cho đến khi nào thực hiện xong thì thôi,hoặc là được hủy bỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bởi chính người ra lệnh.

+ All – or – none orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, hoặc là toàn bộ lệnh được thực hiện, hoặc là không một phần nào được thực hiện cả.

+ Either/or orders: Loại lệnh này liên quan đến hai lệnh, nếu một lệnh đã được thực hiện, thì lệnh kia sẽ tự động bị hủy bỏ. Ví dụ, nhà kinh doanh có thể

thiết lập đồng thời hai lệnh là “Take – profit và Stop – loss order”. Nếu lệnh “Take – profit order” của nhà kinh doanh được thực hiện, thì lệnh thứ hai là “Stop – loss order” sẽ tựđộng bị hủy và ngược lại.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng các giao dịch phái sinh:

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại, các giao dịch phái sinh thường được sử dụng để cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng. Bao gồm các loại giao dịch sau:

+ Giao dịch kỳ hạn + Giao dịch hoán đổi + Giao dịch giao sau + Giao dịch quyền chọn

- Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối bằng công cụ hạn mức:

Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa và giới hạn lỗ

tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệđược phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một ngân hàng thương mại có thể căn cứ theo một số tiêu chí như sau:

a) Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành công thường là những nhà kinh doanh chính được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những “tân binh”. Hơn nữa những nhà kinh doanh chính còn được giao

nhiệm vụ “trông nom và dìu dắt” các tân binh. Kết quả kinh doanh của các “tân binh” có liên quan đến trách nhiệm của những nhà kinh doanh chính.

b) Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung , đối với những tổ chức và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những

đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, những đồng tiền biến động mạnh thì hạn mức thấp.

c) Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn.

Các NHTMCP cần quy định các hạn mức hợp lý đối với các giao dịch viên. Việc này nhằm quản lý các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh. Hạn mức cho các giao dịch viên phụ thuộc vào kinh nghiệm của từng giao dịch viên, mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt, vốn chủ sở hữu của ngân hàng và các phản ứng của thị trường. Hạn mức đối với các giao dịch viên bao gồm: hạn mức giao dịch trong ngày (Intraday limit); hạn mức trạng thái qua đêm (Overnight Limit), hạn mức này luôn nhỏ hơn hạn mức trong ngày để phòng tránh sự mất mát do việc đóng trạng thái khó hơn; ngoài ra có một hạn mức rất quan trọng, đó là hạn mức lỗ (Stop-loss limit), hạn mức này đảm bảo rằng các giao dịch viên đóng trạng thái của mình với một mức lỗ không vượt quá một mức nào đó, còn hơn là chịu những tổn thất tài chính nặng hơn. Một khi các hạn mức đã được đặt ra thì các giao dịch viên cần phải tuân thủ nghiêm túc các quy định này.

- Quy định các thủ tục nghiệp vụ về kinh doanh ngoại hối. Các thủ tục nghiệp vụ này đối với các ngân hàng nước ngoài đều được tuân thủ rất nghiêm ngặt. Nội dung của nó bao gồm các quy định về việc phân tách nhiệm vụ rõ ràng giữa bộ phận giao dịch (Dealing Room) và bộ phận Back Office, các quy định về giờ giấc giao dịch, về chỉ dẫn thanh toán, việc xác minh và kiểm toán nội bộ. Việc xác minh này trong hệ thống quản lý rủi ro của các ngân hàng hiện đại tỏ ra rất hữu hiệu trong công tác quản lý rủi ro, nó bao gồm các công việc như kiểm tra lại xem các thông

tin đúng đã được ghi chép vào hệ thống kế toán chưa, định giá lại các trạng thái ngoại tệ một cách độc lập so với phòng kinh doanh ngoại hối, kiểm tra và đảm bảo rằng mọi trạng thái vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép.

- Tăng cường khả năng dựđoán tỷ giá và đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh. Để dự đoán đúng sự biến động của tỷ giá yêu cầu các giao dịch viên phải nắm vững hai phương pháp phân tích là phân tích cơ bản (Fundamental analysis) và phân tích kỹ thuật (Technical analysis), ngoài ra việc phân tích các dòng tiền vào ra trên thị trường (Cashflows) cũng là một yếu tố quan trọng tác động tới sự thay đổi tỷ giá.

o Phân tích cơ bản là phương pháp dựđoán giá của một loại tiền tệ trong tương lai dựa trên cơ sở các thông tin về kinh tế, chính trị, môi trường tài chính và các yếu tố liên quan khác sắp diễn ra sẽ tác động đến cung cầu về một loại tiền tệ như thế nào. Ý tưởng của phương pháp này là tiến đến dự đoán về giá trị sinh lời tiềm ẩn của một loại tiền tệ để xác

định xem loại tiền tệđó được định giá cao hơn hay thấp hơn giá trị thực của nó. Phần khó nhất của phân tích cơ bản là quyết định thông tin nào và bao nhiêu tiền đã được tính vào cơ cấu giá hiện hành.

o Phân tích kỹ thuật là phương pháp nghiên cứu dựđoán giá một loại tiền tệ trong tương lai dựa vào phân tích đồ thị giá trong quá khứ của loại tiền tệđó hay hành động của thị trường trong quá khứ. Trong khi phân tích cơ bản nghiên cứu các lý do làm cho giá tăng lên hoặc giảm xuống thì phân tích kỹ thuật nghiên cứu biến động của chính bản thân giá.

o Phân tích dòng tiền ra vào trên thị trường sẽ cho thấy nhu cầu về một loại tiền, ví dụ khi dòng vốn nước ngoài chảy vào thị trường Việt Nam mạnh sẽ có khuynh hướng làm cho cầu vềđồng Việt Nam tăng và cung về đôla Mỹ tăng lên, điều này làm cho tỷ giá USD/VND có khuynh hướng giảm.

- Hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc phát triển thị trường ngoại tệ

liên ngân hàng, hoàn thiện chính sách quản lý trạng thái ngoại tệ, tạo điều kiện để

hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, hình thành các công ty môi giới ngoại hối, hướng thị trường ngoại hối Việt Nam hòa nhập với thế giới. - Nên chuyển từ quy định quản lý trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày như hiện nay sang quản lý trạng thái ngoại tệ thường xuyên tại bất kỳ thời điểm nào. Thực tế, ngân hàng nhà nước với vai trò là người quản lý, quy định trạng thái ngoại tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro tỷ giá quá mức có thể xảy ra đối với ngân hàng thương mại và tránh nạn đầu cơ. Về giác độ kinh doanh, chính các ngân hàng thương mại mới là người cần phải quan tâm quản lý chặt chẽ và thường xuyên trạng thái của chính mình, bởi vì lãi hay lỗ phát sinh không phải ngân hàng nhà nước là người gánh chịu mà chính tổ chức kinh doanh mới là người gánh chịu thưc sự. Một thực tếđang tồn tại trong tư duy của một bộ phận cán bộ ngân hàng là chỉ quan tâm

đến việc làm của mình có vi phạm quy định của pháp luật hay không, còn kết quả

kinh doanh của chính mình là lãi hay lỗ trở thành vấn đề thứ yếu. Chính vì vậy, một bộ phận cán bộ ngân hàng thương mại đã dành phần lớn kinh nghiệm, năng lực và trí tuệ của mình vào việc “lách luật” để thực hiện các phi vụ mạo hiểm. Đây là điều trái với đạo lý kinh doanh phổ thông trong kinh tế thị trường. Xuất phát từ thực tế

này, việc ngân hàng nhà nước chỉ quy định trạng thái ngoại tệ tại thời điểm cuối ngày đã trở thành khe hở để những nhà kinh doanh thực hiện các phi vụ mua bán mạo hiểm quá mức có thể diễn ra trong ngày. Nghĩa là trong ngày, nhà kinh doanh có thể mua bán bao nhiêu cũng được, miễn sao đến cuối ngày cân bằng trạng thái theo quy định của ngân hàng nhà nước.

- Như thực trạng sử dụng công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá đã phân tích ở phần 2.4, chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá trong thời gian qua cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhu cầu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối bị hạn chế nhiều do đó đề nghị ngân hàng nhà nước cần phải thay đổi chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá theo hướng khắc phục dần vòng luẩn quẩn: doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệp không có công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá nên ngân hàng nhà nước phải can thiệp và quản lý chặt chẽ để bảo vệ doanh nghiệp, doanh nghiệp được bảo vệ bởi chính sách của Ngân hàng nhà nước nên không cần sử dụng các công cụ phòng

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 76)