Chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 70 - 73)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.1.2 Chiến lược phát triển

Như trên đã nói, mặc dù hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh đã có những thành công nhất định trong những năm qua, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung; nhưng quá trình phát triển của các ngân hàng cổ phần này cũng bộc lộ những yếu kém nhất định. Hầu hết các ngân hàng vẫn chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh - chiến lược cạnh tranh trung dài hạn của riêng mình. Hoạt động tác nghiệp chủ yếu dựa vào các chương trình, kế hoạch ngắn hạn thường là một năm. Trong các năm gần đây, các ngân hàng thương mại cổ phần trên

địa bàn thành phố hầu hết đều đạt được những kết quả tích cực, lợi nhuận hầu như đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra khi chưa kết thúc năm. Nhưng mức lãi này liệu có phản ánh đúng năng lực cạnh tranh dài hạn, năng lực gia tăng giá trị cổ phiếu và sự phát triển ổn định của các ngân hàng này về lâu dài hay không thì cần phải xem xét lại. Và ngay cả con số lợi nhuận “chót vót” mà các ngân hàng đưa ra cũng còn nhiều nghi vấn. Nhất là trong năm 2007, môi trường hoạt động không thuận lợi, nhiều biện pháp can thiệp làm bóp chết thị trường của ngân hàng nhà nước như tăng dự

trữ bắt buộc, giảm cho vay chứng khoán, chính sách tỷ giá, chi phí cao do mở rộng nhiều chi nhánh, thị trường chứng khoán xuống dốc, lạm phát tăng cao… nhưng kết quảđạt được của các ngân hàng cổ phần cũng vẫn rất cao. Vì vậy lại càng không thể

nhìn vào những kết quả đó để đánh giá năng lực cạnh tranh dài hạn của một ngân hàng. Tình hình đó đòi hỏi các ngân hàng phải nhanh chóng xây dựng chiến lược

cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tếđể có thể tạo được niềm tin trong công chúng.

Chiến lược xuất phát từ các cạnh tranh trên thương trường. Việc xây dựng chiến lược dựa trên cơ sở phân tích hiện trạng và xác định vị thế cạnh tranh của ngân hàng. Qua các phân tích về quá trình phát triển và hiện trạng hoạt động ở các phần trên, một vấn đề chúng ta có thể thảo luận là, phải chăng đã đến lúc phải xác

định lại sứ mạng (mission) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung, và trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Xác định lại bởi ai? Bởi chính các cổđông và các nhà quản trị ngân hàng.

Trải qua một thời gian khá dài, do những đặc điểm nội tại của nền kinh tế

Việt Nam, đểđáp ứng nhu cầu nguồn vốn luôn luôn khan hiếm, lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đã trở nên quá hấp dẫn các nhà đầu tư, vì theo một nếp nghĩ cũ, nhà kinh doanh tiền tệ hầu như chỉ nắm chắc phần thắng trong tay. Sứ mạng, nhiệm vụ của một ngân hàng thương mại cổ phần hầu như chỉ xoay quanh chức năng truyền thống của nó là một trung gian tài chính, là huy động để cho vay. Thậm chí, không thể bỏ

qua những trường hợp mà các cổđông đầu tư vào ngân hàng cổ phần chỉ nhằm mục

đích phục vụ cho nhu cầu của chính mình, hay của các công ty gia đình. Góp vốn cổ

phần vào ngân hàng để ngân hàng cho vay lại chính ta: cung cách làm ăn đó đã cho chúng ta những bài học cay đắng qua những vụ Ngân hàng Việt Hoa, Ngân hàng Nam Đô. Những ngân hàng đã bị xóa sổ, những ngân hàng thường xuyên có vấn đề

là những ngân hàng đã phạm vào một điều có tính cấm kỵ của các công ty cổ phần: sự can thiệp, và mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và quyền điều hành. Ở ta, vấn đề

không chỉ dừng lại ở việc can thiệp, mà đôi lúc, nặng nề hơn, đó là sự thao túng. Những thành công, và cả những thất bại trong thời gian vừa qua của các ngân hàng đã diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam liên tục đạt được những thành quảđáng khích lệ. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp của các ngân hàng cổ phần trong tiến trình đó. Phía trước chúng ta là vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, là các thỏa thuận song phương, là những việc phải làm hậu WTO. Các cải cách, tái

cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam là một tất yếu khách quan để nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững hơn. Viễn cảnh chung của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ như thế nào? Xu hướng cổ phần hóa các ngân hàng thương mại nhà nước phải chăng sẽ xóa nhòa dần sự phân biệt giữa hai hệ thống các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần. Hệ thống các ngân hàng thương mại trong nước trong tương lai phải chăng sẽ là sự hiện diện của đa số các ngân hàng thương mại cổ phần, bên cạnh một số ít các ngân hàng chính sách xã hội và chính sách kinh tế phục vụ cho chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Sứ mạng của các ngân hàng cổ phần phải đặt trong bối cảnh đó. Không phải chỉ là trung gian tài chính, không phải chỉ là nơi cung cấp những dịch vụ thanh toán, những dịch vụ tài chính đa dạng… cho giới sản xuất kinh doanh, cho quảng đại công chúng, các ngân hàng thương mại còn phải thể hiện rõ vai trò của mình trong những vấn đề mang tính “đại sự quốc gia” hơn nữa, đó là một trong những kênh nguồn vốn quan trọng phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tếđất nước, trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sứ mạng vô cùng quan trọng đó cũng không thể tách rời vai trò trung gian của các ngân hàng thương mại trong việc thực thi các chính sách tiền tệ quốc gia.

Sứ mạng đó đòi hỏi các ngân hàng ngay từ bây giờ phải xác định lại các giá trị cốt lõi mà mình phải theo đuổi như là định hướng phát triển của mình. Các định hướng đó bao gồm:

- Thứ nhất, xây dựng niềm tin cho công chúng sẽ là khối giá trị đầu tiên đối với các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung và trên địa bàn TP. HCM nói riêng, do hoàn cảnh lịch sử, qua nhiều giai đoạn khác nhau, đã ít nhiều gây cho công chúng cái ấn tượng về cái “mong manh”, “bất ổn” của những gì gắn với khái niệm tiền tệ, ngân hàng. Giải tỏa được áp lực “lòng tin” đó, cánh cửa sẽ mở

rộng và rộng hơn cho những nguồn vốn khổng lồ vẫn còn đâu đó ngoài vòng kiểm soát của các ngân hàng.

- Giá trị lòng tin trong lĩnh vực tài chính ngân hàng lại phụ thuộc vào tính ổn

định và độ rủi ro. Làm sao một ngân hàng cổ phần có thể hoạt động ổn định trong tình trạng bộ máy quản lý luôn mâu thuẫn, lục đục cùng với sự can thiệp thao túng của các cổđông vào công việc hàng ngày của ban giám đốc. Rủi ro có thểước định ra sao trong tình trạng khó kiểm soát của vấn đề mâu thuẫn giữa quyền sở hữu và quyền quản lý (vấn đề chi phí đại diện – lý thuyết agency)? Do đó, giá trị đại chúng là khối giá trị thứ haiđối với các ngân hàng cổ phần. Đại chúng ở đây hàm ý cánh cửa đầu tư vào ngân hàng cổ phần phải ngày càng rộng mở cho các nhà đầu tư. Tính chất cổ phần phải được thể hiện thực sự đối với các ngân hàng cổ phần. Phải thực thi và phân định rõ ràng ranh giới giữa quyền sở hữu các cổđông và quyền quản lý của ban điều hành. Tại sao chúng ta có thể mạnh dạn bán 5-10% cổ phần cho một nhà đầu tư nước ngoài (có thể vì mức lợi vốn cao hay được tiếp nhận hỗ trợ kỹ

thuật), nhưng chúng ta lại khá e dè nếu một cổđông trong nước ngỏ ý mua lại số cổ

phần đó? Hay chính vì nỗi lo chịu sự chia sẻ quyền lực luôn là cái ám ảnh đối với triết lý và văn hóa hùn hạp kiểu “phương Đông” của chúng ta?

- Một giá trị cốt lõi nữa là những giá trị vượt trội được xây dựng bằng những lợi thế cạnh tranh của chính các ngân hàng thương mại cổ phần. Cạnh tranh có nghĩa là cung ứng cho khách hàng các giá trị gia tăng vượt trội hơn so với các lực lượng cạnh tranh của mình. Các giá trị lòng tin, các giá trị đại chúng cũng sẽ có những liên hệ hỗ tương đối với việc xây dựng các giá trị cạnh tranh vượt trội đó. Chất lượng, sự đa dạng hóa, khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ, quản lý cung cách phục vụ… là những vấn đề mà các ngân hàng cổ phần luôn cần phải quan tâm và xem như những giải pháp, những sách lược chủ yếu trong việc hướng tới mục tiêu chiến lược là trở thành nhóm các ngân hàng có thị phần quan trọng tại thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam trong những năm sắp tới.

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)