Nghĩa của việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 74)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1 nghĩa của việc hoàn thiện các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt

hoạt động kinh doanh ngoại hối của các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM

- Các chuyên gia tài chính dựđoán, rủi ro về tỷ giá đang lớn dần khi VN hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Bên cạnh những lợi thế như mở rộng môi trường kinh doanh, nắm bắt nhiều cơ hội phát triển thì các DN sẽ phải đối mặt với những rủi ro trong hoạt động thanh toán khi có sự góp mặt ngày càng lớn của những ngoại tệ mạnh, không chỉ tập trung ở đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều dự báo đưa ra rằng sự “bảo hộ” của ngân hàng nhà nước trong tương lai sẽ dần nới lỏng. Khi mà biên

độ tỷ giá VND/USD càng nới rộng, rủi ro sẽ càng lớn. Đó là chưa kể, tỷ giá một

đồng tiền này so với đồng tiền của một quốc gia khác chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, như các chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ, tương quan kinh tế giữa quốc gia này và quốc gia khác và các chỉ số kinh tế.

- Theo nhận định của các ngân hàng, đây là thời điểm các DN cần tính đến những giải pháp phòng ngừa rủi ro về tỷ giá. Hầu hết các ngân hàng đều đã cung cấp sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho DN XNK như: sản phẩm ngoại hối và công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro mua ngoại tệ giao ngay; thực hiện hợp đồng mua/bán kỳ hạn, hợp đồng mua quyền chọn bán/quyền chọn mua. Mặc dù các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá này chưa được hoàn thiện nhưng một phần là do sự

thờ ơ của các doanh nghiệp, vì vậy trong thời gian tới khi các doanh nghiệp quan tâm tới các sản phẩm này hơn thì việc hoàn thiện các sản phẩm này là cần thiết đối với ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố nói riêng.

- Mặt khác đối với bản thân các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, dưới áp lực tăng vốn điều lệ sắp tới mà cụ thể là sử dụng nguồn vốn tăng thêm như thế nào cho có hiệu quả khi mà thị phần các sản phẩm truyền thống như huy động và cho vay đang bị thu hẹp dần, đòi hỏi các ngân hàng phải chú ý phát triển các mảng kinh doanh khác mà một trong những mảng kinh

doanh quan trọng đem lại lợi nhuận cao đó là hoạt động kinh doanh ngoại hối. Muốn như vậy, ngoài việc tập trung hoàn thiện các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ

giá cung cấp cho khách hàng, các ngân hàng rất cần thiết phải hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của mình nhằm tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra nhất là hoạt động kinh doanh tự doanh và đầu cơ kiếm chênh lệch tỷ giá.

3.2.2. Các giải pháp đối với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. HCM

3.2.2.1. Những giải pháp mang tính tổng thể:

- Đi đầu và chủ động phân tích xem sự Hội nhập kinh tế khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối trong tương lai. Từđó chủđộng thay đổi nhận thức về sự tác động của rủi ro ngoại hối đến khách hàng và ngân hàng. Có như vậy, ngân hàng thương mại mới có thể

tuyên truyền và tạo ra sự thay đổi nhận thức về rủi ro ngoại hối cho khách hàng của mình, để từ đó, kích thích nhu cầu sử dụng các giải pháp phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho họ.

- Toàn ngành ngân hàng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc quảng bá, phát triển và tung các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá ra thị trường. Một số ngân hàng

đã sớm nhận thức và đi đầu trong việc cung cấp các sản phẩm này như Eximbank, ACB cần tiếp tục phát huy, đồng thời phối hợp với những ngân hàng thương mại cổ

phần khác để mở rộng việc cung cấp các sản phẩm này thông qua các hợp đồng liên kết giới thiệu, làm đại lý tiêu thụ sản phẩm và trao đổi kinh nghiệm phát triển sản phẩm. Những nỗ lực này sẽ góp phần làm cho toàn ngành ngân hàng có tiếng nói chung và đồng bộ trong việc tạo ra nhận thức về sản phẩm cho doanh nghiệp. Đối với những ngân hàng chưa cung cấp các sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá, thời gian tới cần chú trọng hơn trong việc đầu tư nguồn lực cho việc nghiên cứu các sản phẩm này để hòa nhập cùng với các ngân hàng thương mại khác sao cho bất cứ lúc nào, nơi nào khi cần thiết đều có thể đáp ứng nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho

doanh nghiệp. Làm được điều này sẽ góp phần gia tăng hiệu quả quảng bá và tạo nhận thức về sản phẩm cho doanh nghiệp.

- Nâng cao trang thiết bị kỹ thuật kinh doanh ngoại hối hiện đại, thiết lập các phần mềm quản lý rủi ro tỷ giá.Trang thiết bị kỹ thuật là một công cụ rất quan trọng tạo cho người quản lý có đầy đủ các thông tin chính xác về rủi ro tỷ giá trong hoạt

động của mình. Trong kinh doanh ngoại tệ các ngân hàng đã dùng các phần mềm như Reuters, Bloomberg, hệ thống môi giới yết giá điện tử EBS (Electronics Brokerage System), hệ thống MIDAS - phần mềm chuyên dụng cho bộ phận Back Office.

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối và có chính sách

đãi ngộ hợp lý. Việc đào tạo cán bộ kinh doanh ngoại hối có chuyên môn sâu sẽ góp phần lớn vào việc thành bại trong kinh doanh ngoại hối. Việc đào tạo cán bộ kinh doanh ngoại tệ cần đáp ứng được yêu cầu về trình độ nghiệp vụ kinh doanh cao, nghiên cứu thị trường chặt chẽ, đòi hỏi tính năng động nhạy bén, có khả năng phân tích đánh giá xu hướng biến động của thị trường trong nước cũng như quốc tế. Kinh doanh ngoại hối là một công việc căng thẳng, đòi hỏi sức làm việc cao, bền bỉ. Việc kiếm ra lợi nhuận cho ngân hàng khi các đối tác trên thị trường quốc tế là những đối tác có tiềm lực, kinh nghiệm, chuyên môn cao là một công việc không hềđơn giản. Các ngân hàng thương mại cổ phần cần có chính sách khen thưởng đối với các cán bộ kinh doanh giỏi, mức thưởng cần được quy định gắn liền với mức lợi nhuận đạt

được trong từng kỳ nhằm khuyến khích các cán bộ kinh doanh ngoại hối phát huy hết khả năng của mình và tinh thần trách nhiệm trong công việc kinh doanh.

3.2.2.2. Những giải pháp cụ thể đối với từng ngân hàng thương mại cổ phần:

- Cần Xây dựng định hướng phát triển dài hạn từ 5-10 năm cho ngân hàng nói chung và hoạt động kinh doanh ngoại hối nói riêng.

- Thực hiện tái cấu trúc hoạt động Kinh doanh Ngân quỹ nói chung và hoạt

ngoại hối được thực hiện một cách khoa học, rút kinh nghiệm từ quá trình tái cấu trúc của các ngân hàng khác đã từng thực hiện.

Một quy tắc cơ bản nhất trước khi đi vào những giải pháp cụ thể để phòng ngừa rủi ro tỷ giá là tổ chức hoạt động kinh doanh ngoại tệ sao cho hợp lý.

Thông thường, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại tệ thường có 3 phòng liên quan mật thiết đến hoạt động này đó là:

+ Phòng kinh doanh (Dealing Room): đây chính là bộ phận Front Office. Tại

đây, các nhà kinh doanh trực tiếp tham gia mua bán trên Interbank, nghĩa là họ phải đối mặt với thị trường, đối thủ cạnh tranh… Đây cũng là nơi thể hiện năng lực, trình độ và sự thành công hay thất bại của từng Dealer nói riêng và của ngân hàng nói chung.

+ Đặc điểm của Phòng kinh doanh là luôn có cuộc giao ban vào đầu giờ mỗi ngày làm việc để xem xét những biến động của thị trường qua đêm, đọc các bản tin liên quan về các thị trường mở cửa sớm hơn, thảo luận về diễn biến thị trường và các đồng tiền liên quan, thảo luận về nội dung kế hoạch trong ngày. Phòng kinh doanh phải kiểm soát được một cách chắc chắn trạng thái trường hay đoản của từng đồng tiền tại bất cứ thời điểm nào, cũng như

phương án thoát ra khỏi từng trạng thái là như thế nào. Cán bộ kinh doanh phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về lãi lỗ trong hoạt động của mình và bảo đảm rằng hoạt động của mình luôn nằm trong giới hạn quản lý rủi ro cho phép hay có thê kiểm soát được.

+ Phòng thanh toán (Back Office): Đây là phòng có chức năng độc lập, không nhất thiết phải được ngay cạnh phòng kinh doanh; có nhiệm vụ xác nhận giao dịch, thực hiện thanh toán, đối chiếu số dư, sao kê tài khoản…

+ Phòng quản lý rủi ro (Middle Office): Có nhiệm vụ kiểm tra theo dõi, giám sát các hạn mức mà mỗi nhà kinh doanh được phép sử dụng, tránh không để

cán bộ kinh doanh vượt ra ngoài khuôn khổ thẩm quyền và quá mạo hiểm trong kinh doanh, nhất là nghiệp vụ tự doanh.

- Cần có sự phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận với nhau trong nỗ lực chung cho việc phát triển và tung sản phẩm phòng ngừa rủi ro tỷ giá ra thị trường. Trước tiên, ngân hàng cần xác định rõ yêu cầu và nhiệm vụ của từng phòng ban liên quan. Thông thường, để có thể thành công trong việc đưa các sản phẩm này ra thị

trường, trong một ngân hàng thương mại cổ phần cần có sự phối hợp hành động trực tiếp của Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới (R&D), Phòng tiếp thị, Phòng kinh doanh ngoại hối, Phòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng, và sự hỗ trợ gián tiếp của tất cả các phòng ban khác, đặc biệt là của Phòng tín dụng, Phòng thanh toán quốc tế, Phòng giao dịch, Phòng công nghệ thông tin và Phòng kế toán.

- Sử dụng hiệu quả công cụ lệnh:

Một phương pháp khác, nhà kinh doanh có thể đưa ra các lệnh rằng, nếu có những thay đổi nhất định trên thị trường phù hợp với các lệnh đã được đưa ra trước

đó, thì giao dịch được tự động thực hiện. Trong mỗi lệnh, phải nói rõ giá cả, các thông sốđể trên cơ sởđó một giao dịch có thể thực hiện. Các lệnh đó là:

+ Limit order: Tại tỷ giá đã được xác định, lệnh được tiến hành thực hiện. Đôi khi, chỉ một phần của lệnh có thểđược thực hiện tại mức tỷ giá đã xác định. Như vậy, lệnh này phải phân biệt ở chỗ rằng, giao dịch có thểđược thực hiện từng phần hay phải thực hiện toàn bộ lệnh tại cùng một thời điểm.

+ At – the – market order: Giao dịch phải được thực hiện ngay lập tức theo tỷ

giá tốt nhất hiện hành có sẵn trên thị trường.

+ Stop – loss order: Nhà kinh doanh có thểđang ở trạng thái trường hay đoản

đối với một đồng tiền nào đó, muốn giới hạn các khoản lỗ tiềm tàng. Bản chất của lệnh này là nhằm phòng ngừa rủi ro lớn có thể xảy ra. Lệnh stop – loss order chưa được thực hiện chừng nào tỷ giá trên thị trường chưa biến

có thể là mức tỷ giá tiếp theo đã vượt ra ngoài giới hạn cho phép. Hơn nữa, nếu tại mức tỷ giá tiếp theo mà lệnh vẫn chưa được thực hiện hoàn toàn, thì có thể áp các mức tỷ giá xảy ra tiếp theo.

+ Take – profit order: Nhà kinh doanh có thể đang ở trạng thái trường hay

đoản đối với một đồng tiền nào đó, muốn thoát khỏi trạng thái ngoại hối này khi đạt được một mức lãi nhất định. Tương tự như lệnh Stop – loss order, Take – profit order được thiết kế, khi thị trường biến động đến một mức độ

nhất định nào đó, thì lệnh được thực hiện.

+ Open or good – until – canceled orders: Những lệnh này luôn có hiệu lực cho đến khi được thực hiện thì mới thôi, hoặc là bị hủy bỏ bởi chính người ra lệnh.

+ Good – until – specified – time orders: Các lệnh này sẽ tựđộng hết hạn, nếu như không được thực hiện cho đến một thời điểm nhất định nào đó.

+ Day/night orders: Những lệnh ban ngày (day orders) có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm đó đóng cửa. Những lệnh ban đêm (night orders) có hiệu lực cho đến khi ngày giao dịch hôm sau mở cửa.

+ Fill or kill orders: Thường là các lệnh có hiệu lực trong thời gian rất ngắn. Hơn nữa, các lệnh cho phép thực hiện toàn bộ hay bất cứ phần nào của lệnh. Phần còn lại chưa được thực hiện trong thời gian hiệu lực của lệnh tự động hết hạn.

+ Any – part orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, bất cứ phần nào của lệnh nếu có thể thực hiện được thì tiến hành thực hiện. Phần còn lại chưa thực hiện vẫn có hiệu lực cho đến khi nào thực hiện xong thì thôi,hoặc là được hủy bỏ

bởi chính người ra lệnh.

+ All – or – none orders: Tại mức tỷ giá đã xác định, hoặc là toàn bộ lệnh được thực hiện, hoặc là không một phần nào được thực hiện cả.

+ Either/or orders: Loại lệnh này liên quan đến hai lệnh, nếu một lệnh đã được thực hiện, thì lệnh kia sẽ tự động bị hủy bỏ. Ví dụ, nhà kinh doanh có thể

thiết lập đồng thời hai lệnh là “Take – profit và Stop – loss order”. Nếu lệnh “Take – profit order” của nhà kinh doanh được thực hiện, thì lệnh thứ hai là “Stop – loss order” sẽ tựđộng bị hủy và ngược lại.

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng các giao dịch phái sinh:

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của ngân hàng thương mại, các giao dịch phái sinh thường được sử dụng để cung cấp dịch vụ phòng ngừa tổn thất ngoại hối cho khách hàng. Bao gồm các loại giao dịch sau:

+ Giao dịch kỳ hạn + Giao dịch hoán đổi + Giao dịch giao sau + Giao dịch quyền chọn

- Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại hối bằng công cụ hạn mức:

Hạn mức (position limits) là giới hạn trạng thái ngoại tệ tối đa và giới hạn lỗ

tối đa mà mỗi tổ chức, cá nhân kinh doanh ngoại tệđược phép thực hiện. Tùy theo kinh nghiệm, trình độ, mục đích kinh doanh, năng lực tài chính và trang thiết bị mà hạn mức giữa các tổ chức, giữa các Dealer là không giống nhau. Việc quản lý hạn mức kinh doanh tại một ngân hàng thương mại có thể căn cứ theo một số tiêu chí như sau:

a) Hạn mức chung cho cả phòng kinh doanh, trên cơ sở đó phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh cụ thể. Nguyên tắc phân bổ hạn mức cho từng nhà kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm thâm niên và năng lực kinh doanh trên Forex. Những nhà kinh doanh chuyên nghiệp, có thâm niên, đã gặt hái được nhiều thành công thường là những nhà kinh doanh chính được giao hạn mức cao hơn rất nhiều so với những “tân binh”. Hơn nữa những nhà kinh doanh chính còn được giao

nhiệm vụ “trông nom và dìu dắt” các tân binh. Kết quả kinh doanh của các “tân binh” có liên quan đến trách nhiệm của những nhà kinh doanh chính.

b) Hạn mức theo các đồng tiền kinh doanh: Ngoài việc quy định tổng hạn mức chung , đối với những tổ chức và cá nhân kinh doanh liên quan đến nhiều đồng tiền, thì việc quy định hạn mức kinh doanh đối với mỗi đồng tiền là cần thiết. Những

đồng tiền ít biến động thì hạn mức có thể cao, những đồng tiền biến động mạnh thì hạn mức thấp.

c) Hạn mức cho các loại nghiệp vụ cụ thể, ví dụ hạn mức giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, tương lai và quyền chọn.

Các NHTMCP cần quy định các hạn mức hợp lý đối với các giao dịch viên.

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)