Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 50 - 54)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.3.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Ngay cả các ngân hàng có lợi nhuận cao từ kinh doanh ngoại hối như ACB, EXIM, Sacombank thì lợi nhuận từ vàng vẫn là chủ yếu. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là không đáng kể.

Có thể liệt kê ra một số nguyên nhân sau:

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại cổ

phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh vẫn chủ yếu chỉ là phục vụ nhu cầu thanh toán quốc tế của khách hàng. Và chính vì vậy doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào doanh số của thanh toán quốc tế. Nền kinh tế càng phát triển, càng nhiều doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu thì doanh số thanh toán quốc tế càng tăng và doanh số kinh doanh ngoại tệ cũng tăng tương

ứng

Bng (2.6). Doanh số mua bán ngoại tệ của một số ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM qua các năm

Đơn vị tính: triệu đô

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

ACB 3.756 7.712 8.994

EXIMBANK 6.400 8.877 10.000

Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng

Thứ hai, hiện nay rất ít ngân hàng xây dựng mảng kinh doanh tự doanh. Các sản phẩm kinh doanh ngoại hối dành cho khách hàng nhìn chung cũng rất nghèo nàn. Nguyên nhân chính theo nhiều chuyên gia nhận định là do những ràng buộc khắc khe của ngân hàng nhà nước về ngoại tệ. Hiện nay nhà nước chỉ cho phép cá nhân mua ngoại tệ nếu có nhu cầu thanh toán thực sự. Các hình thức mua ngoại tệ

khác đều bị nghiêm cấm kể cả hình thức mua ngoại tệ biên (margin).

Thứ ba, tỷ giá USD/VND luôn được nhà nước bảo đảm duy trì tốc độ mất giá 1% đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không còn phải quan tâm làm gì đến vấn

quan tâm nhiều đến biến động tỷ giá vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Đối tượng tham gia thị trường hạn chế mà đối tượng này còn không quan tâm đến biến động ngoại tệ chính là nguyên nhân làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng không phát triển được.

Theo khảo sát thì đa số ý kiến đều đồng tình với quan điểm khó khăn cho việc phát triển thị trường ngoại tệở Việt Nam hiện nay là những hạn chế về pháp lý và sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước làm cho giá ngoại tệ ít biến động. Giá ngoại tệ ít biến động ở đây được hiểu là giá USD/VND, là tỷ giá được nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn có thói quen giao dịch với

đối tác nước ngoài bằng USD. Thời báo Kinh tế Sài Gòn ngày 27-12-2007 có đoạn viết: “Tại sao các doanh nghiệp “thích” đô la Mỹ? Ít nhất có ba lý do: thứ nhất, tỷ

giá USD/VND dễ theo dõi vì chúng được niêm yết khắp mọi nơi. Không chỉ có ngân hàng mà siêu thị, nhà hàng, tiệm vàng… đâu đâu cũng có thể nhìn thấy tỷ giá này, trong khi tỷ giá các đồng tiền khác thậm chí không phải ngân hàng nào cũng niêm yết. Thứ hai, nhiều doanh nghiệp chưa có giám đốc tài chính (CFO) để tính toán nên sử dụng các đồng tiền ra sao nhằm tránh rủi ro mà còn có thể “kiếm thêm”. Thứ ba, và có lẽ là yếu tố quan trọng nhất, đó là các doanh nghiệp được Nhà nước “bảo hộ” nên ỷ lại. Bảo hộở đây có nghĩa là Nhà nước đã không cho doanh nghiệp một quyền chọn bán đô la Mỹ khi mà Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hàng năm đề

ra chỉ tiêu và cố gắng duy trì tốc độ mất giá 1% của tiền đồng so với đô la Mỹ. Doanh nghiệp thuê CFO làm gì để trả lương cao cho phí, cũng chẳng cần mua bảo hiểm chi cho tốn tiền. Nói nghe khó hiểu nhưng ví dụ, một doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang Úc sẽ mang về 200.000 đô la Mỹ sáu tháng tới. Doanh nghiệp chẳng cần phải tính xem ngay từ bây giờ nên làm gì với số tiền sắp nhận được mà cứđợi đến khi có tiền, lúc đó bán đi lấy tiền đồng cũng chưa muộn, vì biết chắc 200.000 đô la Mỹ kia sáu tháng sau sẽ đổi được nhiều tiền đồng hơn bây giờ. Nếu không có 1% bảo hiểm của NHNN, thì doanh nghiệp sẽ chạy tới ngân hàng mua ngay một hợp

chẳng hạn. Nếu không làm thế, tỷ giá sáu tháng sau không phải 16.000 mà chỉ còn 15.500 thì chết”.

Tuy nhiên, quan điểm này sẽ phải thay đổi nhất là từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Bằng chứng là năm qua, đồng USD dư thừa và giảm giá mạnh. Khác với những năm trước đây, trong năm 2007, mục tiêu duy trì mức giảm giá tiền đồng một vài phần trăm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu trở nên khó khăn hơn khi mà lượng ngoại tệ chảy vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ do sự bùng nổ của thị

trường chứng khoán và các dòng vốn khác được khai thông tốt hơn. Đứng trước áp lực đó, trong năm 2007, nhà nước đã có đưa ra một số biện pháp can thiệp vào thị

trường. Cụ thể, NHNN đã có quyết định số 2554/QĐ-NHNN ngày 02/01/2007 thay thế Quyết định số 679/2003/QĐ-NHNN ngày 01/07/2003 về việc nới rộng biên độ

tỷ giá giao dịch giữa ngoại tệ USD so với VND từ mức +/- 0,25% lên mức +/- 0,5% so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch. Quyết định này nhắm tới thả nổi VND trong tương lai và mở đường cho VND giảm giá thêm so với USD. Tuy nhiên thực tế là ngay sau khi quyết định này

được ban hành, VND không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng giá so với USD gây bất lợi cho xuất khẩu. Giá giao dịch thậm chí xuống đến quanh mức 16.000. Với tình hình đó, cộng với việc mong muốn gia tăng dự trữ ngoại hối cho quốc gia, NHNN đã tung tiền đồng để mua một lượng lớn ngoại tệ, nhờ vậy mà trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2007, đồng đôla đã tăng trở lại lên trên mức 16.100 thậm chí thời điểm cao nhất cuối tháng 8 lên đến 16.310. Mặc dù vậy, việc gia tăng ngoại tệ cho dự trữ quốc gia tuy là điều cần thiết, việc bơm thêm một lượng lớn tiền đồng vào nền kinh tế làm áp lực lạm phát gia tăng. Chỉ số

giá tiêu dùng (CPI) được Tổng cục thống kê vừa công bố cho thấy, CPI tháng 12 đã tăng đến 2,91%, đưa CPI năm 2007 ở mức hai chữ số lên đến 12,63%. Đây sẽ là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm qua. Cho dù với việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 5% lên 10% để rút bớt tiền trong lưu thông, tăng cường sử dụng các công cụ thị trường mở, phát hành trái phiếu thì cũng không làm thay đổi được tình hình. Lạm phát phi mã và đồng USD dư thừa trên thị trường, tỷ giá USD/VND trên thị

trường liên tục rớt từ mức cao 16.310 xuống đến 15.985 và NHNN không dám bỏ

tiền đồng ra để mua USD nữa. Trong khi đó đồng USD lại càng lúc càng trở nên kém hấp dẫn khi lãi suất USD liên tục giảm và lãi suất VND lại có dấu hiệu tăng cao. Thực chất đâu là điều bất ổn?

Trong kinh tế học, có ba yếu tố được gọi là bộ ba bất khả thi (impossible trinity) bao gồm: (1) tỷ giá hối đoái; (2) dòng vốn vào và ra; (3) lạm phát. Ba yếu tố

này luôn có quan hệ mật thiết với nhau nhưng không thể đồng thời được đảm bảo. Nghĩa là muốn thực thi hai yếu tố thì phải hy sinh yếu tố còn lại. Dựa vào việc vận hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam trong năm 2007, có vẻ như cơ quan điều hành chính sách tiền tệđang cố chứng minh tính khả thi của bộ ba này. Dòng vốn ra vào tương đối tự do, lạm phát vẫn được khống chế và tỷ giá thì ổn định. Đó có vẻ như là

điều bất ổn. Và thực tế đã cho thấy điều đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế

hoạch và đầu tư) năm 2007 nguồn vốn FDI thu hút được là 20,3 tỷ USD tăng tới 67,93% so với năm 2006 và vượt 53% kế hoạch. Lạm phát ở mức hai chữ số

12,63%. Lạm phát cao khiến ngân hàng nhà nước không dám mua USD tiếp tục (mua ít nhất 9 tỷ USD trong tám tháng đầu năm), thế là USD giảm giá so với tiền

đồng. Nhận thấy chỉ tiêu mất giá 1% không còn đạt được nữa, gần đây NHNN điều chỉnh chỉ tiêu này xuống một nửa, tức còn 0,5% đồng thời nới rộng biên độ tỷ giá lên mức 0,75%. Cuối cùng, NHNN mất cả chì lẫn chài, tiền đồng tăng giá và lạm phát tăng cao.

Tình hình trên cho thấy sắp tới tỷ giá sẽ còn có những biến động khó lường hơn trước và các doanh nghiệp cần làm quen với môi trường đầy biến động khi đất nước mở cửa. Việc quản trị “rổ tiền tệ” của mình như thế nào đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia tích cực hơn vào thị trường ngoại hối. Điều đó hứa hẹn hoạt

động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)