5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
2.1.4.1 Ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập mớ i
(i) Trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng:
Bao gồm ba ngân hàng là Sài Gòn Công Thương ngân hàng, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Cổ phần Phát triển Nhà. Việc cho ra đời các ngân hàng cổ phần trước khi có Pháp lệnh Ngân hàng chính là sự thể nghiệm của chính sách đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới chuyển tiếp sang kinh tế thị trường, lạm phát còn ở
mức cao, môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định, hệ thống các tổ chức tín dụng ở
nước ta đứng trước các thử thách nghiêm trọng, hệ thống HTXTD bị phá sản. Ba ngân hàng thử nghiệm trên vẫn vượt qua cơn sóng gió đó và có những bước trưởng thành đáng kể cho đến ngày nay.
(ii) Sau khi có Pháp lệnh:
Bao gồm ba ngân hàng: Á Châu, Đông Á, Phương Đông và mới đây (2003) là Ngân hàng Việt Á. Các ngân hàng này đã “thừa hưởng” kinh nghiệm của các tổ
chức tín dụng trước đó, đặc biệt là Ngân hàng Á Châu và Ngân hàng Đông Á, được sinh ra trong một môi trường vừa được “khử trùng” nên không chịu ảnh hưởng của các cơn bão táp tín dụng. Thực tế đó đã chứng tỏ sức phát triển mạnh mẽ của hai ngân hàng này cho đến nay, được xem như là các ngân hàng “tốp trên” của hệ thống các ngân hàng cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.1.4.2 Các ngân hàng thương mại cổ phần hình thành từ việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng:
Thuộc dạng này có 12 ngân hàng cổ phần, chiếm đại đa số các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố Hồ Chí Minh. Đó là các ngân hàng: Nam Á, Đại Nam, Mê Kông, Nam Đô, Việt Hoa, Quế Đô, Phương Nam, Đệ Nhất, Gia Định, Tân Việt, Sài Gòn Thương Tín, Nông thôn An Bình… Chi tiết cụ thểở Bảng (2.1) sau đây:
Bảng (2.1). Nguồn gốc thành lập của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần thành phố Hồ Chí Minh.
STT TÊN NGÂN HÀNG NGUỒN GỐC THÀNH LẬP 1
2 3
Ngân hàng Sài Gòn Công Thương Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam Ngân hàng Phát triển nhà
Thành lập trước khi có Pháp lệnh ngân hàng
4 5 6
Ngân hàng Đông Á Ngân hàng Á Châu Ngân hàng Phương Đông
Thành lập mới 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Ngân hàng Nam Á Ngân hàng Mê kông Ngân hàng Nam Đô Ngân hàng Việt Hoa
Ngân hàng QuếĐô Ngân hàng Phương Nam Ngân hàng Đệ Nhất Ngân hàng Gia Định Ngân hàng Tân Việt
Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín
Ngân hàng Đại Nam
Ngân hàng nông thôn An Bình
Điều chỉnh hay hợp nhất từ các HTXTD An Đông + Tân Định + Thị Nghè Bến Nghé Chợ Thiếc Tân Thành + Phùng Hưng + Hưng Đạo + Phù Đổng + P.9 Quận 5 HTXTD Phong Phú (quận 8) HTXTD Hùng Vương HTXTD Quận 5 HTXTD Bạch Đằng + Kỹ Thương HTXTD Phù Đổng + Thống Nhất HTXTD Lữ Gia + An Bình + Trung tâm tín dụng đầu tư Gò Vấp.
HTXTD Hòa Hưng và Trung tâm
Đầu tư tín dụng quận 3
HTXTD An Bình huyện Bình Chánh
(Nguồn: Ngân hàng TMCP TP. HCM Nhìn lại một chặng đường-NXB ĐH Quốc gia TP. HCM)
Quá trình hình thành các ngân hàng cổ phần như trên, tuy có mặt tích cực nhằm giải quyết các hậu quả cũ, nhưng do giải pháp tình thế, nên có những nhược
điểm nhất định. Vốn điều lệ của các ngân hàng khá thấp, trong đó có 7 ngân hàng có vốn điều lệ không phù hợp, hiệu quả hoạt động trong thời kỳđầu thành lập nhìn chung là không cao. Những tồn tại, thiếu sót về nhiều mặt là tất yếu. Trong quá trình phát triển, chúng ta đã chứng kiến những cuộc đào thải nhất định như Ngân hàng Việt Hoa, Ngân hàng Nam Đô, Mê Kông, Đại Nam. Nhưng nhìn chung, thì các ngân hàng thương mại cổ phần đã có những đóng góp tích cực trong quá trình
đổi mới hoạt động của ngân hàng, là phương tiện để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh kinh doanh giữa các ngân hàng để nâng cao chất lượng dịch vụ và kỹ thuật nghiệp vụ. Cùng với sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng thành phố, các ngân hàng thương mại cổ phần mà đi đầu phải nói là các Ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank… đã gây những ấn tượng tốt cho khách hàng về việc phát triển các dịch vụ thanh toán đa năng như thẻ tín dụng, các dịch vụ e-banking, home- banking, các sản phẩm phái sinh như quyền chọn (option). Các hình thức tín dụng cũng phong phú hơn, đáp ứng nhu cầu rộng rãi cho các đối tượng đa dạng, từ nhu cầu sản xuất kinh doanh đến nhu cầu sinh hoạt, học tập. Hình thức huy động vốn cũng phong phú hơn, với nhiều chính sách khuyến mãi, chăm sóc khách hàng. Cung cách phục vụ khách hàng ngày càng hiện đại, văn minh.
2.2 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM HIỆN NAY ĐỊA BÀN TP. HCM HIỆN NAY
2.2.1 Đặc điểm tình hình chung của hệ thống:
Tính đến ngày 31/12/2007, mạng lưới hoạt động và vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng (2.2). Thống kê vốn và mạng lưới các ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM đến thời điểm 31/12/2007. Đơn vị tính: tỷđồng MẠNG LƯỚI STT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ VỐN ĐIỀU LỆ SGD CN PGD
1 Á Châu 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3
2.530 3 50 58
2 An Bình 47 Điện Biên Phủ, Q.1 1.131 - - - 3 Đệ Nhất 715 Trần Hưng Đạo, Q.5 300 - - -
4 Đông Á 130 Phan Đăng Lưu 1.400 1 - - 5 Gia Định 68 Bạch Đằng, Q. Bình
Thạnh
210 - 6 13
6 Nam Á 97 Bis Hàm Nghi, Q.1 575,9 - 15 28 7 Nam Việt 39-41-43 Bến Chương Dương, Q.1 500 - - - 8 Phát triển nhà TP. HCM 33-39 Pasteur, Q.1 500 - 11 11
9 Phương Đông 45 Lê Duẩn, Q.1 900 - 17 22 10 Phương Nam 279 Lý Thường Kiệt,
Q.11
1.290 - - -
Q.1 12 Sài Gòn Công
Thương
2C Phó Đức Chính, Q.1 689 - 31 18
13 Sài Gòn Thương Tín 278 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3
4.449 2 57 125
14 Thái Bình Dương 340 Hoàng Văn Thụ, Q. Tân Bình 553 - 5 5 15 Việt Á 115-121 Nguyễn Công Trứ, Q.1 500 - 11 18 16 Việt Hoa 203 Phùng Hưng, Q.5 72,9 - - - 17 Xuất Nhập Khẩu 7 Lê Thị Hồng Gấm, Q.1 1.870 1 27 36 ( Nguồn: http://www.sbv.gov.vn )
2.2.2 Sơ lược về tình hình hoạt động:
Theo Nghị định của chính phủ số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, chậm nhất vào ngày 31/12/2008 mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại cổ phần tối thiểu phải là 1.000 tỷ đồng và chậm nhất 31/12/2010 phải là 3.000 tỷ đồng. Vì vậy mà trong năm qua, có thể thấy một hiện tượng là các ngân hàng đều thực hiện các biện pháp tăng vốn ào ạt đặc biệt là những ngân hàng thương mại cổ phần “tốp trên” (ACB, Sacombank, Đông Á và Eximbank theo nhận định của các chuyên gia trong quá trình phỏng vấn). Hai năm qua, thị trường chứng khoán Việt Nam sôi động hơn trước cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã giúp cho quá trình tăng vốn của các ngân hàng trở nên dễ dàng hơn. Tới thời điểm 31/12/2007, đã có 6 ngân hàng cán đích 1.000 tỷ, đặc biệt ngân hàng Sacombank đã cán đích 3.000 tỷ. So với các năm trước đây thì tình hình vốn điều lệ
của các ngân hàng thương mại cổ phần đã khả quan hơn rất nhiều. Cuối năm 2004, vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 28% so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại thì đến cuối năm 2007 tỷ lệ này là 57% trong đó hệ thống ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM đã chiếm 30%. Mức vốn điều lệ bình quân của các ngân hàng TMCP chỉ đạt 185 tỷ đồng vào cuối năm 2003 và 252 tỷ đồng vào cuối năm 2004 thì cuối năm 2007 là 1000 tỷđồng, riêng vốn điều lệ bình quân của ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM là 1.100 tỷ đồng. Mặc dù mức bình quân đạt yêu cầu nhưng mức độ không đồng đều. Tính đến ngày 31/12/2007, số
ngân hàng có vốn điều lệ trên 1.000 tỷ có 6 ngân hàng, 11 ngân hàng còn lại có mức vốn điều lệ dưới 1.000 tỷ, vẫn còn 3 ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 300 tỷ trở
xuống. Điều đó cho thấy việc tăng vốn không phải thuận lợi với tất cả các ngân hàng. Cần phải nói là trong việc tăng vốn của các ngân hàng đã có sự tham gia vốn của các cổ đông nước ngoài, với mức khống chế hiện nay là 30% vốn điều lệ như
ACB, Sacombank, Eximbank, Phương Nam, Phương Đông. Việc tiếp cận nguồn vốn từ các cổđông nước ngoài của các ngân hàng khác vẫn là một vấn đề, do những
đòi hỏi gắt gao của phía góp vốn, đa phần là các định chế tài chính quốc tế. Mặt khác,việc liên minh chiến lược với các cổ đông nước ngoài góp phần làm cho cổ
phiếu của ngân hàng có giá hơn trên thị trường, và việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu tăng vốn cũng dễ dàng hơn. Điều đó giải thích cho sự không đồng đều trong quá trình tăng vốn vừa qua của các ngân hàng.
Theo khảo sát thực hiện trên 50 nhân viên ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM trong đó có 2 giám đốc Hội sở, 4 trưởng chi nhánh và 4 trưởng phòng hội sở, hầu hết đều cho rằng việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng không phải đều thuận lợi. Khi được hỏi về các khó khăn trong việc tăng vốn của các ngân hàng thương mại, kết quả khảo sát như sau:
Bảng (2.3). Khảo sát về nguyên nhân gây khó khăn trong việc tăng vốn
Nguyên nhân Tỷ lệ
Khó tìm được cổđông chiến lược 52%
Những e ngại về việc chia sẻ quyền lực của các cổđông mới 38% Trong khi đó một cuộc khảo sát của một nhóm tác giả nghiên cứu trong một cuốn sách vào năm 2005 thì 32% số phiếu trả lời là do khó có cổđông lớn và 74% số phiếu cho rằng do những e ngại trong việc chia sẻ quyền lực. Điều đó cho thấy rằng quan niệm đã thay đổi. Nhưng cũng phải nhìn nhận một thực tế là vấn đề “cổ đông chiến lược” là một vấn đề cần phải bàn thêm. Không phải ngân hàng nào cũng có quá trình hợp tác với cổ đông chiến lược một cách bài bản và chuyên nghiệp. Vấn đề sử dụng chiêu bài cổđông chiến lược như là một chiêu bài marketing để đẩy giá cổ phiếu cũng là một thực trạng đáng được xem xét. “Trong không ít trường hợp hiện nay, đối tác chiến lược trở thành một tấm khăn voan trùm lên những phi vụ
mua bán cổ phần, nơi mà bên mua mua được cổ phiếu với giá rẻ hơn giá thị trường, bên bán cũng nhờ đó khuếch trương được nhãn hiệu. Người ta sử dụng việc ký kết mua bán ấy làm tiếp thị. Thậm chí có công ty còn lợi dụng danh tiếng của bên mua
để đẩy giá cổ phiếu. Đối tác chiến lược đang là mốt mà nhiều doanh nghiệp niêm yết, hoặc chuẩn bị niêm yết ráng thực hiện bằng được.” (Trích Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 10-01-2008).
Ước tính đến hết tháng 12/2007, tình hình huy động vốn và dư nợ cho vay của các khối ngân hàng trên địa bàn thành phố như sau:
Bảng (2.4). Thị phần huy động và cho vay của các ngân hàng trên địa bàn TP. HCM tính đến hết năm 2007
Khối Ngân hàng Thị phần (%) Dư nợ cho vay (%)
Ngân hàng thương mại cổ phần 46,50 45,93 Ngân hàng thương mại nhà nước 35,00 29,39 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 15,85 19,02
Ngân hàng liên doanh 2,48 2,90
Các tổ chức tín dụng khác 0,17 2,76
Tổng số vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần tại thành phố đạt 204.411 tỷđồng, chiếm hơn 46% tổng thị phần huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn; trong khi đó vốn của các ngân hàng thương mại Nhà nước cách đây 4 năm còn chiếm trên 50% thị phần thì nay chỉ còn chiếm 35,09%. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước đây thường chỉ chiếm 12-13% thì đến nay chiếm 15,85%. Các ngân hàng liên doanh chỉ chiếm 2,48%; còn lại là các công ty tài chính và quỹ tín dụng nhân dân. Thị phần huy động vốn trong năm 2007 của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng lên có nguyên nhân hàng đầu là lãi suất và chính sách khuyến mãi hấp dẫn hơn, mạng lưới được mở rộng, hoạt động quảng bá thương hiệu được triển khai hiệu quả. Đặc biệt là uy tín, lòng tin của người dân, của khách hàng đối với khối ngân hàng này tăng lên.
Dư nợ cho vay của các ngân hàng thương mại cổ phần ở thành phố đạt 159.354 tỷđồng, chiếm 45,93% tổng thị phần cho vay trên địa bàn. Trong khi đó thị
phần của các ngân hàng thương mại nhà nước chỉ chiếm 29,39%. Thị phần của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng tăng mạnh, từ tỷ lệ 12% - 14% các năm trước
đây, đến nay tăng lên 19,02%. Các ngân hàng liên doanh chiếm tỷ trọng 2,90%, tỷ
mại cổ phần mới chuyển từ nông thôn lên thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, như An Bình, có tốc độ tăng trưởng tín dụng tới 400 - 800% so với năm trước. Thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng mạnh trong năm 2007 là do cùng với lợi thế đã phân tích ở phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần, thì sự năng động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, linh hoạt trong cho vay, đa dạng hoạt động tín dụng tiêu dùng,
đổi mới quản trị điều hành tín dụng,... cũng là những nguyên nhân quan trọng. Trong khi đó các ngân hàng thương mại Nhà nước thì kém linh hoạt, bị khống chế
tăng trưởng dư nợ, một số chi nhánh có nợ xấu cao tập trung cho nâng cao chất lượng tín dụng, cơ chế tiền lương và thu nhập không có tính chất khuyến khích cho vay... đang làm cho khối ngân hàng này dường như "bị hụt hơi" trong cạnh tranh trên thị trường tín dụng. Bên cạnh đó thì môi trường đầu tư ở Tp.HCM và khu vực lân cận ngày càng hấp dẫn, các nhà đầu tư đến đây ngày càng đông, ... đã thúc đẩy các chi nhánh ngân hàng nước ngoài mở rộng cho vay.
Cũng tính đến hết tháng 12/2007, các ngân hàng trên địa bàn có tổng số 917 chi nhánh, phòng giao dịch và điểm giao dịch, thì riêng các ngân hàng thương mại cổ phần có 515 chi nhánh và phòng giao dịch, chiếm tới 56,2%. Các ngân hàng thương mại Nhà nước chỉ có 331 chi nhánh và phòng giao dịch. Trong năm 2007, một số ngân hàng thương mại nhà nước không mở thêm được chi nhánh nào, còn phòng giao dịch thì cũng rất hiếm được thành lập.
Không chỉ chiếm thị phần lớn về cạnh tranh trong lĩnh vực huy động vốn, cho vay, mở rộng mạng lưới, khối ngân hàng thương mại cổ phần còn chiếm thị
phần lớn về hiệu quả kinh doanh, tức là tổng lợi nhuận trước thuế trong toàn khối ngân hàng. Kết quảđó do nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là do mở rộng và đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, như dịch vụ thẻ, kiều hối, thanh toán, chuyển tiền, kinh doanh vàng,....
Thứ hai là do đa dạng hoá danh mục tài sản có, đa dạng hoá danh mục đầu tư, tăng tỷ trọng đầu tư vào giấy tờ có giá, đầu tư chứng khoán, đầu tư mua cổ phần