THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 56 - 67)

5. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

2.4 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ PHÒNG NGỪA RỦI RO TỶ

TỶ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI CỦA CÁC NHTMCP TRÊN ĐỊA BÀN TP. HCM

2.4.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

Như trên đã nói, giao dịch ngoại tệ của hầu hết các ngân hàng hiện nay chủ

yếu là phục vụ khách hàng nên trước hết chúng ta hãy nói về các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng. Thị trường giao dịch ngoại tệ

kỳ hạn và hoán đổi chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành “Quy chế hoạt động giao dịch hối đoái” kèm theo Quyết định số

17/1998/QĐ-NHNN7 ngày 10/01/1998. Theo quy chế này giao dịch hối đoái kỳ hạn là giao dịch trong đó hai bên cam kết sẽ mua, bán với nhau một số lượng ngoại tệ

theo một mức giá xác định và việc thanh toán sẽ được thực hiện trong tương lai. Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường này là các doanh nghiệp (các tổ chức kinh tế) có nguồn thu hoặc nhu cầu ngoại tệ hợp pháp có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, lãi suất và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về tỷ

giá và kinh doanh sinh lời. Quy chế này cũng xác định tỷ giá kỳ hạn là tỷ giá giao dịch do ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư phát triển yết giá hoặc do hai bên tham gia giao dịch tính toán và thỏa thuận với nhau, nhưng phải bảo đảm trong biên

độ quy định giới hạn tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Lúc mới cho phép giao dịch, chỉ có 28 ngân hàng thương mại

được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngoại hối kỳ hạn và hoán đổi, trong đó có 21 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 7 ngân hàng thương mại Việt Nam (4 NHTM quốc doanh và 3 NHTM cổ phần).

Tiếp đó, NHNN ban hành quyết định số 679/2002/QĐ-NHNN ngày 1/7/2002 về một số quy định liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo quyết định này, các tổ chức tín dụng chỉ được thực hiện giao dịch kỳ hạn, hoán đổi theo kỳ hạn tối thiểu là 7 ngày, tối đa là 180 ngày kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch đối với tất cả các loại giao dịch ngoại tệ. Riêng đối với giao dịch giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ, mức tỷ giá áp dụng cho từng kỳ hạn tối đa không vượt quá mức trần của tỷ giá giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng giao dịch cộng với tỷ lệ % gia tăng cho phép quy định cho bốn kỳ hạn cụ thể là: từ 7-30 ngày (0,5%); từ 31-60 ngày (1,2%); từ 61-90 ngày (1,5%); từ 91-180 ngày (2,5%). Đối với các giao dịch liên quan đến các ngoại tệ khác, tỷ giá kỳ hạn, hoán đổi do Tổng Giám đốc các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ xác định.

Trên cơ sở các quy định pháp lý nói trên, thị trường ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi

ở Việt Nam đã từng bước phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm tình trạng căng thẳng ngoại tệ trên thị trường giao ngay, tạo thêm công cụ để các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đồng thời giúp thị trường ngoại hối Việt Nam từng bước làm quen với các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ mới của thị trường quốc tế. Tuy nhiên, sau bốn năm ra đời và đi vào hoạt động, thị trường ngoại tệ kỳ

hạn, hoán đổi ở Việt Nam đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như doanh số giao dịch còn nhỏ, mức phổ biến chỉ tương đương khoảng 4-6% doanh số giao dịch giao ngay; các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn (7-60 ngày); cơ cấu giao dịch bất hợp lý, bán ngoại tệ là chủ yếu, doanh số bán thường gấp 3-6 lần doanh số

mua, đối tượng giao dịch tập trung nhiều vào khối các Ngân hàng nước ngoài. Hạn chế này một mặt bắt nguồn từ yếu tố khách quan là phần đông thị trường chưa quen tâm lý cần phải sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá do xuất phát từ thực tế

tỷ giá giao ngay USD/VND quá ổn định. Vì vậy các doanh nghiệp không có nhu cầu sử dụng giao dịch kỳ hạn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, dẫn tới doanh số bán ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng cho khách hàng thấp. Đồng thời do dự đoán mức biến động tỷ giá giao ngay thường rất ít và bán ngoại tệ kỳ hạn cho khách hàng luôn có lãi nên các ngân hàng thương mại khi bán ngoại tệ kỳ hạn cho khách hàng cũng không cần lo mua kỳ hạn đối ứng để phòng ngừa rủi ro, vì vậy doanh số mua ngoại tệ kỳ hạn của ngân hàng cũng dừng ở mức thấp. Bên cạnh đó, việc giới hạn thời hạn giao dịch từ 7-180 ngày đối với tất cả các loại giao dịch dù là giữa VND với ngoại tệ hay giữa các ngoại tệ với nhau chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp và cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế. Đa số doanh nghiệp có xu hướng muốn thực hiện những kỳ hạn ngắn hơn (3 ngày) và dài hơn (1 năm) để đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại thương cũng như vay trả nợ. Biện pháp giới hạn trần tỷ giá kỳ hạn theo cách truyền thống là phân đoạn từng kỳ hạn và áp dụng một mức trần chung cho mỗi đoạn kỳ hạn theo tính toán chủ quan của ngân hàng nhà nước trong điều kiện lãi suất vẫn còn đang bị kiểm soát đang ngày càng tỏ ra kém linh hoạt và không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại.Với thực tế là cơ chế quản lý

lãi suất đã được thả nổi, lãi suất tín dụng do NHTM với khách hàng tự thỏa thuận và biến động hàng ngày thì việc giới hạn một cách cứng nhắc các mức trần kỳ hạn nói trên nhiều khi gây tác động tiêu cực.

Nắm bắt được đòi hỏi cấp thiết này của thị trường, nhằm khắc phục những bất cập nói trên, tạo thuận lợi hơn nữa cho việc phát triển và mở rộng thị trường ngoại tệ hoán đổi, kỳ hạn, ngày 28/05/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số

679/2002/QĐ-NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các tổ chức tín dụng

được phép kinh doanh ngoại tệ. Theo quyết định mới này, giới hạn về thời hạn giao dịch được dỡ bỏđối với giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theo thông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7-180 ngày như trước đây lên mức 3-365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ. Tỷ

giá kỳ hạn giữa VND và USD không còn bị khống chế bằng việc quy định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn trên cơ sở tỷ lệ % gia tăng so với trần tỷ giá giao ngay như trước đây nữa, mà cho phép tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp tự do xác định và thỏa thuận trong phạm vi mức giá kỳ hạn được tính theo thông lệ quốc tế, trên cơ sở chênh lệch lãi suất hình thành giữa hai mức lãi suất hiện hành của hai

đồng tiền giao dịch là VND và USD. Hai mức lãi suất được lựa chọn ở đây không phải là các mức lãi suất cụ thểđang áp dụng ở các NHTM vì chúng sẽ rất khác nhau giữa các ngân hàng và đa dạng về kỳ hạn trong phạm vi một ngân hàng, vì vậy được quy định thống nhất là mức lãi suất cơ bản bình quân năm của VND và lãi suất bình quân năm do Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố. Công thức và cách tính toán

điểm kỳ hạn cụ thể theo thông lệ quốc tế cũng được NHNN hướng dẫn chi tiết trong bản phụ lục đính kèm Quyết định này.

Trải qua quá trình phát triển từ khi bắt đầu hình thành năm 1998, đến nay hầu hết các ngân hàng thương mại lớn bao gồm cả các ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh và chi nhánh ngân hàng thương mại nước ngoài đều có kinh doanh các giao dịch kỳ hạn và hoán đổi.

Năm 2002, được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu (Eximbank) đã thí điểm đưa ra giao dịch quyền chọn các loại ngoại tệ mạnh như EUR, AUD, SGD so với USD. Sau sự thí điểm thành công này, các ngân hàng thương mại khác cũng xin phép Ngân hàng Nhà nước cho giao dịch quyền chọn. Đến nay giao dịch quyền chọn không chỉ mở rộng ra nhiều ngân hàng tham gia giao dịch mà còn mở rộng sang giao dịch quyền chọn ngoại tệ-tiền đồng. Theo quyết định số 1452/QĐ-NHNN ngày 10/11/2004, tất cả các ngân hàng thương mại đều được thực hiện option nhưng chỉ là giữa ngoại tệ-ngoại tệđể đảm bảo tính an toàn trong giao dịch (do có khả năng thực hiện giao dịch đối ứng phòng ngừa rủi ro với nước ngoài). Còn đối với option ngoại tệ-tiền đồng thì các ngân hàng chỉ được thực hiện thí điểm nếu được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước. Tháng 04 năm 2005, Ngân hàng ACB lần đầu tiên giới thiệu option ngoại tệ-tiền đồng. Thời hạn của giao dịch từ 3 ngày đến tối đa 365 ngày. Quy mô tối thiểu đối với USD/VND là 10.000 USD và đối với ngoại tệ khác là 50.000 USD hoặc tương

đương. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ giá thực hiện (giá Strike) trong hợp đồng quyền chọn USD/VND không vượt quá tỷ giá kỳ hạn USD/VND cùng thời hạn.

Việc mở rộng giao dịch option đem lại một hy vọng mới về sự khởi sắc của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên qua thực tế áp dụng, các ngân hàng cho biết rất ít khách hàng sử dụng công cụ phái sinh này. Doanh nghiệp đã được Nhà nước bảo hiểm tỷ giá rồi thì mua thêm bảo hiểm của ngân hàng chi nữa. Còn đối với ngân hàng, việc đưa ra các sản phẩm phái sinh đôi khi cũng chỉ để cho có với người ta. Dealer của các ngân hàng rất rành nghiệp vụ kinh doanh này nhưng đôi khi hội

đồng quản trị nghe trình bày thấy phức tạp quá nên thôi, cái gì đơn giản thì làm. Ví dụ, ngân hàng bán một quyền chọn bán 300.000 đô la Mỹ kỳ hạn sáu tháng cho một doanh nghiệp và quyền chọn mua 200.000 đô la Mỹ cho một doanh nghiệp khác. Để đơn giản, hiện nay các ngân hàng mang các hợp đồng này tái ký hết cho nước ngoài

để hưởng chênh lệch. Nếu làm bài bản, ngân hàng sẽ tìm cách khớp 200.000 đô la Mỹ của hai hợp đồng kia với nhau, còn lại bao nhiêu mới tái ký. Phí của một hợp

đồng quyền chọn giả sử là 0,05% trên giá trị hợp đồng thì các ngân hàng chỉ được hưởng chừng 0,025%, tức một nửa, nếu tái ký hết.

Hiện tại, trong tổng số 17 ngân hàng TMCP trên địa bàn TP. HCM thì chỉ có ACB và Eximbank là thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kỳ hạn, hoán đổi và option. Các ngân hàng còn lại thường chỉ có nghiệp vụ kỳ hạn là nghiệp vụ có cơ chế vận hành tương đối đơn giản, cá biệt vẫn còn một số ngân hàng thậm chí còn chưa có nghiệp vụ này.

Như trên đã nói, một ngân hàng tích cực trong kinh doanh ngoại hối thường tổ chức hệ thống kinh doanh thành 3 bộ phận front-middle-back và xây dựng quy chế kinh doanh có hạn mức rõ ràng đồng thời cũng xây dựng được đội ngũ nhân viên kinh doanh giỏi về nghiệp vụ, có kiến thức và sử dụng thành thạo các công cụ

phòng ngừa rủi ro. Tuy nhiên hiện nay rất ít ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố làm được như vậy nhất là những ngân hàng không nằm trong “tốp trên”. Trong số các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố thì ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) là ngân hàng đi đầu trong kinh doanh ngoại hối bao gồm việc tổ

chức hoạt động của phòng kinh doanh ngoại hối theo mô hình chuẩn và cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tỷ giá cho khách hàng. Nhờ lợi thế đã thực hiện ISO và có một đội ngũ cán bộ kinh doanh ngoại hối có trình độ, ngay từ trước khi thực hiện tái cấu trúc Khối Ngân quỹ, ACB đã xây dựng quy chế kinh doanh ngoại tệ trong đó quy định rõ các hạn mức kinh doanh và các quy trình nghiệp vụ liên quan ở mức độ

cơ bản nhất. Thực hiện tái cấu trúc Khối Ngân quỹ vào cuối năm 2005 và đầu năm 2006, ACB đã hoàn thiện hệ thống kinh doanh ngoại hối bao gồm nội quy khối ngân quỹ, quy chế và các quy trình nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối. Đồng thời tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn. Nhờ vậy đã tạo cơ sở để ngân hàng mạnh dạn kinh doanh và áp dụng các giải pháp quản lý rủi ro tỷ giá, cung cấp các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng như kỳ hạn, quyền chọn ngoại tệ - ngoại tệ và quyền chọn ngoại tệ - tiền đồng. ACB cũng dựđịnh đưa ra sản phẩm ngoại tệ biên (margin), một hình thức mua bán ngoại tệ gần giống với future (giao sau), chỉ chờ sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, cũng

giống như hầu hết các ngân hàng khác, các sản phẩm ngoại hối này vẫn còn hạn chế

và chỉ được tập trung tại Hội sở. Còn tại chi nhánh, việc giải thích và bán sản phẩm ngoại hối cho khách hàng được các Teller kiêm nhiệm, thiếu một đội ngũ bán (sales) sản phẩm ngoại hối chuyên nghiệp. Điều này dẫn tói hai suy nghĩ: thứ nhất, doanh số và sự kỳ vọng vào lợi nhuận đem lại từ các sản phẩm ngoại hối là không nhiều nên ngân hàng không muốn thêm chi phí để tuyển nhân viên làm công viêc bán sản phẩm ngoại hối chuyên nghiệp và các sản phẩm ngoại hối có lẽ chủ yếu chỉ

là để đa dạng sản phẩm của ngân hàng, mang tính chất quảng cáo tiếp thị là chủ

yếu; thứ hai, vì các Teller phải kiêm nhiệm công việc bán, hướng dẫn, giải thích về

sản phẩm cho khách hàng nên bản thân họ không “mặn mà” với các sản phẩm ngoại hối. Cả hai điều này đều ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại hối và các sản phẩm ngoại hối.

Mặc dù vậy những gì mà ACB làm được đã là rất tích cực trong thời điểm mà Việt Nam chỉ vừa mới bước vào giai đoạn hội nhập thật sự với nền kinh tế thế

giới. Có thể lúc này những gì ACB làm chưa đem lại lợi nhuận ngay nhưng nó là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ACB so với các đối thủ trên thị trường, khi mà áp lực tăng vốn, áp lực tự do hóa thị trường tài chính và nhất là khi ngân hàng Nhà nước

đã có những tín hiệu cho một chếđộ tỷ giá linh hoạt hơn.

2.4.2 Hoạt động kinh doanh vàng:

Cách đây 7-8 năm, khi mà số lượng các tổ chức tín dụng tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vàng còn hạn chế, trên địa bàn TP. HCM chỉ có các ngân hàng ACB, Sacombank, Eximbank và Tổng công ty vàng bạc đá quý Việt Nam (sau giải thể và chuyển giao cho Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam). Khi đó các ngân hàng TMCP chủ yếu là nhập khẩu vàng về, gia công và bán ra thị

trường và vì vậy rủi ro tỷ giá xuất hiện trong quá trình từ khi đặt lệnh nhập hàng về đến khi nhận hàng, gia công ra thành phẩm và bán ra thị trường. Nếu thời điểm bán ra giá vàng tăng so với thời điểm đặt lệnh nhập vàng thì ngân hàng có lời và ngược lại ngân hàng sẽ lỗ. Và giải pháp của các ngân hàng đưa ra khi đó là sử dụng công

cụ hợp đồng vàng kỳ hạn (forward) để phòng ngừa rủi ro này với cơ chế tương đối phức tạp. Cụ thể khi giá vàng thế giới thấp hơn giá thế giới (sau khi đã cộng hết các

Một phần của tài liệu 46 Sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối của các Ngân hàng Thương mại cổ phần trên địa bàn TP.HCM (Trang 56 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)