Kiến nghị với Hội Sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa (Trang 80)

7. Kết cấu nội dung

3.4. Kiến nghị với Hội Sở Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

3.4.1, Về chi phí Marketing

Một thực trạng tồn tại đó là sự chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động Marketing giữa Hội sở chính với chi nhánh. Chính sự chồng chéo này đôi khi không những làm giảm đáng kể hiệu quả của các hoạt động Marketing thẻ của ngân hàng mà còn có sự phản tác dụng không mong muốn.

Vì chi phí của Ngân hàng cho hoạt động Marketing phải nằm trong giới hạn chi phí tiếp thị do Bộ tài chính quy định, mà thực tế tỷ lệ này là quá thấp so với thông lệ quốc tế. Trong khi đó hoạt động chi quảng cáo của Ngân hàng vẫn còn mang tính chất là quan hệ với cơ quan báo chí chứ chưa hoàn toàn vì mục tiêu kinh doanh đạt hiệu quả.

Trên cơ sở học hỏi những kinh nghiệm từ các ngân hàng hiện đại trên thế giới, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến hành hoàn thiện, điều chỉnh phù hợp với hoạt

động Marketing của ngân hàng mình, với nhu cầu mong muốn của khách hàng và tình hình thực tế của nền kinh tế đất nước.

3.4.2, Chuyên viên Marketing ngân hàng

Chúng ta cần phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển hoạt động Marketing thẻ nói riêng. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Ngân hàng có thể liên kết với các trường đại học khối kinh tế đưa nội dung Marketing ngân hàng vào giảng dạy sâu hơn. Cùng với đó, Ngân hàng Ngoại thương có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử cán bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài.

Có thể thấy rằng trong thời gian qua, các Ngân hàng đã rất tích cực trong việc tiến hành các hoạt động Marketing thẻ. Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng,... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các Ngân hàng đạt được những kết quả nhất định và nâng cao hoạt động Marketing thẻ ngân hàng tiến dần đến thông lệ khu vực và quốc tế.

3.4.3, Về khuyến mãi

Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, Ngân hàng Ngoại thương nên đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bậc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương trụ sở mới hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới... Cùng với đó, để thu hút thêm khách hàng, cũng cần cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi làm thẻ...

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình với các ngân hàng khác trong dịch vụ thẻ ngân hàng, một cách an toàn và tối ưu nhất cho khách hàng, bằng cách xây dựng và hoàn thiện Kiosk ngân hàng: Là sự phát triển của dịch vụ ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống ngân hàng phục vụ mình.

Ngoài việc duy trì tốt các ứng dụng hiện tại của hệ thống giao dịch tự động ATM như: vấn tin, xem số dư, rút tiền, rút tiền nhanh, chuyển khoản trong một hệ thống ngân hàng, thanh toán hoá đơn. Có thể triển khai các ứng dụng mới như: chuyển tiền khác sở hữu, giao dịch mua, bán chứng khoán và mua thẻ Internet qua ATM... Và để có thể phát triển một cách bền vững các dịch vụ ngân hàng điện tử này, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần phải hợp tác và chia sẻ thông tin khách hàng các ngân hàng trong nước. Bởi trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng rủi ro là rất cao và cần phải phân tán rủi ro thông qua hình thức hợp tác.

Bên cạnh đó, mức thuế nhập khẩu các vật tư phục vụ cho nghiệp vụ thẻ còn cao, thủ tục đấu thầu mua sắm thiết bị công nghệ phức tạp, ngân hàng chưa có chính sách ưu đãi, khuyến khích để thúc đẩy phát triển dịch vụ thẻ.

3.4.5, Công nghệ thẻ Chip

Trong tiến trình hiện đại hóa ngành ngân hàng tại Việt Nam, các ngân hàng đã và đang đầu tư rất nhiều để áp dụng các công nghệ, giải pháp tiên tiến nhất trên thế giới nhằm mang lại nhiều tiện ích hiện đại hơn tới người dân.

Tối ngày 27 tháng 04 năm 2009, tại Khách sạn Hilton Hà Nội Opera (Hà Nội), Vietcombank đã chính thức công bố lễ khai trương thẻ Chip Vietcombank Mastercard Cội nguồn và Vietcombank Visa theo chuẩn EMV.

Như vậy, cho tới nay Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam phát hành đồng thời hai sản phẩm thẻ mang thương hiệu Visa và Mastercard theo chuẩn EMV, Sản phẩm thẻ chip của Vietcombank được tích hợp thành sản phẩm thẻ chip đa dụng với các tính năng OTP (Onetime password) và khả năng định danh khách hàng với chữ ký và ảnh của chủ thẻ được lưu trong con chip.

Việc Vietcombank đưa ra sản phẩm thẻ chip theo chuẩn EMV ngày hôm nay không chỉ đơn thuần là việc gắn con chip lên sản phẩm thẻ tín dụng hiện tại của Vietcombank mà còn có ý nghĩa lớn lao trong việc khẳng định cam kết của Vietcombank: Luôn mang đến cho khách hàng những dịch vụ thanh toán tốt nhất và hướng tới các chuẩn mực quốc tế của một Ngân hàng hiện đại.

Trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong các Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam có lịch sử hơn 40 năm xây dựng và phát triển với ưu thế về quy mô hoạt động, số lượng thẻ của NHNT VN phát hành chiếm 51% thị phần cả nước. Vietcombank nên là ngân hàng đầu tàu tiên phong đổi mới thẻ ngân hàng Vietcombank sang sử dụng công nghệ thẻ Chip thay thế cho thẻ từ để đảm bảo độ an toàn cho khách hàng trước rủi ro khi sử dụng thẻ.

Khẳng định phương châm của VCB: “ Ngân hàng hàng đầu vì Việt Nam thịnh vượng”.

3.4.6, Giải pháp dành cho thẻ ATM

Việc dùng thẻ thanh toán hiện nay ở Việt Nam có thể hơi bất tiện nhưng về lâu dài, chắc chắn đây là liệu pháp tốt.

Công nghệ rồi sẽ phát triển, trong một "thế giới phẳng - mở", con người cần năng động hơn và có những giải pháp hữu hiệu hơn. Hệ thống ngân hàng, tài khoản chắc chắn sẽ thay thế tiền mặt.

Theo thống kê thì 80% người Việt Nam cho rằng nên tránh việc vay nợ là tốt nhất. Do đó, giải pháp thẻ ATM của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Ngân hàng hàng đầu của người Việt Nam sẽ làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của người Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế.

Triển khai giải pháp dành cho thẻ ATM khi tích hợp cùng với Chứng minh nhân dân là kế hoạch tiên phong trong tương lai mà Ngân hàng Ngoại thương nên nắm bắt để hội nhập cùng thế giới. Để từ đó, công dân Việt Nam- khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương có thể vay vốn ngắn hạn với thẻ tích hợp này bằng chứng minh mức lương lao động ổn định và Quốc tịch người Việt Nam đã được tích hợp trên thẻ của Vietcombank.

- Trước hết Chính Phủ cần phải có luật về Thương mại công nhận tính pháp lý của các chứng từ điện tử, các hợp đồng kí kết qua mạng, phải có luật về quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ sự riêng tư, bảo vệ khách hàng … để điều chỉnh các giao dịch qua mạng.

- Hạ tầng kĩ thuật Internet phải đủ nhanh, đủ mạnh đảm bảo truyền tải các nội dung bao gồm âm thanh, hình ảnh sống động và trung thực. Một hạ tầng Internet mạnh cho phép giao dịch nhanh, không bị gián đoạn. Chi phí kết nối phải rẻ để lượng người truy cập tham gia ngày một đông.

- Phải có cơ sở thanh toán an toàn bảo mật. Thanh toán điện tử qua thẻ, qua tiền điện tử, thanh toán qua EDC. Làm sao cho mạng lưới Ngân hàng phát triển rộng khắp.

- Xây dựng một khuôn khổ quy định cho các cơ sở kinh doanh tiền điện tử. - Đảm bảo tính bảo mật và khả năng truy cập của các mạng lưới và thông tin. - Phải có hệ thống an toàn bảo đảm cho hệ thống giao dịch , chống xâm nhập trái phép, chống virus, chống thoái thác.

Cuối cùng, sự phát triển của thị trường thẻ Việt Nam trong tiến trình hội nhập Quốc tế rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và sự vào cuộc của Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam để hợp nhất các hệ thống thanh toán trong một mạng thanh toán điện tử thống nhất của Quốc gia, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thị trường thẻ thế giới.

Kết luận chương 3

Đẩy mạnh hoạt động Marketing cho dịch vụ thẻ, Ngân hàng Ngoại thương cần xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên cả về nghiệp vụ ngân hàng và công nghệ thông tin, bảo đảm cho nguồn nhân lực của hệ thống ngân hàng luôn được cập nhật công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để nhanh chóng cập nhật, ứng dụng, phát huy tiến bộ công nghệ ngân hàng, tạo năng lực cạnh tranh cao cho ngân hàng. Trình độ chuyên môn của người quản lý và nhân viên cần phải tương xứng với đặc điểm kỹ thuật và mức độ phức tạp của các ứng dụng ngân hàng điện tử và công nghệ đi kèm.

Trong xu thế phát triển chung hiện nay thì việc thanh toán và thực hiện các giao dịch khác của các cá nhân hay tổ chức với ngân hàng ngày càng nhiều, các ngân hàng ngày càng có vai trò quan trọng hơn đối với nền kinh tế. Theo xu thế không dùng tiền mặt trong thanh toán như hiện nay thì việc chú trọng hơn trong việc phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng tại các ngân hàng hiện nay là không thể thiếu. Do đó, khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ thẻ ngân hàng này ta nên chú ý đến các yếu tố sau:

-Phát triển hệ thống dịch vụ thẻ đa dạng, đa tiện ích được định hướng theo nhu cầu của nền kinh tế trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ đang có, đồng thời tiếp cận nhanh hoạt động ngân hàng hiện đại có hàm lượng công nghệ cao. -Bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng. Không hạn chế quyền tiếp cận của các tổ chức, cá nhân đến thị trường thanh toán thẻ qua dịch vụ ngân hàng điện tử, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu và đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, thủ tục, điều kiện giao dịch được cung ứng các dịch vụ ngân hàng.

-Tăng cường sự liên kết, hợp tác giữa các tổ chức tín dụng, giữa các tổ chức tín dụng với các tổ chức không phải là tổ chức tín dụng trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ, cung ứng dịch vụ ngân hàng mới theo nhu cầu thị trường.

PHẦN KẾT LUẬN

Trong những năm vừa qua, hoạt động ngân hàng nước ta đã có những chuyển biến sâu sắc. Quy mô kinh doanh ngày càng mở rộng cả về số lượng lẫn phạm vi, các loại hình kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Bên cạnh đó, do yếu tố nhận thức của xã hội về thanh toán không dùng tiền mặt chưa được phổ biến nên hầu hết các sản phẩm thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử còn rất mới mẻ và ít được biết đến đối với đa số người dân, đặc biệt là công nhân. Nguyên nhân chính là do sự lơ là trong khâu quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Khách hàng chưa được giới thiệu kỹ càng về các sản phẩm dịch vụ mới và người Việt Nam vẫn còn thói quen sử dụng tiền mặt là chính. Họ chưa có nhu cầu tìm hiểu và sử dụng các dịch vụ tiện ích từ thẻ. Ví dụ như việc giao dịch, chuyển khoản, gửi tiền trong máy ATM chẳng hạn, do thói quen tiêu tiền mặt của người dân của Việt Nam vẫn còn tiềm năng, nên các máy ATM chỉ là nơi trung chuyển tiền lương là chủ yếu. Ngoài ra các dịch vụ và tiện ích tiên tiến của nó vẫn chưa được sử dụng triệt để. Do đó, việc tiếp thị sản phẩm dịch vụ thẻ ngân hàng là rất cần thiết trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Nếu không có Marketing thì ngân hàng sẽ bị trì trệ rất nhiều và dần dần mất tính cạnh tranh trên thị trường. Đối với các nước phát triển, Marketing ngân hàng là một lĩnh vực không mới nhưng đối với các nước đang phát triển mà đặc biệt là Việt Nam khi hệ thống ngân hàng đang đi vào giai đoạn thực hiện xóa bỏ rào cản thì vẫn còn rất mới. Hơn thế nữa, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thật sự xem xét nghiêm túc vấn đề này. Trong giai đoạn hậu WTO hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng không chỉ còn ở lãi suất, chất lượng dịch vụ mà thương hiệu ngân hàng cũng là một yếu tố sống còn không kém phần quan trọng.

Đặc biệt trong xu thế thanh toán không dùng tiền mặt và sự cạnh tranh về dịch vụ thẻ ngân hàng cũng như thương hiệu đang là vấn đề cần được quan tâm. Do đó, Ngân hàng Ngoại Thương cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động Marketing dịch vụ thẻ, cần thay đổi quan điểm Marketing từ định hướng bán hàng sang định hướng khách hàng, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, tích cực tổ chức tuyên truyền giới thiệu về thẻ và các tiện ích của nó, làm cho thẻ tiếp cận được với từng người dân và thực sự trở thành một phần tất yếu của cuộc sống.

Do vậy, việc đẩy mạnh hoạt động marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Biên Hòa là thật sự cần thiết để từng bước nâng cao uy tín và tên tuổi của Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Biên Hòa nói riêng và hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói chung trên thị trường tài chính quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



Tiếng việt:

[1] Chỉ thị số 1097/NHNN-PHKQ của Thống đốc NHNN về việc cơ cấu các loại tiền tại máy ATM.

[2] Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam, “Báo cáo tình hình hoạt động thẻ 2007”, 2008 [3] Hiệp hội thẻ ngân hàng Việt Nam, “Tổng kết 10 năm thị trường thẻ”, 2006 [4] Nguyễn Minh Kiều, PGS.TS, “Nghiệp vụ ngân hàng”, NXB Tài chính, 2008. [5] Nguyễn Văn Tiến, PGS.TS, “Cẩm nang thanh toán quốc tế bằng L/C”,

NXB Văn hóa dân tộc, 2007.

[6] NHNT Việt Nam, “Báo cáo tình hình hoạt động thẻ”, lưu hành nội bộ, 2007, 2008 [7] NHNT Việt Nam ,“Tài liệu tập huấn dành cho cán bộ phòng thanh toán thẻ”,

[8] Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.

[9] Quyết định 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Ban hành Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng.

[10] QĐ 371/NHNN ngày 19/10/1999 v/v sửa đổi, bổ sung Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng của Ngân hàng Nhà Nước.

[11] “Tạp chí Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” [177], 4, lưu hành nội bộ, 2008. [12] “Tạp chí Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam” [179], 6, lưu hành nội bộ, 2008.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w