Lợi ích của việc sử dụng thẻ ở tầm vi mô

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa (Trang 34)

7. Kết cấu nội dung

1.6.2, Lợi ích của việc sử dụng thẻ ở tầm vi mô

- Dịch vụ thanh toán thẻ đảm bảo sự tiện lợi, nhanh chóng, chính xác, an toàn, bảo mật cho khách hàng khi sử dụng.

- Ngoài ra, chủ thẻ lại có thể dùng thẻ để chi tiêu rộng rãi như tiền mặt. Đó là thanh toán các khoản chi tiêu thường xuyên (tiền điện, nước, điện thoại…), đáp ứng nhu cầu cho các gia đình có con em đi học xa hay du học nước ngoài tạo thuận lợi cho thân nhân theo dõi và thanh toán kịp thời các chi phí học tập, ăn ở cho con em mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các ngân hàng thương mại trong hoạt động thanh toán ngày càng cao, đơn giản chỉ bằng một lệnh của chủ thẻ, một giao dịch có thể được thực hiện ngay, không kể thời gian và địa điểm giao dịch. Thậm chí khi mất thẻ, chủ thẻ cũng chưa hẳn mất tiền nếu thông báo kịp thời cho NHPH để phong tỏa tài khoản thẻ.

- Thanh toán bằng thẻ còn giúp chủ thẻ cò thể sử dụng được nguồn tín dụng do NHPH cấp mà không bị tính lãi trong khoản thời gian quy định. Bạn muốn mua sắm một thứ gì đó, nhưng chưa có lương lại ngại vay mượn những người xung quanh, hãy mở tài khoản thẻ tín dụng, nó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề dễ dàng. Khi đến hạn, bạn chỉ cần trả một khoản tiền tối thiểu, khoản còn lại sẽ được miễn phí nếu bạn thanh toán đúng hạn.[7]

- Ngoài ra, chủ thẻ còn được tham gia các dịch vụ toàn cầu và nhận được những dịch vụ mà khách hàng không bao giờ nhận được nếu như sử dụng tiền mặt. Chủ thẻ gọi điện miễn phí cho trung tâm dịch vụ toàn cầu để được tư vấn bằng chính ngôn ngữ của mình khi mất thẻ, thay thế thẻ khẩn cấp, thông báo về điểm rút tiền ATM tại bất cứ đâu trên thế giới. Các NHPH cùng với các tổ chức thẻ thường xuyên cung cấp cho chủ thẻ các dịch vụ bổ trợ, đặc biệt là các chủ thẻ sử dụng thẻ vàng như: trợ giúp thông tin du lịch lữ hành, thông tin tư vấn pháp lý, tư vấn sức khỏe…

- Các công ty khi tham gia dịch vụ thẻ sẽ giảm được các khoản công tác phí, quản lý và kiểm soát hiệu quả chi tiêu của nhân viên đồng thời được cung cấp ngay nguồn vốn ngắn hạn mà không cần thủ tục vay vốn, còn tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc trả lương, đồng thời người hưởng lương không phải lĩnh một khoản lương trọn gói cả tháng mang về để tại nhà, mất an toàn như trước đây.

Với nhiều công dụng và tiện ích, thẻ không những mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội mà, cho chủ thẻ, NHPH, NHTT mà còn đóng góp vào hiệu quả hoạt động của ĐVCNT.

Thứ nhất, khi cơ sở chấp nhận thẻ, sẽ tăng thêm được sự trang trọng, uy tín cho cửa hàng bởi vì được NHPH hay NHTT trang bị các máy móc thiết bị hiện đại và huấn luyện đội ngũ nhân viên để phục vụ việc thanh toán bằng thẻ.

Hơn nữa, để được chọn là điểm chấp nhận thẻ, các đơn vị này phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định do NHPH hay NHTT đề ra, đặc biệt là quy mô, uy tín, hiệu quả kinh doanh. Do vậy, các điểm tiếp nhận thẻ sẽ khẳng định được vị thế của mình với khách hàng.

Thứ hai, các ĐVCNT gia tăng doanh số bán hàng bởi lẽ nhu cầu sử dụng thẻ không ngừng tăng lên, từ những người có thu nhập cao đến lớp bình dân. Việc tiếp nhận thẻ tạo ra sự dễ dàng cho khách hàng và đem lại sự thuận tiện mà họ mong muốn. Đáp lại điều này, khách hàng sẽ mua nhiều hơn và đại lý bán được nhiều hơn. Một thực tế là những người sử dụng thẻ chi tiêu mua sắm nhiều hơn người mang tiền mặt vì họ không bị giới hạn bởi số tiền mặt mang theo trong ví. Họ có thể mua những loại hàng hóa giá trị cao lên đến vài chục triệu với tấm thẻ bên mình. Vì ít ai mang trong ví nhiều tiền đến thế. Kết quả là đại lý sẽ tăng được hạn mức cung cấp hàng hóa, gia tăng doanh số và lợi nhuận.

Khi giao dịch thanh toán bằng thẻ gia tăng, các cơ sở chấp nhận thẻ tránh được hiện tượng khách hàng dùng tiền giả hay vấn đề khách hàng bị mất cắp tiền tại đơn vị mình. Mặt khác thời gian thanh toán giữa đại lý và chủ thẻ được rút ngắn, giảm thiểu tình trạng chậm trả của khách hàng. Cũng như các ngân hàng, đại lý sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian cho việc kiểm đếm, thu giữ tiền mặt và tận dụng thời gian này để làm những việc hữu ích khác, giúp nhà quản trị sử dụng nguồn lực của đơn vị mình hiệu quả hơn.[20]

Thứ ba, các đại lý là được hưởng lợi ích từ chính sách khách hàng của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng thường có chính sách ưu đãi về tín dụng, về dịch vụ thanh toán gắn với hợp đồng chấp nhận thanh toán thẻ như một chính sách khép kín. Tất nhiên các chính sách này chỉ được xem là giải pháp tạm thời để gia tăng số lượng ĐVCNT. Về lâu dài, đây không phải là chiến lược chính yếu của các ngân hàng.

Tóm tắt chương 1

Lịch sử hình thành Marketing đã khẳng định: Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing đã trở thành hoạt động không thể thiếu trong các doanh nghiệp nói chung và trong các NHTM nói riêng.

Trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là sức mạnh đích thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không chiếm lĩnh được thị trường nếu không có quảng cáo. Hiện nay, các NHTM đã tiến hành quảng cáo dưới rất nhiều hình thức như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên các NHTM thường áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút khách hàng. Hoạt động thẻ của ngân hàng phát triển đã mang đến cho ngân hàng một vị thế mới, một diện mạo mới. Ngoài việc xây dựng được hình ảnh thân thiện với từng khách hàng cá nhân, việc triển khai dịch vụ thẻ thành công cũng khẳng định sự tiên tiến về công nghệ của một ngân hàng. Các sản phẩm dịch vụ thẻ với tính chuẩn hóa quốc tế cao là những sản phẩm dịch vụ có khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Chính vì vậy dịch vụ thẻ đã và đang được các NHTM nhìn nhận là một lợi thế cạnh tranh hết sức quan trọng trong cuộc đua nhắm tới thị trường ngân hàng bán lẻ.

Để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động thẻ và tầm quan trọng của thẻ ngân hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt ngày nay, chúng ta sẽ xem xét cụ thể hoạt động marketing và các sản phẩm thẻ tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Biên Hòa.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING THẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM-CHI NHÁNH BIÊN HÒA

2.1. Tình hình thanh toán thẻ ở nước ta trong thời gian qua

Trong vài năm gần đây, thị trường thẻ ngân hàng tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong năm 2007. Nhiều ngân hàng đã phát hành các loại thẻ có độ bảo mật cao và cung cấp nhiều tiện ích đi kèm cho khách hàng sử dụng thẻ. Có thể nói, thẻ ngân hàng đã trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu phục vụ cho các giao dịch bán lẻ. Hiện tỷ trọng thanh toán bằng thẻ hiện chiếm 6% trong tổng số món giao dịch của các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Tốc độ tăng trưởng bình quân của lượng thẻ phát hành ra lưu thông những năm gần đây khoảng 150- 300%/năm. Tính đến tháng 11/2007 lượng thẻ phát hành ra lưu thông là 8.282.793 thẻ, so với 234.677 thẻ của năm 2003 và 3.500.000 thẻ của năm 2006. [29]

Trong tổng các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành, hầu hết là thẻ ghi nợ nội địa (chiếm 93,87%), tiếp theo là thẻ ghi nợ quốc tế (3,65%), thẻ tín dụng quốc tế (2,48%). Được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1:

Bảng tỷ lệ các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành tính đến tháng 11/2007.

Loại thẻ Tỷ lệ

Thẻ ghi nợ nội địa 93.87%

Thẻ ghi nợ quốc tế 3.65%

Thẻ tín dụng quốc tế 2.48%

Tổng 100%

“Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động thẻ 2007” [2]

Biểu đồ tỷ lệ các loại thẻ do các tổ chức phát hành thẻ trong nước phát hành tính đến tháng 11/2007.

Qua biểu đồ cho thấy đặc điểm tiêu dùng của người Việt Nam nói chung, đồng thời cho thấy dịch vụ thẻ đã tạo ra một kênh dẫn vốn quan trọng cho các ngân hàng, vì hầu hết lượng thẻ phát hành đều gắn với tài khoản tiền gửi cá nhân và một số dư tiền gửi nhất định trong đó.

Trong hệ thống ngân hàng hiện nay đã có 30 ngân hàng triển khai phát hành thẻ, với khoảng 130 thương hiệu thẻ khác nhau, trong đó 54% là thương hiệu thẻ nội địa. Theo nguồn tài chính sử dụng thẻ thì 59% là các thương hiệu thẻ ghi nợ, 39% là các thương hiệu thẻ tín dụng và 2% là thương hiệu thẻ trả trước. Các dịch vụ tiện ích đi kèm thẻ bao gồm: rút tiền mặt; chuyển khoản; thanh toán hoá đơn hàng hóa dịch vụ; mua hàng hoá trực tuyến, thấu chi tài khoản, hưởng các ưu đãi về dịch vụ và giảm giá mua hàng tại các điểm liên kết, vấn tin tài khoản và in sao kê, chi lương qua tài khoản, nhận tiền kiều hối, bảo hiểm tai nạn, giao dịch qua kênh ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác. [23]

Các ngân hàng không ngừng đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động thẻ, tính đến tháng 11/2007 bao gồm 4.280 ATM, 22.959 POS, so với 2.500 ATM và 14.000 POS của năm 2006. Bên cạnh đó, nhằm chia sẻ cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động thẻ và tạo thuận lợi cho người sử dụng, các công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời nhằm đón đầu xu thế thanh toán không dùng tiền mặt. Các liên minh thẻ hiện nay bao gồm: [26]

- Công ty Smartlink có 25 thành viên, với 2.056 máy ATM (37%), 17.502 máy POS/EDC (59%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (41%);

- Liên minh thẻ Đông Á có 5 thành viên tham gia đã phát hành 1.766.053 thẻ (15%), với 783 máy ATM (14%), 1682 máy POS/EDC (6%);

- Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Banknetvn với số lượng máy ATM đạt 2654 máy (48%), máy POS/EDC đạt 10.548 máy (35%) và đã phát hành 5.170.229 thẻ (chiếm 35%).

Các liên minh này đã phần nào kết nối hoạt động thẻ của các ngân hàng lại với nhau. Thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2:

Thị phần thẻ và máy ATM, máy POS của 3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn tính đến tháng 11/2007.

Thị phần Smartlink

Liên minh thẻ

Đông Á Banknetvn

Số lượng thẻ phát hành 4,721,946 41% 1,766,053 15% 5,170,229 44%

ATM 2,056 37% 783 14% 2,654 48%

POS 17,502 59% 1,682 6% 10,548 35%

Biểu đồ 2.2: Thị phần thẻ của3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn

Biểu đồ 2.4: Thị phần máy POS của3 liên minh thẻ Smarlink, Đông Á và Banknetvn

Tuy nhiên thị trường thẻ Việt Nam vẫn còn manh mún, có sự khác biệt lớn trong quan điểm của các ngân hàng, giữa các liên minh về lợi ích kinh tế và lợi ích cộng đồng. Phạm vi phát hành và sử dụng thẻ còn hạn chế, mới chủ yếu tập trung ở một số tỉnh, thành phố lớn; đối tượng sử dụng thẻ chủ yếu tập trung vào tầng lớp đang làm việc trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng, cán bộ, công chức làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và mới đây là đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Để tăng cường hiệu quả về chi phí, tạo thuận lợi cho các chủ thẻ trong các giao dịch cá nhân, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt Đề án xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất để kết nối các liên minh thẻ (bắt đầu đưa vào triển khai từ đầu năm 2008). Trong khuôn khổ đề án phát triển các phương tiện và dịch vụ thanh toán phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc đánh giá sơ bộ về thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho chương trình chuyển đổi công nghệ thẻ từ sang thẻ chip theo chuẩn EMV và đang phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế nghiên cứu các kinh nghiệm thực tiễn và yêu cầu về mặt kỹ thuật để xây dựng lộ trình, kế hoạch nâng cấp công nghệ thẻ theo chuẩn EMV.

2.2. Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các nămBảng 2.3:Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm Bảng 2.3:Tình hình phát triển thị trường thẻ ngân hàng qua các năm

Năm Số lượng thẻ phát hành ĐVT: chiếc

Doanh số dùng thẻ tín dụng quốc tế ĐVT: triệu USD

Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế ĐVT: triệu USD 1996 360 130 1997 460 100 1998 4.500 1,2 80 1999 2.500 1,1 70 2000 5.000 1,6 75 2001 15.000 2,5 90 2002 40.000 4,1 150 2003 230.000 40 300 2004 560.000 90 470 2005 1.250.000 130 600 2006 3.500.000 320 900

“Nguồn: Tổng kết 10 năm thị trường thẻ” [3]

Từ năm 1993, thị trường thẻ Ngân hàng Việt Nam mới xuất hiện những sản phẩm thẻ đầu tiên do Vietcombank phát hành. Đến nay, chúng ta đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của thị trường thẻ VN với các sản phẩm ngày càng phong phú đa dạng.

Do điều kiện phát hành đơn giản, dễ sử dụng, phù hợp với thị trường Việt Nam nên hoạt động phát hành thẻ nội địa phát triển mạnh trong thời gian qua. Vietcombank mở đầu với việc phát hành thẻ Connect 24 và triển khai hệ thống VCB – ATM. Ngay lập tức các NH khác cũng đưa ra những sản phẩm thẻ đầu tiên của mình như :

• ATM Gold Card

• ATM S – Card của Incombank

• Thẻ Vạn dặm của NHĐT&PTVN

• Thẻ đa năng của NH Đông Á

• Thẻ Fast Access của NH Kỹ thương

• Sài gon Bank Card của NHTMCP Sài Gòn Công thương

• ACB e-Card, Citimard của ACB

• Vib Values Card của NHTMCP Quốc tế

• ATM Lucky của NH Phương Đông

• ......

Từ chức năng ban đầu của thẻ ATM chỉ cho phép rút tiền từ tài khoản tiền đồng, chuyển khoản, xem số dư, in sao kê, connect 24 đến nay dần được trang bị thêm những tiện ích như rút tiền từ tài khoản USD, thanh toán hàng hóa và dịch vụ tại những đơn vị chấp nhận thẻ, thanh toán tiền điện thoại, tiền nước, phí bảo hiểm, nạp tiền vào tài khoản từ máy ATM...

2.3. Thống kê mốc lịch sử ra đời thẻ Vietcombank

Năm Vietcombank

làm ngân hàng đại lý thanh toán thẻ

1990 Visa

1991 Mastercard

1998 JCB

2001 DinersClub

2003 Amex

2008 China UnionPay (CUP)

Bảng 2.5: Bảng Thống kê năm Vietcombank phát hành thẻ

Năm Loại thẻ phát hành

1996 Vietcombank MasterCard

1997 Vietcombank Visa

2002 Vietcombank Connect 24

2003 Amex

2005 Vietcombank VietnamAirlines American Express

(Bông Sen Vàng)

2006

Vietcombank MTV MasterCard

Vietcombank SG24 Thanh toán thẻ trực tuyến

2007 Vietcombank Connect24 Visa

2.4. Các sản phẩm thẻ của Ngân hàng Ngoại Thương Biên Hòa [28]2.4.1, Vietcombank Connect24 2.4.1, Vietcombank Connect24

Thẻ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam …

Ra đời năm 2002, thẻ Vietcombank Connect24 là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa

đầu tiên được phát hành tại Việt Nam và hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Với nhiều giải thưởng có uy tín như giải thưởng “Sao Vàng Đất Việt”, “Thương hiệu quốc gia”, thẻ Vietcombank Connect24 đã và đang mang lại những thay đổi lớn lao trong thói quen cũng như cách suy nghĩ của một bộ phận không nhỏ công chúng đối với dịch vụ ngân hàng và hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh hoạt động Marketing thẻ tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Biên Hòa (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w