Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban xí nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cao su sao vàng Hà Nội và một vài kiến nghị bước đầu về giải pháp (Trang 28 - 31)

I. Giới thiệu chung về Công ty Cao su sao vàng

4.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban xí nghiệp

Trong bộ máy quản trị của Công ty, giám đốc là ngời có quyền điều hành cao nhất do nhà nớc bổ nhiệm, một mặt chịu trách nhiệm trớc nhà nớc về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời là ngời đứng ra điều hành, chỉ dẫn các hoạt động của Công ty theo định hớng của nhà nớc.

Giúp việc cho giám đốc là ba phó giám đốc phụ trách theo chuyên môn: - Phó giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm trớc giám đốc về mặt kỹ thuật, chất lợng sản phẩm, thay mặt giám đốc điều hành các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật sản xuất.

- Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm trớc giám đốc về lĩnh vực sản xuất, đời sống. Thay mặt giám đốc điều độ kế hoạch sản xuất, bảo đảm sản xuất đúng tiến độ quy hoạch.

- Phó giám đốc kinh doanh: Có chức năng thay mặt giám đốc điều hành về kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, theo dõi các hoạt động cung ứng vật t, tình hình tiêu thụ sản phẩm.

Bộ tham mu đợc chia thành các phòng ban chức năng có chức năng tham mu về các lĩnh vực mình phụ trách:

- Phòng kế hoạch thị trờng: Có chức năng tham mu cho giám đốc về kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, phơng hớng phát triển sản xuất và kế hoạch ngắn hạn, dài hạn, trực tiếp điều độ kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng

ngày giữa các đơn vị, lập kế hoạch hàng quý, hàng năm theo nhu cầu thị trờng. Điều tiết kế hoạch vận chuyển, có kế hoạch cung ứng vật t nhằm đảm bảo kế hoạch sản xuất đã định, cụ thể là đảm bảo cung ứng vật t nhập ngoại và vật t chủ yếu cho các đơn vị sản xuất theo định mức căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xây dựng kế hoạch và chiến lợc tiêu thụ hàng năm.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy lao động sản xuất, quản lý, sử dụng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức thực hiện mọi chính sách đối với ngời lao động, xây dựng kế hoạch lao động và quỹ tiền lơng hàng năm, quy chế hoá các nguyên tắc trả lơng, xác định các đơn giá tiền lơng và định mức lao động.

- Phòng tài vụ: Tham mu cho giám đốc về quản lý nguồn vốn, các số liệu về kế toán tài chính, quyết toán tổng kết (kiểm tra tài sản hàng năm theo định kỳ của nhà nớc). Phòng tài vụ có trách nhiệm báo cáo về tài chính lên các cơ quan cấp trên, nộp ngân sách nhà nớc các khoản theo luật định, kiểm tra về tài chính các hoạt động sản xuất của các đơn vị trong Công ty, hàng quý tổ chức quyết toán, khi cần thiết thì tiến hành thanh tra tài chính đối với đơn vị thành viên, làm thủ tục về thanh lý tài sản, quản lý tiền mặt điều phối giữa các đơn vị giúp bảo toàn phát triển và quay vòng vốn nhanh để không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phòng đối ngoại xuất nhập khẩu: Tham mu cho giám đốc trong lĩnh vực thị trờng (chủ yếu là thị trờng nớc ngoài). Giải quyết các thủ tục trong ký kết hợp đồng kinh tế đối ngoại xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và thành phẩm, các vấn đề có liên quan đến liên doanh, liên kết với các đơn vị nớc ngoài, nghiên cứu nhu cầu thị trờng, tìm và mở rộng thị trờng, giúp ban giám đốc có định h- ớng tốt trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở nớc ngoài.

- Phòng quân sự bảo vệ: có nhiệm vụ bảo vệ (bảo vệ chính trị và kinh tế) của Công ty. Thực hiện chức năng kiểm tra sản phẩm ra vào Công ty theo đúng quy chế hiện hành, tổ chức hớng dẫn và trực thờng xuyên về công tác phòng cháy chữa cháy để bảo đảm an toàn giải quyết các vấn đề có liên quan đến chính trị, an ninh.

- Phòng kỹ thuật cao su: Chịu trách nhiệm tham mu cho giám đốc về kỹ thuật cao su bao gồm việc quản lý công nghệ sản xuất các sản phẩm cao su, kiểm tra để các đơn vị thực hiện tốt các quy trình đó, hớng dẫn xây dựng, ban hành các định mức kinh tế, kỹ thuật, các tiêu chuẩn cấp bậc chuyên môn, tổ chức nghiên cứu nhằm cải thiện, hoàn thiện, phát triển các sản phẩm cao su,

nghiên cứu đề tài kinh tế, kịp thời xử lý các biến động trong công nghệ sản xuất.

- Phòng kỹ thuật cơ năng: Tham mu cho giám đốc về kỹ thuật cơ khí, điện, năng lợng, quản lý ban hành các quy trình về vận hành máy, nội quy an toàn lao động, vệ sinh môi trờng, giám sát kiểm tra các đơn vị thực hiện tốt quy trình đó, hớng dẫn ban hành và kiểm tra các định mức kỹ thuật về cơ điện và năng lợng.

- Phòng kiểm tra chất lợng sản phẩm: Có chức năng tham mu cho giám đốc về mặt chất lợng sản phẩm, tổ chức kiểm tra nguyên, nhiên vật liệu, các sản phẩm trớc khi nhập kho theo đúng tiêu chuẩn nhà nớc đã ban hành, đồng thời chịu trách nhiệm đóng dấu sản phẩm đã xuất xởng.

- Phòng thiết kế cơ bản: Tham mu cho giám đốc về công tác xây dựng cơ bản, thiết kế các công trình, lập kế hoạch tổ chức các phơng án thi công, kiểm tra, nghiệm thu các công trình xây dựng, lắp đặt các thiết bị cho Công ty, giải quyết các vấn đề có liên quan đến đất đai, nhà ở theo quy chế hiện hành của nhà nớc.

- Phòng đời sống: Tham mu cho giám đốc về các vấn đề liên quan đến đời sống của cán bộ công nhân viên, tổ chức khám sức khoẻ ban đầu cho những ng- ời có thẻ bảo hiểm y tế đăng ký khám tại Công ty, kiểm tra điều kiện vệ sinh môi trờng lao động, phòng hiện có 27 ngời.

- Phòng điều độ: có 4 nhân viên làm chức năng điều hoà phân phối năng l- ợng điện, hơi nóng, khí nén cho các đơn vị sản xuất nhằm đảm bảo cho các đơn vị sản xuất thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, nâng cao hiệu quả kinh tế cho Công ty.

Dới các phòng ban là các xí nghiệp trực thuộc. Các xí nghiệp này hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập. Trong phạm vi của mình, các xí nghiệp có thể tự mua nguyên vật liệu, tự sản xuất theo công nghệ kỹ thuật riêng, tự thành lập hệ thống tiêu thụ. Tuy vậy, hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất của Công ty, các xí nghiệp này đợc giao một phần nhiệm vụ sản xuất đó. Điều này cho thấy đợc hai nhiệm vụ cơ bản của các xí nghiệp thành viên là: một mặt hoàn thành kế hoạch sản xuất do Công ty giao cho, một mặt vẫn phải đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trờng. Đây là hớng đi mới của Công ty trong việc từng bớc gắn ngời sản xuất với thị trờng và hớng việc sản xuất theo thị trờng. Hiện nay, Công ty có 4 xí nghiệp sản xuất chính đó là:

- Xí nghiệp cao su số 1: Sản xuất săm lốp xe máy, những sản phẩm cao su kỹ thuật, cao su chống xăng dầu, cao su chống ăn mòn, curoa, ống các loại...

- Xí nghiệp cao su số 2: Sản xuất lốp xe đạp các loại.

- Xí nghiệp cao su số 3: Chuyên sản xuất lốp ôtô, lốp xe thồ.

- Xí nghiệp cao su số 4: Chuyên sản xuất săm xe đạp, săm xe máy các loại.

Ngoài bốn xí nghiệp sản xuất chính Công ty còn có các xí nghiệp sản xuất phụ khác là:

- Xí nghiệp năng lợng: Cung cấp nớc lạnh, khí nén, hơi nóng cho các xã hội sản xuất chính.

- Xí nghiệp cơ điện: Đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất và chiếu sáng, chế tạo khuôn mẫu, phụ tùng thay thế, đại tu, bảo dỡng máy móc...

- Xí nghiệp thơng mại tổng hợp: Tiêu thụ các sản phẩm do Công ty sản xuất ra, ngoài ra còn kinh doanh một số mặt hàng khác nh xi măng, sắt thép.

- Phân xởng thiết kế nội bộ, vệ sinh công nghiệp: sửa chữa nhỏ các công trình xây dựng và đảm bảo vệ sinh môi trờng cho Công ty.

Bên cạnh các xí nghiệp sản xuất ở Hà Nội, Công ty còn có 2 chi nhánh: - Xí nghiệp cao su Thái Bình: Sản xuất săm lốp xe thồ và xe đạp.

- Xí nghiệp pin Xuân Hoà: Sản xuất pin và hoá chất.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng chiến lược kinh doanh của Công ty cao su sao vàng Hà Nội và một vài kiến nghị bước đầu về giải pháp (Trang 28 - 31)