- Công ty TNHH Thanh Hùng là khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sựđể vay vốn.
- Là khách hàng có quan hệ tín dụng tốt, có uy tín, vay trả đầy đủ, đúng hạn, không có phát sinh gian hạn nợ quá hạn.
- Tình hình tài chính của công ty là tương đối tốt, tình hình sản xuất kinh doanh trong các năm qua có hiệu quả.
- Dự án Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai có tính khả thi cao và dự án có khả năng cân đối nguồn trả nợ vay.
CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP
5.1. GIẢI PHÁP CHO NGÂN HÀNG.
- Chi phí nguyên vật liệu chiếm khoản 80% trong tổng chi phí sản xuất của nhà máy, vì vậy khi chi phí nguyên vật liệu biến động thì làm cho tổng chi phí biến động rất lớn ảnh hưởng đáng kểđến lợi nhuận của công ty. Do đó, cần phải xem xét thật cẩn thận sự biến động của chi phí và cần phải xác định được vùng mà dự án chấp nhận được. Khi chi phí biến động tăng so với lúc khi thẩm định dự án thì cán bộ tín dụng phải có biện pháp kịp thời để tránh tổn thất.
- Dây chuyền máy móc thiết bị của dự án phần lớn là đặt mua ở nước ngoài vì vậy việc thẩm định giá trị máy móc thiết bị cũng gặp nhiều khó khăn, chỉ biết máy móc thiết bị trên giấy tờ. Bên cạnh đó, khi máy móc đã được doanh nghiệp mua về thì cũng cần phải kiểm tra máy móc thiết bị đó có đúng tiêu chuẩn hay không và máy móc đó có đúng yêu cầu hay không. Mà việc đó rất khó cho cán bộ thẩm định của ngân hàng vì phải đòi hỏi về chuyên môn. Để giải quyết vấn đề này thì cũng cần phải có chuyên gia về máy móc thiết bị. Đơn đặt hàng là do doanh nghiệp ký và thỏa thuận với nước ngoài vì vậy mà rất khó cho việc thẩm định giá trị thực của máy móc thiết bịđó.
- Khi đã kết thúc giải ngân, thì Ngân hàng vẫn giám sát hoạt động của Công ty, xem công ty hoạt động có đúng theo mục đích sử dụng vốn không. Nếu không sử dụng đúng mục đích thì Ngân hàng phải có biện pháp kịp thời thu hồi vốn, tránh được tổn thất.
- Tình hình kinh doanh xấu đi là do chi phí nguyên vật liệu chính tăng quá cao so với thời điểm thẩm định, thì cán bộ tín dụng phải tư vấn cho khách hàng để có biện pháp khắc phục. Nếu không khắc phục được mà doanh nghiệp kinh doanh không có lãi liên tục thì phải có biện pháp kịp thời thu hồi nợ.
- Để đảm bảo cho khoản vay được trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì cán bộ tín dụng cần thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu của Công ty được mở rộng hay thu hẹp.
Trong dự án, máy móc thiết bị có thể nhập khẩu và sản phẩm của dự án có thể xuất khẩu, vì vậy khi phân tích ngân lưu dự án chúng ta phải xét đến tỷ giá hối đoái trong thanh toán quốc tế và lạm phát có sự tác động đến sự thay đổi tỷ giá
hối đoái và có thể làm thay đổi hiệu quả của dự án. Và trong hầu hết các trường hợp, lạm phát thường tác động tiêu cực đến kết quả dự án, lạm phát càng cao thì NPV càng giảm.
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG THẨM ĐỊNH
Từ thực tiễn đánh giá chất lượng thẩm định khách hàng, xem xét hiệu quả dự án xin vay vốn tại các tổ chức tín dụng, có khá nhiều bất cập và lãng phí trong công tác này.
Xét trên bình diện chung là lợi ích xã hội, những bất cập và lãng phí đó thể hiện: theo quy trình cấp tín dụng hiện hành, khi thiết lập quan hệ tiền vay, mỗi tổ chức tín dụng đều phải tự mình tổ chức đi thực tếđến tận nơi cư ngụ của khách hàng vay vốn để thu thập, tìm hiểu về nhân thân, đánh giá uy tín, nguồn thu nhập chính, nhà xưởng thiết bị, trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, thực trạng tài sản bảo đảm và các thông tin khác nhằm phân tích, đánh giá về khách hàng và hiệu quả của dự án xin vay vốn của họ. Vấn đề này trở nên khó khăn và mơ hồ đối với các khách hàng ở xa trụ sở của tổ chức tín dụng bởi cán bộ tín dụng không đủ thời gian và có sẵn các đầu mối tin cậy để phân tích, nắm bắt hoặc để rơi vào sự sắp đặt trước của những khách hàng thiếu trung thực. Đồng thời chi phí cho một lần thẩm định như vậy cho một khách hàng tiềm năng của tổ chức tín dụng là khá lớn so với dự kiến tiền lãi sẽ thu được nếu khoản vay được chấp nhận bao gồm: chi phí xăng xe đi lại, công tác phí, chi phí lưu trú cho cán bộ làm nhiệm vụ thẩm định, xét duyệt cho vay. Trong trường hợp khách hàng đề nghị vay vốn tại nhiều tổ chức tín dụng thì phí tổn chung phải bỏ ra cho việc cùng tiến hành thẩm định của các tổ chức tín dụng cộng lại còn lớn hơn nhiều. Đây sẽ là con số không nhỏ nếu tính gộp cả việc đi lại thẩm định hàng ngàn món vay phát sinh hàng năm tại mỗi tổ chức tín dụng. Để giải quyết được những hạn chế đã xuất hiện trong thực tiễn hoạt động tín dụng trên, việc nghiên cứu xây dựng một loại hình dịch vụ chuyên trách hỗ trợ hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng là một giải pháp cần thiết.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN
Các doanh nghiệp có nhu cầu vay trung và dài hạn nhằm để tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cốđịnh và đầu tư vào một phần tài sản lưu động thường xuyên. Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn dài hạn (vốn chủ sở hữu) để tài trợ cho những loại tài sản này. Nhưng do nguồn vốn chủ sở hữu có giới hạn nên doanh nghiệp phải sử dụng đến nguồn vốn vay dài hạn.
Đối với Ngân hàng thì tín dụng trung và dài hạn là một hình thức cấp tín dụng góp phần đem lại lợi nhuận cho hoạt động của Ngân hàng. Do đó, các tổ chức tín dụng đều xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc đảm bảo tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm của cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng. Và hơn thế nữa thẩm định tín dụng cố gắng phân tích và hiểu được tính chất khả thi thật sự của dự án về mặt kinh tế. Do đó khi thẩm định, tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của dự án đầu tư và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay.
6.2. KIẾN NGHỊ.
- Để có thể khảo sát được thị trường nước ngoài chính xác và tìm hiểu được đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm của dự án thì đòi hỏi ngân hàng phải mở rộng mạng lưới hoạt động ra khỏi phạm vi trong nước tiến xa hơn một bước là mở thị trường ở nước ngoài.
- Để xây dựng một loại hình dịch vụ chuyên trách hỗ trợ hoạt động cấp tín dụng thì đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải liên kết lại với nhau để giảm bớt phần nào chi phí do thẩm định chuyên trách có hỗ trợ các nội dung cụ thể sau:
+ Trực tiếp thẩm định khách hàng theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định của mình.
+ Giúp tổ chức tín dụng quản lý tài sản bảo đảm và giám sát khách hàng vay vốn
+ Hỗ trợ tổ chức tín dụng trong xử lý nợ vay của khách hàng khi cần thiết. Tùy theo yêu cầu của tổ chức tín dụng mà tổ chức làm dịch vụ này có thể thực hiện một hoặc tất cả các nội dung hỗ trợ trên đây và được tổ chức tín dụng trả một khoản phí dịch vụ theo hợp đồng dịch vụ được hai bên thỏa thuận . Đương nhiên, muốn tồn tại được thì phí dịch vụ trả cho dịch vụ hỗ trợ tín dụng sẽ phải thấp hơn nhiều so với yêu các chi phí mà tổ chức tín dụng phải bỏ ra khi trực tiếp thực hiện các công việc này. Đồng thời trong hoạt động tổ chức này phải có tính chuyên nghiệp, được khảo sát chặt chẽ và phải có uy tín rất cao.
PHỤ LỤC
Bảng 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
(ĐVT: Triệu đồng) A. Tài sản Mã Đầu 2005 Cuối 2005 Cuối 2006 I. TSCĐ và đầu tư ngắn hạn 100 16.546 20.547 55.897 1. Tiền và các khỏan tương đương tiền 110 3.212 2.841 5.129 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 - - - 3. Các khỏan phải thu 130 3.553 4.931 11.044
4. Hàng tồn kho 140 9.365 11.573 37.448
5. Tài sản lưu động khác 150 416 1.202 2.276
6. Chi sự nghiệp 160 - - -
II. TSCĐ và đầu tư dài hạn 200 16.749 18.880 17.456 1. Tài sản cố định 210 16.423 18.060 16.798 2. Chi phí xây dựng cơ bản dỡ dang 220 - - - 3. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 230 134 - -
4. Tài sản dài hạn khác 240 192 820 659 Tổng tài sản 250 33.295 39.427 73.354 B. Nguồn vốn I. Nợ phải trả 300 25.478 28.322 55.056 1. Nợ ngắn hạn 310 14.494 19.988 49.362 Vay ngắn hạn 311 12.015 15.000 34.925 Nợ dài hạn đến hạn trả 312 - - -
Phải trả cho người bán 313 2.240 3.909 13.576
Phải trả khác 314-18 238 1.079 860
2. Nợ dài hạn 320 10.984 8.334 5.694
3. Nợ khác 330 - - -
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 7.817 11.105 18.298 1. Nguồn vốn và quỹ 410 7.817 11.105 17.898 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 7.670 9.500 12.840
Quỹ đầu tư phát triển 414 - 663 4.105
Lợi nhuận chưa phân phối 416 147 942 953
2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 420 - - 400
Bảng 2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Mã Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 * Tổng doanh thu 01 22.869 46.703 124.305 * Các khoản giảm trừ 03 - - 493 Chiết khấu 04 - - - Giảm giá 05 - - - Giá trị hàng bán bị trả lại 06 - - 493 Thuế doanh thu, thuế xuất khẩu
phải nộp 07 - - -
1. Doanh thu thuần (01-03) 10 22.869 46.703 123.812 2. Giá vốn hàng bán 11 21.066 39.697 109.934 3. Lợi nhuận gộp (10-11) 20 1.803 7.006 13.878 4. Chi phí hàng bán 21 84 1.579 3.534 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 22 772 1.214 1.969 6. Doanh thu HĐ tài chính 23 751 6 128 7. Chi phí hoạt động tài chính 26 196 2.637 3.325 Trong đó: Lãi vay ngân hàng - 2.068 2.947 8. Lợi nhuận thuần từ họat động kinh
doanh 30 - 1.582 5.178
Các khoản thu nhập bất thường 41 - 1 64
Chi phí bất thường 42 - 13 -
9. Lợi nhận bất thường (41-42) 50 - -12 64 10. Tổng lợi nhuận trước thuế
(30+50) 60 196 1.570 5.242
11. Thuế lợi nhuận phải nộp (25%) 70 - - - 12. Lợi nhuận sau thuế (60-70) 80 196 1.570 5.242