0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Sự cần thiết phải đầu tư

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI (Trang 47 -48 )

- Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thủy sản cá tra, cá basa xuất khẩu có hơn 60 Doanh nghiệp, trong đó có 40 Doanh nghiệp không chuyên nghiệp và 20 Doanh nghiệp chuyên nghiệp. Công ty có công suất lớn nhất hiện nay là NAVICO mỗi ngày sản xuất 300 tấn cá nguyên liệu, kế đến là Công ty CAFATEX công suất 180 tấn/ngày và AGIFSH có công suất 120 tấn/ngày.

- Tình hình trong tỉnh Đồng Tháp hiện có 4 nhà máy: + Công ty TNHH Vĩnh Hoàng có công suất 80 tấn/ngày. + Xí nghiệp DOCIFISH có công suất 80 tấn/ngày. + Công ty TNHH QVD có công suất 100 tấn/ngày.

+ Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng có công suất 30 tấn/ ngày.

- Tình hình tỉnh An Giang: trong tỉnh có 8 Xí nghiệp, với tổng công suất chế biến đạt 600 tấn/ngày.

Như vậy tổng công suất chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp chỉ bằng 1/3 công suất chế biến của các Doanh nghiệp thuộc tỉnh An Giang, trong khi sản lượng cá nguyên liệu thuộc tỉnh Đồng Tháp hiện nay không kém gì tỉnh An Giang, đồng thời tiềm năng phát triển ngành nuôi cá tra, cá basa của tỉnh rất mạnh.

Tóm lại, nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa của tỉnh vẫn còn thừa so với số lượng sản xuất của các Xí nghiệp sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu trong toàn tỉnh, người dân nuôi trồng thủy sản phải bán sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ, … Trong khi nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, do vậy Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI (Trang 47 -48 )

×