GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THANH HÙNG ĐƠN VỊ Đ

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI (Trang 40)

Chủđầu tư: Công ty TNHH Thanh Hùng.

Địa chỉ: Khu C, khu công nghiệp Sa Đéc - Phường Tân Qui Đông - thị xã Sa Đéc- tỉnh Đồng Tháp.

Ngành nghề kinh doanh: mua bán, chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.

CHƯƠNG 4

THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY XUẤT KHẨU THỦY SẢN HUỲNH MAI

4.1. THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CÚA KHÁCH HÀNG 4.1.1. Đánh giá chung về hoạt động doanh nghiệp

Năm 1994 khách hàng đã chính thức thành lập doanh nghiệp thu mua và chế biến các mặt hàng thủy sản cung cấp cho các đơn vị trực tiếp xuất khẩu. Do nhu cầu của thị trường thế giới ngày càng tăng và mục đích muốn tham gia vào thị trường xuất khẩu trực tiếp để mang lại lợi nhuận cao hơn. Cuối năm 2002, khách hàng tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng đạt tiêu chuẩn HACCP, nhà máy đã hoàn thành vào cuối tháng 6 năm 2004 và đi vào hoạt động vào giữa tháng 7 năm 2004. Tuy mới đi vào hoạt động nhưng đến nay nhà máy đã thu hút gần 500 công nhân sản xuất.

Tuy nhà máy đi vào hoạt động sản xuất từ cuối năm 2004. Nhưng trong khoản thời gian từ tháng 07/2004 đến tháng 06/2006 công ty chưa được cấp CODE để được xuất khẩu trực tiếp vào EU và Châu Âu nên sản phẩm của công ty chủ yếu là bán trong nước hoặc xuất khẩu ủy thác qua thị trường Singapore, Hồng Kông, do đó doanh thu đạt chưa cao.

Kể từ khi nhà máy được chính thức cấp CODE từđầu tháng 07 năm 2006 đến nay thì thị trường của công ty đã không ngừng mở rộng như: Nga, Phần Lan, Ý, Đức, Thụy Điển… doanh thu của công ty từ đó gia tăng rất nhanh, triển vọng trong các năm tới sẽ gia tăng rất cao.

4.1.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty

Để biết được tình hình kinh doanh có hiệu quả hay không thì cần phải phân tích tình hình tài chính của công ty.

Bảng 4.1: CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2005 Năm 2006

I. Các chỉ tiêu về thanh khoản

1. Tỷ số thanh khoản hiện thời lần 1,028 1,132 2. Tỷ số thanh khoản nhanh lần 0,449 0,374

II. Các tỷ số đòn bẩy tài chính

3. Tỷ số nợ so với vốn CSH 2,550 3,009

4. Tỷ số nợ so với tổng tài sản 0,718 0,750

5. Tỷ số nợ dài hạn % 42,870 23,730

III. Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay

6. Tỷ số trang trải lãi vay 1,765 2,757

IV. Các chỉ số hiệu quả hoạt động

7. Vòng quay khoản phải thu vòng 11,010 15,501 Kỳ thu tiền bình quân ngày 32,699 23,225 8. Vòng quay hàng tồn kho vòng 3,792 4,485 Số ngày tồn kho ngày 94,940 80,264

9. Vòng quay tổng tài sản 1,284 2,196

V. Các tỷ số khả năng sinh lời

10. Khả năng sinh lời so với doanh thu % 3,360 4,230 11. Khả năng sinh lời so với tài sản (ROA) % 3,980 7,150 12. Khả năng sinh lời so với VCSH % 14,140 28,650

VI. Các tỷ số tăng trưởng

13. Tốc độ tăng trưởng doanh thu % 104,220 165,110 14. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận % 701,020 233,890

* Phân tích các chỉ tiêu tài chính của công ty:

+ Các chỉ tiêu thanh khoản:

Tỷ số thanh khoản là tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Đứng trên gốc độ ngân hàng, hai tỷ số này rất quan trọng vì nó giúp chúng ta đánh giá được khả năng thanh toán nợ của công ty.

Qua hai năm 2005 và 2006 tỷ số thanh khoản hiện thời của công ty đều lớn hơn 1. Do đó, có thể kết luận rằng khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động đảm bảo trả nợ vay. Tỷ số này ở năm 2006 cao hơn năm 2005 cho thấy tài sản lưu động của doanh nghiệp tăng lên và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng tốt.

Tỷ số thanh khoản hiện thời đã bao gồm luôn cả hàng tồn kho trong giá trị tài sản lưu động. Chúng ta đã biết rằng hàng tồn kho khi chuyển thành tiền mặt thì phải mất thêm thời gian và chi phí. Vì vậy mà hàng tồn kho kém thanh khoản hơn. Vì vậy tỷ số thanh khoản nhanh được sử dụng.

Tỷ số thanh khoản nhanh qua hai năm 2005, 2006 lần lượt là 0,449 và 0,374. Cả hai tỷ số này đều nhỏ hơn 0,5 cho thấy doanh nghiệp có hàng tồn kho rất lớn, tuy nhiên đây là đặc điểm chung của ngành chế biến thủy sản cho nên ảnh hưởng đến việc duy trì tỷ số thanh khoản nhanh nên ngoài việc so sánh với 0,5 thì chúng ta phải so sánh với bình quân của ngành thủy sản để có thể biết kỷ thêm về khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp.

+ Các tỷ sốđòn bẩy tài chính:

Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ tài chính của công ty. Tỷ số này qua hai năm 2005, 2006 là 2,550 và 3,009 (đứng trên gốc độ ngân hàng thì tỷ số này dao động trong khoản 0 đến dưới 1 là tốt). Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa vốn của doanh nghiệp với vốn vay của ngân hàng. Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng vốn vay nhiều hơn so với yêu cầu. Nhưng vốn vay lưu động chiếm hơn 70% trong tổng vốn vay cho nên tình hình sử dụng nợ của doanh nghiệp là không quá cao so với những con số đã phân tích. Như vậy do là doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu nên doanh nghiệp vay nhiều vốn ngắn hạn để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp.

Tỷ số nợ so với tổng tài sản qua hai năm 2005, 2006 là 0,718 và 0,750 (tỷ số này dao động trong khoản 0 đến dưới 1 là tốt). Tỷ số này cho thấy rằng toàn bộ tài sản của công ty đủ để trả nợ khi các chủ nợđòi nợ cùng một lúc.

Tỷ số nợ dài hạn: chỉ số này cho thấy rằng nợ dài hạn năm 2005 chiếm 42,9% và năm 2006 chiếm 23,7% nguồn vốn dài hạn của công ty TNHH Thanh Hùng. Năm 2006 tỷ số này là không cao lắm và ngân hàng có thể cho công ty vay dài hạn thêm nếu công ty có yêu cầu.

Qua tính toán các tỷ số trên, công ty Thanh Hùng đã sử dụng nợ nhiều so với vốn chủ sở hữu nhưng so với tổng tài sản thì tỷ lệ nợ chiếm trên 70% vẫn còn chấp nhận được. Tuy nhiên, ở năm 2005, 2006 thì tỷ lệ nợ dài hạn là 0,429 và 0,237 và tỷ lệ nợ trên tổng tài sản là 0,718 và 0,750 như vậy đại bộ phận nợ của công ty là nợ ngắn hạn.

+ Tỷ số khả năng hoàn trả lãi vay:

Đây là tỷ sốđo lường khả năng sử dụng lợi nhuận của công ty để thanh toán lãi vay. Năm 2005, 2006 lần lượt là 1,765 và 2,757.

+ Các tỷ số hiệu quả hoạt động:

Tỷ số hoạt động khoản phải thu tỷ số này cho thấy được chất lượng của khoản phải thu và hiệu quả thu hồi nợ của công ty, tỷ số này thường được biểu hiện dưới dạng vòng quay khoản phải thu. Vòng quay khoản phải thu ở năm 2005, 2006 là 11,010 và 15,501 cho thấy thời gian thu hồi các khoản nợ càng dài ra nguyên nhân là do đầu tháng 07 năm 2006 thị phần của công ty đã được mở rộng cho nên doanh thu thuần và các khoản phải thu tăng lên. Nhưng doanh thu thuần tăng nhanh hơn các khoản phải thu nên vòng quay khoản phải thu lớn.

Từ vòng quay khoản phải thu, chúng ta tính được kỳ thu tiền bình quân hay vòng quay khoản phải thu tính theo ngày. Ở năm 2005 thì công ty phải mất 33 ngày để thu hồi được khoản phải thu sang năm 2006 thì số ngày giảm xuống chỉ còn 23 ngày. Điều này cho thấy vốn của công ty ngày càng ít bị chiếm dụng.

Vòng quay hàng tồn kho năm 2005 là 3,792 vòng và năm 2006 là 4,485 vòng. Vòng quay hàng tồn kho năm 2006 nhanh hơn vòng quay hàng tồn kho năm 2005, cho thấy công ty nâng cao hiệu quả hoạt động của hàng tồn kho. Hơn thế nữa, số ngày tồn kho cũng giảm xuống ở năm 2006 còn 80 ngày so với năm 2005 là 95 ngày.

Vòng quay tổng tài sản: tỷ số này đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Công ty Thanh Hùng đã sử dụng hiệu quả tài sản cụ thể năm 2005 là 1,284 và năm 2006 là 2,196. Ở năm 2006 thì một đồng tài sản tạo ra 2,196 đồng doanh thu đều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là cao.

+ Các tỷ số khả năng sinh lợi:

Khả năng sinh lời của công ty có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi. Vì vậy cần phải phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

Khả năng sinh lợi so với doanh thu: Năm 2005 là 3,360 và năm 2006 là 4,230 Khả năng sinh lợi so với tài sản của doanh nghiệp năm 2005 là 3,980 và năm 2006 là 7,150.

Khả năng sinh lợi so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp năm 2005 là 14,140 và năm 2006 là 28,650.

Các chỉ tiêu này phản ánh đây là doanh nghiệp làm ăn ngày càng có hiệu quả cụ thể là các chỉ số sinh lợi năm sau đều tăng so với năm trước.

+ Các tỷ số tăng trưởng:

Tốc độ tăng trưởng doanh thu năm 2005 là 104,220 và năm 2006 là 165,110. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận năm 2006 là 701,020 và năm 2006 là 233,890. Qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy tình hình tài chính của công ty tương đối tốt, các chỉ tiêu tài chính ngày càng được cải thiện tốt hơn. Công ty là đơn vị kinh doanh có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận qua các năm đều tăng.

4.2. THẨM ĐỊNH DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI. XUẤT KHẨU HUỲNH MAI.

4.2.1. Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ 4.2.1.1. Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp:

1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty TNHH Thanh Hùng có hai thành viên trở lên số 5102000031.

2. Điều lệ Công ty.

3. Biên bản bầu thành viên Hội đồng Thành viên. 4. Biên bản về chứng nhận vốn góp của các Thành viên.

5. Biên bản họp hội đồng thành viên V/v ủy quyền giao dịch Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long.

4.2.1.2. Hồ sơ pháp lý của dự án:

* Hồ sơđã cung cấp :

1. Căn cứ công văn số 204/KCN-VP ngày 25/10/2004 của Ban quản lý các Khu công nghiệp Đồng Tháp về việc chấp thuận cho đầu tư vào Khu công nghiệp Sa Đéc.

2. Dự án đầu tư Xí nghiệp Chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

3. Căn cứ Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ về việc quy dịnh chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

4. Căn cứ Quyết định số 87/2004/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành ngày 13/10/2004, về việc ban hành chếđộ ưu đãi, khuyến khích đầu tư vào các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

5. Hợp đồng thuê lại đất số 156/HĐ-XNHT ngày 19/11/2004 được ký kết giữa Xí nghiệp hạ tầng Khu công nghiệp và Công ty TNHH Thanh Hùng.

6. Hợp đồng thiết kế, dự toán.

7. Quyết định của UBND Tỉnh Đồng Tháp “V/v phê duyết chấp thuận thiết kế kỹ thuật Xí nghiệp chế biến thủy sản Xuất khẩu Huỳnh Mai”.

8. Báo cáo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật Xí nghiệp chế biến thủy sản Xuất khẩu Huỳnh Mai của các cơ quan chức năng.

9. Phiếu xác nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, PCCC của các ngành chức năng.

10. Thiết kế, dự toán Nhà máy.

11. Hợp đồng thi công xây dựng nhà máy.

12. Bảng báo giá thiết bị, Hợp đồng cung cấp thiết bị.

4.2.2. Đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư 4.2.2.1. Mục tiêu của dự án đầu tư:

- Đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai với quy trình công nghệ tiên tiến với máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại, để sản xuất mặt hàng cá tra, cá basa đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần tăng thu kim ngạch xuất khẩu cho địa phương. Dây chuyền máy móc thiết bị đặt mua ở Úc, Nhật.

- Dự án Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai đáp ưng yêu cầu về hàng hóa của thị trường Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc … về giá cả và vệ sinh an

toàn thực phẩm, thúc đẩy ngành nuôi trồng thủy sản (cá nuôi ao – hồ, lồng, bè, đăng quầng,…) tạo thêm công ăn việc làm cho nông dân trong khu vực và góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói riêng.

- Đểđáp ứng nhu cầu tăng sản lượng nhập khẩu cá tra, basa của các đối tác kinh tế trong thời gian tới, Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dụng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

4.2.2.2. Sự cần thiết phải đầu tư:

- Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến thủy sản cá tra, cá basa xuất khẩu có hơn 60 Doanh nghiệp, trong đó có 40 Doanh nghiệp không chuyên nghiệp và 20 Doanh nghiệp chuyên nghiệp. Công ty có công suất lớn nhất hiện nay là NAVICO mỗi ngày sản xuất 300 tấn cá nguyên liệu, kế đến là Công ty CAFATEX công suất 180 tấn/ngày và AGIFSH có công suất 120 tấn/ngày.

- Tình hình trong tỉnh Đồng Tháp hiện có 4 nhà máy: + Công ty TNHH Vĩnh Hoàng có công suất 80 tấn/ngày. + Xí nghiệp DOCIFISH có công suất 80 tấn/ngày. + Công ty TNHH QVD có công suất 100 tấn/ngày.

+ Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng có công suất 30 tấn/ ngày.

- Tình hình tỉnh An Giang: trong tỉnh có 8 Xí nghiệp, với tổng công suất chế biến đạt 600 tấn/ngày.

Như vậy tổng công suất chế biến thủy sản của tỉnh Đồng Tháp chỉ bằng 1/3 công suất chế biến của các Doanh nghiệp thuộc tỉnh An Giang, trong khi sản lượng cá nguyên liệu thuộc tỉnh Đồng Tháp hiện nay không kém gì tỉnh An Giang, đồng thời tiềm năng phát triển ngành nuôi cá tra, cá basa của tỉnh rất mạnh.

Tóm lại, nguồn nguyên liệu cá tra, cá basa của tỉnh vẫn còn thừa so với số lượng sản xuất của các Xí nghiệp sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu trong toàn tỉnh, người dân nuôi trồng thủy sản phải bán sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Cần Thơ, … Trong khi nhu cầu thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng tăng, do vậy Công ty TNHH Thanh Hùng quyết định đầu tư xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

4.2.2.3. Quy mô đầu tư:

a) Quy mô dự án:

- Quy mô Nhà máy có khả năng tiếp nhận nguyên liệu chế biến cấp đông đạt với công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, tương đương 31.000 tấn cá nguyên liệu/năm.

- Dự án đầu tư xây dựng và lắp đặt công nghệ mới 100%: + Xây dựng nhà xưởng sản xuất và nền móng máy móc thiết bị. + Xây dựng nhà công vụ.

+ Đường nội bộ.

+ Hệ thống xử lý nước thảy. + Công trình cây xanh.

+ Chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế, các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,…nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Chân Âu.

b) Công suất dự án: 10.000 tấn thành phẩm /năm

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)