Nhu cầu của thị trường về sản phẩm

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI (Trang 50)

Bộ thủy sản cho biết, năm 2006, sản phẩm cá tra, cá basa năm 2006 đạt mức tăng trưởng nhanh nhất. Sản lượng cá tra, cá basa vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt hơn 500 nghìn tấn, xuất khẩu sang 65 nước và vùng lãnh thổ (năm 2002 chỉ xuất khẩu tới 17 nước). Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm đã đạt trên 660 USD (trong đó thị trường EU chiếm 47%, Nga hơn 11%, Mỹ gần 10%, ASEAN khoản 9%, Trung Quốc hơn 5%). Đáng nổi bật là giá trị kim ngạch xuất khẩu cá tăng mạnh ở hầu hết các thị trường. Cá tra, cá basa tiêu thụ mạnh ở Nga, EU và Đông Âu. Nga nhập gần 54,9 triệu USD cá tra, basa Việt Nam, bằng 2,751% so với năm 2005, Balan đạt 45 triệu USD, bằng 858% so với năm 2005. điều này chứng tỏ thị trường cá tra, cá basa tại Nga, Đông Âu và EU rất có triển vọng.

Trước nhu cầu thế giới về mặt hàng cá tra, cá basa thì Công ty TNHH Thanh Hùng đã có tầm nhìn vĩ mô, xét về nguồn nguyên liệu thì trong khu vực đang thừa so với số lượng nhà máy. Vì vậy mà Công ty tăng thêm công suất để khai thác thị trường thế giới. Trong bối cảnh cạnh tranh công bằng như hiện nay thì Công ty phải có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đón trước nhu cầu của thế giới thì mới có thể phát triển và tồn tại lâu dài. Trước đây nhà máy cũ với công suất 4.000 tấn/năm đã không đáp ứng đủ nhu cầu của các đơn đặt hàng của các khách hàng. Và các khách hàng này phải đặt hàng thêm của các nhà máy khác. Như vậy nếu nhà máy tăng thêm công suất thì sản phẩm của nhà máy vẫn có khả năng tiêu thụ cao.

4.2.4. Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào củadự án.

- Nhu cầu về nguyên liệu: Trước tình hình thị trường thế giới về thực phẩm cá tra, cá basa như đã nêu trên, ngành thủy sản các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Đồng Tháp nói riêng luôn tận dụng lợi thế của nguồn nước thiên nhiên từ hai con sông: sông Tiền và sông Hậu, nông dân không ngừng phát triển ngành nuôi cá dưới hình thức lồng, bè, đăng quầng, ao hồ… hình thành vùng nguyên liệu tập trung, có năng suất và chất lượng đáp ứng cho công nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu.

- Nhu cầu vềđiện: Bình quân sản xuất 01 kg thành phẩm thì tiêu hao 2,8Kw điện (kể cả điện sử dụng khác trong toàn xí nghiệp). Điện lực Đồng Tháp có mạng lưới điện riêng cho Khu công nghiệp, do vậy điện áp ổn định, đảm bảo về mặt công suất điện năng cho toàn Khu công nghiệp. Do đó, dự án nằm trong Khu công nghiệp nguồn điện luôn đảm bảo cho Doanh nghiệp sản xuất ổn định, dù thế thì trong dự án vẫn trang bị máy phát điện dự phòng với công suất 1.200 KVA, để đảm bảo cho nhu cầu điện phục vụ sản xuất.

- Nhu cầu về nước: Ngành chế biến thủy sản sử dụng rất nhiều nước trong sản xuất, với công suất 2.000 tấn thành phẩm thì lượng nước tiêu hao bình quân là 20m3/ tấn thành phẩm ( bao gồm nước sử dụng ở khâu chế biến, nước làm vệ sinh, nước làm mát máy…). Để đáp ứng nhu cầu lượng nước này, trong Khu công nghiệp có hệ thống cấp nước của Xí nghiệp đó là nước của thị xã Sa Đéc, ngoài ra Công ty TNHH Thanh Hùng đã đầu tư khai thác nước ngầm và đang sử

dụng. Nước ngầm Công ty TNHH Thanh Hùng đang sử dụng đạt tiêu chuẩn vì qua kiểm nghiệm không có hóa chất gây hại. Do vậy, nhu cầu về nước trong thời điểm này là thừa sức phục vụ cho nhu cầu của dự án.

- Nhu cầu về lao động: nguồn nhân lực địa phương nói riêng và trong khu vực nói chung còn rất lớn (các trung tâm xúc tiến việc làm thị xã Sa Đéc, thị xã Cao Lãnh, trường dạy nghề của tỉnh,….)

4.2.5. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 4.2.5.1. Địa điểm xây dựng

Xí nghiệp tọa lạc tại khu C, khu Công nghiệp Sa Đéc thuộc xã Tân Quy Đông, thị xã Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, trong phạm vi có Cảng Sa Đéc, cách trung tâm thị xã Sa Đéc khoảng 4 km và cách TP Hồ Chí Minh khoảng 160 km.

Diện tích đất thuê: 14.418 m2. Có vị trí như sau: Phía Bắc giáp đường Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng, Phía Nam giáp đất khu công nghiệp, Phía Đông giáp đường số 5 hướng ra Sông Tiền, Phía Tây giáp đường số 3.

Địa điểm thuận lợi về mặt giao thông cho việc cung cấp nguyên liệu, vận chuyển thành phẩm, thuận lợi về mặt cơ sở hạ tầng như: điện, nước,…

4.2.5.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án

- Công suất thiết kế của dự án là 10.000 tấn thành phẩm/năm.

- Qua thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường các nước Mỹ, Nhật, Eu, Trung Quốc, Úc… Công ty TNHH Thanh Hùng đã nghiên cứu các dạng sản phẩm, mẫu mã bao bì đóng gói đáp ứng được nhu cầu của từng khách hàng. Các dạng sản phẩm từ cá Tra, cá Basa dự kiến sản xuất của Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.

+ Cá fillet cấp đông IQF đóng túi nhỏ.

+ Cá fillet cấp đông interleaves đóng túi nhỏ.

+ Cá fillet cấp đông interleaves bán ở dạng tapping block. + Cá fillet cấp đông block.

- Xu thế chung của thị trường các nước là đòi hỏi sản phẩm phải đạt vệ sinh cao, thời gian cấp đông nhanh (kể cả sản phẩm đông lạnh IQF, đông block). Do vậy, khi chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế,

các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,… nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu…

4.2.5.3. Công nghệ, thiết bị

Lựa chọn máy móc thiết bị có công suất phải đạt theo yêu cầu dự án, mặt khác cũng chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chính vì thế, các hệ thống thiết bị phụ trợ về vệ sinh nhà xưởng, thiết bị khử trùng, hút chân không,… nói chung áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP, vì thế Doanh nghiệp chọn công nghệ từ các nước Mỹ, Nhật, Châu Âu.

Toàn bộ máy móc thiết bị là mới 100% một phần được nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài, số còn lại được sản xuất trong nước.

4.2.5.4. Giải pháp xây dựng

a) Bố trí mặt bằng tổng thể

- Bố trí các hạn mục công trình với quy mô diện tích 5.897 m2 (chiều ngang 42m (x) chiều dài 112,5m bao gồm 01 trệt, 01 lửng) và được tính toán theo nhu cầu của công nghệ và công suất của dự án nhưđã nêu trên.

- Hệ thống đường nội bộ đảm bảo nhu cầu vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu trong toàn Xí nghiệp của Công ty, đúng qui định của Khu C – Khu công nghiệp Sa Đéc.

b) Qui mô xây dựng

Công trình xây dựng mới, thiết kế xây dựng giống như Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng, có thời gian sử dụng là 40 năm, bao gồm các hạn mục sau:

- Nhà xưởng cán bộ và khu nền kho lạnh - Nhà ăn, nhà nghỉ giữa ca

- Văn phòng làm việc, kho bao bì. - Hệ thống xử lý nước thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Tổ chức thi công

- Thi công đảm bảo các yêu cầu kỷ thuật, an toàn, đúng tiến độ thi công sớm đưa công trình vào sử dụng, muốn vậy Công ty TNHH Thanh Hùng chọn đơn vị thi công có tư cách pháp nhân, đồng thời có nhiều kinh nghiệm xây dựng Xí nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh.

4.2.5.5. Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, biện pháp phòng ngừa, xử lý:

a) Đánh giá tác động môi trường

- Tác động của nước thải đối với môi trường:

Nước thải của Xí nghiệp với thành phần các chất hữu cơ cao như: Chất thải rắn (xương, đầu, vây ca, dây đay, ni lông…), Nitơ, phốt pho, BOD, COD, Dầu mở…, nếu không được xử lý cho chảy thẳng ra sông thì nguồn nước thải sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng như: làm tăng độ đục của nước do các chất lơ lửng có trong nước thải, làm ảnh hưởng trong quá trình tái tạo ôxy hòa tan, gây ảnh hưởng xấu đến hệ thủy sinh. Làm gia tăng mức độ phú dưỡng nguồn nước do các hợp chất hữu cơ chứa nitơ và phốt phát có trong nước thải. Khi quá trình phú dưỡng xảy ra sẽ làm giảm lượng ôxy hòa tan trong nước gây hiện tượng phân hủy yếm khí các hợp chất hữu cơ, sinh ra các chất có mùi hôi và nước có màu đen.

Do đó, việc xử lý nước của Xí nghiệp là vấn đề quan trọng nhất trong vấn đề giải pháp môi trường.

- Tác động của chất thải khí với môi trường

Các chất khí phát sinh ra trong quá trình sản xuất như: Khí Clo, mùi hôi tanh, khí thải từđộng cơ…, sẽảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người trong khu vực, đây chính là tác nhân gây bệnh. Cụ thể, các bệnh vềđường hô hấp do hít thở nguồn không khí ô nhiễm lâu dài. Khí Clo phát sinh trong khâu vệ sinh sản xuất (khử trùng nước, rửa các dụng cụ sản xuất…) sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và đường hô hấp. Ngoài ra các chất khí CO2, NO2, SO2 … phát sinh từ các động cơ máy phát điện dự phòng, các động cơ vận chuyển…, các chất hơi tác nhân lạnh có thể rò rỉ, bao gồm khí NH3, Freon 22, 502… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người (các bệnh về khớp, đường hô hấp…).

b) Các biện pháp khắc phục ảnh hưởng của dự án - Xử lý chất thải rắn:

+ Các chất thải rắn nhưđầu, xương, nội tạng của cá Fillet sẽ được thu gom bán lại cho các Xí nghiệp chế biến bột cá, thức ăn gia súc.

+ Rác thải sinh hoạt, bao bì, vật liệu phụ bị hỏng được thu gom lại chuyển đến nơi xử lý tập trung của Khu công nghiệp.

Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu sẽ thải ra một lượng mỡ cá theo nước thải rất cao. Chính vì lượng nước thải lớn, tính chất phức tạp nên việc xử lý nước thải trong các Xí nghiệp chế biến cá fillet là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Hiện nay có nhiều biện pháp xử lý nước thải riêng biệt hoặc kết hợp được nghiên cứu và áp dụng. Dựa trên giải pháp xử lý của Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Thanh Hùng, Xí nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai sẽ thực hiện giải pháp như trước khi xử lý nước thải cần tách ra thành hai nguồn: nguồn từ nước sinh hoạt, nước mưa và nguồn từ nước thải do quá trình sản xuất. Nguồn nước thải từ hoạt động sản xuất chế biến được đưa vào hệ thống xử lý, với công suất của Xí nghiệp ta có thể chọn phương pháp xử lý nước thải như sau: Nước thải do quá trình sản xuất chế biến được chảy vào các cống thoát nước có lắp các song chắn rác (chất thải rắn) chảy vào bểđiều hòa và lắng sơ bộ, nhằm loại bỏ rác có kích thướt lớn, cát, sạn lắng lại dưới đáy bể. Nước chảy qua ngăn tuyển nổi để tách dầu mỡ, sau đó chảy vào bể yểm khí. Quá trình lên men yếm khí sẽ phân hủy 60–90% chất hữu cơ hòa tan, nước chảy ra từ cuối bể yểm khí sẽ được đưa qua hệ thống lọc áp lực rồi thải trực tiếp ra hệ thống nước thải của Khu công nghiệp. Các cặn lắng và bùn từ bể yếm khí được thu gom lại và xử dụng làm phân bón hữu cơ.

- Xử lý khí thải:

+ Khí thải do sử dụng máy phát điện là không đáng kể, vì trong thực tế Xí nghiệp sử dụng mạng lưới điện quốc gia, chỉ có phát sinh khi có sự cố mạng lưới điện Khu công nghiệp buộc phải chạy máy phát điện dự phòng.

+ Rò rỉ tác nhân lạnh: Xí nghiệp đầu tư trang thiết bị mới hoàn toàn nên việc rò rỉ tác nhân lạnh là rất hạn chế, đồng thời có đội ngũ công nhân kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng thiết bị tránh hiện tượng rò rỉ, đồng thời Xí nghiệp lắp các van an toàn, thiết bị phát hiện rò rỉ tác nhân lạnh.

+ Kiểm soát hàm lượng Clorin: Cán bộ kỹ thuật của Xí nghiệp pha chế Clorin theo đúng nồng độ quy định và kiểm tra thường xuyên hàm lượng Clo trong nước vệ sinh công nhân, nước khử trùng trang thiết bị.

+ Mùi tanh của nguyên liệu là không thể tránh khỏi, nhưng mùi hôi do sự phân hủy các chất thải có thể hạn chế bằng cách:

Các phế thải rắn trong quá trình sản xuất được thu gom và cho vào các thùng kín không ngấm nước, thường xuyên đưa chất thải này ra khỏi phân xưởng sản xuất đến nơi quy định để bán cho các Xí nghiệp bột cá, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản.

Làm vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất, hệ thống thoát nước thải phải đảm bảo không ứđọng, có nắp đậy các hố gas, rãnh thoát nước.

Hệ thống thông gió đảm bảo hoạt động tốt không gây ứ đọng mùi, hơi ẩm trong khu vực sản xuất.

c) Phòng cháy chữa cháy:

Ngành chế biến thủy sản đông lạnh có đặc tính nguy hiểm về cháy nổ vì sử dụng nhiều thiết bị nén khí, nên nhà xưởng phải được xây dựng bằng pêtong cốt thép, vì kéo sắt, tường gạch, mái lợp tol lạnh, đây là các chất liệu khó cháy.

Để an toàn về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC), Công ty thường xuyên kết hợp với Phòng cảnh sát PCCC thành lập đội PCCC cơ sở tại Xí nghiệp, thiết lập hệ thống PCCC theo quy định của pháp luật, đồng thời còn trang bị thêm các thiết bị như: hệ thống vòi phun, các bình cứu hỏa xách tay, bơm và thùng nước di động.

Đội PCCC cơ sở thường xuyên luyện tập thao tác, phối hợp cùng Phòng cảnh sát PCCC thị xã Sa Đéc kiểm tra định kỳ thiết bị PCCC, luôn trong tư thế sẵn sàng đối phó với hỏa hoạn, tất cả công nhân trong Xí nghiệp được học tập về nội quy và tiêu lệnh PCCC.

Ngoài ra các xưởng đều có những cửa lớn thông ra đường nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân thoát hiểm, cũng như thuận tiện cho công tác chữa cháy kịp thời.

Các thiết bị điện của Xí nghiệp đều có các CB, role bảo vệ các thiết bị sử dụng và được kiểm tra thường xuyên. Hệ thống thu lôi chống sét được lắp đặt đúng theo quy định.

4.2.6. Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án nguồn vốn.

4.2.6.1. Dự toán tổng kinh phí đầu tư cho dự án: - Vốn đầu tư ban đầu: 58.750,5 triệu đồng - Vốn đầu tư ban đầu: 58.750,5 triệu đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhu cầu vốn lưu động hàng năm cho xí nghiệp

4.2.6.2. Thẩm định về vốn đầu tư:

- Căn cứ vào các hợp đồng mua máy móc thiết bị cùng với bảng báo giá của đơn vị cung cấp máy móc thiết bị cho nhà máy cùng với việc xem xét các vật liệu cho xây dựng theo khảo sát thực tế thị trường là phù hợp.

- Về cơ cấu vốn đầu tư: Công ty TNHH Thanh Hùng đã có kinh nghiệm trong nhà máy cũ cho nên việc sắp xếp cơ cấu vốn đầu tư cho dự án mở rộng là tương đối chính xác.

- Về nguồn vốn tự có của công ty chủ yếu là từ nguồn lợi nhuận tích lũy hàng năm, Ở năm 2006 tổng nguồn vốn tự có là: 11.750,5 triệu đồng bao gồm:

+ Nguồn phân bổ từ quỹđầu tư phát triển của công ty: 3.500 triệu đồng + Lợi nhuận chưa phân phối: 950 triệu đồng + Nguồn khấu hao TSCĐđể tái đầu tư: 2.000 triệu đồng + Dự kiến lợi nhuận tích lũy trong năm tới là: 5.300,5 triệu đồng Do vậy, về nguồn vốn tự có của doanh nghiệp là hoàn toàn khả thi để đáp

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH VÀ QUYẾT ĐỊNH CHO VAY ĐỐI VỚI DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY SẢN XUẤT KHẨU HUỲNH MAI (Trang 50)