Khách hàng vay vốn của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Vĩnh Long phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.1.8. Điều kiện vay vốn
Khách hàng vay vốn của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển phải có đủ các điều kiện theo quy định tại điều 8, chương II, quyết định 203/QĐ- HĐQT ngày 16/07/2004 về quy chế cho vay đối với khách hàng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.
Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:
* Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Pháp nhân kinh doanh phải có:
- Văn bản đang còn hiệu lực tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức và hoạt động của pháp nhân:
+ Có quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư. + Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Giấy phép hành nghềđối với ngành nghề phải có giấy phép.
+ Có văn bản xác định rõ người đại diện theo pháp luật của pháp nhân: Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc Chủ tịch.
Ngân hàng cho khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong phạm vi ngành nghề được phép theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép hành nghề (nếu có) của khách hàng và phục vụ nhu cầu đời sống hợp pháp của khách hàng.
* Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ (gốc và lãi) cho Ngân hàng trong thời hạn cam kết.
* Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ khả thi, có hiệu quả, dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.
* Thực hiện bảo đảm tiền vay theo đúng quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Ngân hàng.
Tổng Giám đốc quy định, hướng dẫn cụ thể cơ chế bảo đảm tiền vay làm căn cứ áp dụng trong toàn Ngân hàng.
* Các điều kiện khác: Ngoài các điều kiện nêu trên, Tổng Giám đốc có thể quy định bổ sung các điều kiện khác để bảo đảm an toàn tín dụng.
2.1.9. Quy trình thẩm định dự án đầu tư
2.1.9.1. Bước 1: Xem xét tổng thể dự án đầu tư
Tập trung phân tích, đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Các khía cạnh khác như hiệu quả về mặt hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽđược đề cập với tùy theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án đầu tư. Các nội dung chính khi thẩm định cần phải phân tích đánh giá gồm:
a) Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư: - Mục tiêu đầu tư của dự án đầu tư
- Sự cần thiết đầu tư
- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụđầu ra của dự án đầu tư.
- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư
- Phương án tiêu thụ sản phẩm, phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụđầu ra của dự án.
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
b) Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án đầu tư. - Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụđầu ra của dự án
- Tổng nhu cầu trong tương lai về sản phẩm, dịch vụđầu ra của dự án
- Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thếđến thời điểm thẩm định.
- Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của dự án đầu tư.
c) Đánh giá về cung sản phẩm
d) Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phương án đối với:
- Thị trường nội địa:
+ Hình thức, mẫu mã, chất lượng sản phẩm so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, có ưu điểm gì không.
+ Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hay không.
+ Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào. - Thị trường nước ngoài
+ Sản phẩm có khả năng đạt được các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không
+ Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu.
+ Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không.
+ Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến chưa, kết quả như thế nào?
e) Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối
f) Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án:
- Mức độ sản xuất và tiêu thụ hàng năm của khách hàng vay vốn là bao nhiêu?
- Khách hàng có thể kịp thời thay đổi cơ cấu sản phẩm để phù hợp với thị trường không
- Mức độ biến động giá
g) Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tốđầu vào của dự án
h) Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật - Địa điểm xây dựng
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án - Công nghệ, thiết bị
- Quy mô, giải pháp xây dựng
- Môi trường, phòng cháy chữa cháy (PCCC)
i) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủđầu tư dự án. - Xem xét năng lực, uy tín của nhà cung cấp
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án
j) Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn - Tổng vốn đầu tư dự án
- Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án k) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tùy thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giảđịnh ban đầu. Cụ thể:
- Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụđầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chếđộ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của dự án đối với ngân sách.
Các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở chỉ việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo báo cáo thẩm định gồm:
- Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ
- Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính: + Lợi nhuận sau thuếđể lại ( thông thường tính bằng 50% đến 70%)
+ Khấu hao cơ bản
+ Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án
Trong quá trình đánh giá hiều quả về mặt tài chính của dự án, có 2 nhóm chỉ tiêu chính cần phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
- Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án + NPV
+ IRR
+ ROE (đối với dự án có vốn tự có tham gia) - Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ
+ Nguồn trả nợ hàng năm + Thời gian hoàn trả vốn vay
+ DSCR ( chỉ sốđánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) l) Phân tích rủi ro dự án
Phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh của dự án trong quá trình hoạt động
- Rủi ro về cơ chế chính sách: các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan
- Rủi ro về tiến độ thực hiện: dự án thực hiện không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện.
- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: giá cả thay đổi theo hướng bất lợi do nhu cầu thị trường, chất lượng, mẫu mã…
- Rủi ro về cung cấp ( nguyên vật liệu)
- Rủi ro về môi trường, xã hội: có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường và dân cư
- Rủi ro về kinh tế vĩ mô: tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… - Các loại rủi ro khác: rủi ro thanh khoản,…
2.1.9.2. Bước 2: Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Các bước thực hiện:
- Phân tích để tìm dữ liệu - Lập bảng thông số
- Lập các bảng tính trung gian: + Bảng sản lượng và doanh thu + Bảng tính chi phí hoạt động + Bảng tính chi phí nguyên vật liệu + Bảng tính các chi phí quản lý bán hàng + Lịch khấu hao
+ Tính toán lãi vay vốn trung dài hạn + Tính toán lãi vay vốn ngắn hạn + Bảng tính nhu cầu vốn lưu động
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án
- Lập bảng cân đối kế hoạch
+ Sơ lược về tình hình tài chính của dự án
+ Tính các tỷ số của dự án trong các năm kế hoạch.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thu thập thông tin dữ liệu. 2.2.1. Thu thập thông tin dữ liệu.
Thu thập số liệu trực tiếp từ dự án xây dựng nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu Huỳnh Mai.
Số liệu của công ty TNHH Thanh Hùng về bảng cân đối kế toán và bảng kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005, 2006.
2.2.2. Các phương pháp được sử dụng trong bài viết.
Phương pháp so sánh: được sử dụng để đánh giá tình hình tài chính của công ty TNHH Thanh Hùng.
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng dựa vào việc nhìn vào quá trình hoạt động kinh doanh của khách hàng trong thời gian qua.
- Xem xét hồ sơ tín dụng của dự án để thẩm định tính pháp lý của hồ sơ - Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng dựa trên dự trù lãi (lỗ) của dự án - Thẩm định tài sản đảm bảo nợ vay thông qua đánh giá giá trị tài sản
- Đánh giá tính khả thi của dự án căn cứ vào các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
*Lịch sử hình thành
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập, tiền thân của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam BIDV. Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành với 2 lần đổi tên, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, khẳng định vai trò chủ lực phục vụđầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Các danh hiệu và phần thưởng cao quí: Huân chương Hữu Nghị do nhà nước CHDC Lào trao tặng, Huân chương độc lập hạng I, Huân chương lao động hạng I và đặc biệt Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Đặc biệt vào ngày 25/04/2007 nhân dịp kỷ niệm sinh nhật 50 năm thành lập, BIDV vinh dựđón nhận Huân chương Hồ Chí Minh đó là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước về những thành tích trong suốt 50 năm hoạt động và phát triển của BIDV.
- Thời kỳ từ 1957- 1980:
Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - tiền thân của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam - được thành lập trực thuộc Bộ Tài Chính với qui mô ban đầu nhỏ bé gồm 8 chi nhánh, 200 cán bộ.
Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Thời kỳ 1981- 1989:
Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.
- Thời kỳ 1990 - nay:
Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đây là thời kỳ thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy, nhiệm vụ của BIDV được thay đổi cơ bản: Tiếp tục nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch nhà nước; Huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp phục vụđầu tư phát triển
+ Từ 1/1/1995
Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV: Được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển của đất nước.
+ Thời kỳ 1996 - nay:
Được ghi nhận là thời kỳ “chuyển mình, đổi mới, lớn lên cùng đất nước”; chuẩn bị nền móng vững chắc và tạo đà cho sự “cất cánh” của BIDV sau năm 2005.
Khẳng định vị trí, vai trò trong sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; được Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳđổi mới”.
3.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG - ĐƠN VỊ CHO VAY VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG - ĐƠN VỊ CHO VAY
Tên giao dịch: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.
Địa chỉ: 50 Nguyễn Huệ, Phường 2, Thị xã Vĩnh long, Tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: (070) 823452 – 820543
Fax: 070.824928
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long là một chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định số: 20/NH/QĐ ngày 29/3/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc “thành lập Phòng Đầu tư và Phát triển Cửu Long trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” nhận thực hiện chức năng tiếp nhận và quản lý vốn từ Ngân hàng Nhà nước, huy động vốn trung và dài hạn phục vụ
cho các công trình và các đơn vị có nhu cầu về vốn. Cơ chế thị trường phát huy tác động, các thành phần kinh tế ngày càng đa dạng dưới sự phát triển của đất