Biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tài chính

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ (Trang 80)

5.3.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

5.3.1.1 Về công nợ khách hàng:

Thực hiện các biện pháp thiết thực nhằm giảm thiểu công nợ khách hàng với định mức công nợ cụ thể, chẳng hạn như hường xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng để tránh trình trạng bị chiếm dụng vốn và công nợ kéo dài.

Hiện nay doanh nghiệp chuyên kinh doanh theo đơn đặt hàng từ trước của khách hàng. Theo nguyên tắc hiện nay thì khi đặt hàng thì khách hàng sẽ đặt cọc 50% tổng số tiền và sẽ thanh toán dứt điểm khi nhận đủ h àng. Tuy nhiên trong quan hệ mua bán không thể tránh khỏi những khoản nợ lẫn nhau. Hàng bán càng nhiều thì doanh số càng lớn và kéo theo phải thu của khách hàng tăng cao. Do đó, doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác đối chiếu công nợ thu hồi công nợ; thiết lập chính sách khen thưởng cho nhân viên đi thu hồi theo tỷ lệ công nợ thu hồi được mà khoản chi phí này được điều tiết bằng tỷ lệ thích hợp để vẫn đảm bảo nguồn vốn hoạt động.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu đề ra chính sách chiết khấu thanh toán hợp lý đối với những khách hàng thanh toán sớm hoặc thanh toán đúng hạn theo tỷ lệ khuyến khích, nghĩa là thanh toán càng sớm thì hưởng chiết khấu càng cao.

5.3.1.2 Giảm chi phí:

Giá thành là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phấn đấu giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là biện pháp chủ yếu không những tạo cơ hội và khả năng cho doanh nghiệp mở rộng quy mô đồng thời tăng mức tích lũy vốn, tăng lợi nhuận cũng như nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động mà còn là điều kiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Muốn giảm chi phí doanh nghiệp cần phải có những chính sách thưởng phạt công bằng khuyến khích người nhân viên tiết kiệm chi phí đồng thời có những biện pháp hữu hiệu theo dõi định mức vật tư một cách chính xác từ đó có thể tính giá thành chính xác và cạnh tranh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tìm thêm những nhà cung cấp nguyên vật liệu ổn định với mức giá cả cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và quy cách theo yêu cầu. Đây là khâu đầu vào rất quan trọng góp phần cho việc hạ thấp giá vốn hàng bán. Song song đó, doanh nghiệp cần phải đề ra các chính sách tiếp thị, phục vụ khách hàng một cách hợp lý, hữu hiệu sao cho vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể thu hút được khách hàng, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hàng năm đồng thời nâng cao lợi nhuận của mình.Ví dụ: khi có hàng hóa mới nhập về để quảng bá thông tin sản phẩm doanh nghiệp nên thiết kế các catalo,tờ bướm với nhiều mẫu mã, màu sắc đa dạng giúp cho khách hàng dễ dàng chọn lựa,..

Khai thác triệt để công suất các phương tiện kinh doanh, đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ hàng hóa là cách tốt nhất để giảm phí và gia tăng lợi nhuận.

Khi mua hàng cần phải cân nhắc lựa chọn nguồn hàng nào, ngoài việc giá cả tối ưu có thể thiếu nợ lâu mà không chịu lãi quá hạn hoặc chịu lãi thấp. Đồng thời phải xem xét đến chất lượng, khoảng cách vận chuyển...

Rà soát và kiểm tra các khoản mục chi phí có tỷ trọng lớn nhằm có biện phá p hạn chế cụ thể.

Dùng lợi ích vật chất để khuyến khích tiết kiệm chi phí, đồng thời xử lý nghiêm minh những trường hợp gây lãng phí chi phí.

5.3.1.3 Tăng doanh thu:

Trong hoạt động kinh doanh thương mại, doanh thu kaf một trong những yếu tố quan trọng.Trong việc tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải

thường xuyên theo dõi, giám sát giá cả thị trường đối với tất cả các mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể chủ động và thực hiện những chính sách phù hợp kịp thời ứng phó với những diễn biến bất ổn của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5.3.1.4 Nâng cao khả năng thanh toán:

Khả năng này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, vì thế nếu khả năng thanh toán quá thấp sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và cả của nội bộ cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Hiện nay các tỷ số thanh toán rất thấp cho thấy doanh nghiệp khó có khả năng thanh toán nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Do đó tôi đề xuất một số biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình này như: định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trước lượng tiền cần sử dụng, đồng thời cố gắng duy trì lượng tiền hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ,…Song song với những hoạt động đó thì doanh nghiệp cũng có thể tìm cách gia tăng doanh số bán, thu được nhiều lợi nhuận hơn để bù đắp những khoản thiếu hụt; định kỳ kiểm kê vốn trong thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.

5.3.2 Một số giải pháp khác:

 Giải quyết vấn đề ứ đọng vốn dưới hình thức hàng tồn kho: Ngành nghề

kinh doanh vật liệu xây dựng là một ngành kinh doanh đặc thù và có phần mang tính chất mùa vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải dự trữ lượng hàng lớn để đáp ứng được đơn đặt hàng từ trước tránh tình hình biến động giá và đáp ứng không đủ lượng nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Để đảm bảo đủ lượng nguyên vật liệu cần thiết thì doanh nghiệp cần phải tiến hành nghiên cứu giá thị trường và lập kế hoạch dự trữ thu mua nguyên vật liệu từ trước.

 Giá cả hàng hóa: Đơn giá của hàng hóa ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, giá

tăng hay giảm đều làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên áp dụng các mức giá khác nhau đối với từng đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó cần có chính sách giá hợp lý và linh hoạt để đẩy mạnh khối lượng tiêu thụ. Việc định giá phải dựa trên việc theo dõi thường xuyên tình

hình giá cả trên thị trường và trên cơ sở tính toán các định mức chi phí từ đó điều chỉnh giá bán cho hợp lý.

 Doanh nghiệp nên tận dụng nguồn phụ phẩm và những hàng hóa kém

chất lượng bằng cách bán lại với giá rẻ hoặc chiết khấu cho khách hàng. Nếu làm được như vậy doanh nghiệp sẽ có yheem khoản thu đáng kể vừa giảm chi phí cho việc bảo quản.

Chương 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 Kết luận:

Hiện nay, khi môi trường kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt, biến động không ngừng thì sự tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất lượng của bản thân các sản phẩm - dịch vụ cung ứng mà còn chủ yếu từ phong cách kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có hệ thống quản trị khoa học và tạo được văn hóa riêng cho doanh nghiệp mình. Dù ở tầm vi mô hay vĩ mô thì tầm quan trọng của công tác quản lý cũng không khác nhau, điều cốt yếu là có chính sách thực hiện quản lý linh hoạt phù hợp với tình hình hiện tại. Trong thời gian tới, ngành kinh doanh vật liệu xây dựng đặc biệt là ngành thép, xi măng, cơ khí…ở nước ta sẽ ngày càng có nhiều biến động do nhu cầu trong nước tăng cao và ảnh hưởng của thị trường thế giới. Do đó, đòi hỏi công tác quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước cũng như công tác quản trị doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành thép phải được hoàn thiện mới có thể chống chọi tốt với những thách thức này.

Trong những năm qua kể từ khi bắt đầu kinh doanh, DNTN Hưng Phú đã cố gắng vươn lên trong thị trường đầy biến động và đã đạt được những thành tựu không nhỏ trong việc nâng cao, đa dạng hoá chất lượng sản phẩm với chính sách giá linh hoạt, phù hợp đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thực hiện đạo đức trong kinh doanh, phát triển thương hiệu, quan tâm chăm sóc đời sống của nhân viên và công tác quản trị doanh nghiệp cũng có những điểm mạnh nhất định .Bên cạnh việc kinh doanh, doanh nghiệp còn quan tâm đến việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước trên tinh thần nộp thuế đầy đủ và đúng hạn,

Tuy nhiên, cho đến nay doanh nghiệp vẫn còn những điểm chưa được hoàn thiện trong công tác quản trị như: lập kế hoạch bán hàng, quản trị tồn kho, phân công lao động. Từ những đánh giá tình hình hoạt động quản trị hiện tại của DNTN Hưng Phú và biện pháp riêng của cá nhân về cải thiện công tác quản trị, tôi hy vọng sẽ đóng góp được phần nào vào việc nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo

6.2 Kiến nghị:

Trên cơ sở lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản trị ở DNTN Hưng Phú, em đã nêu lên một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị mà doanh nghiệp có thể xem xét. Bên cạnh đó, em cũng cố gắng đưa ra một số kiến nghị sau:

6.2.1 Kiến nghị với doanh nghiệp:

- Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, vấn đề Marketing không chỉ được các doanh nghiệp lớn quan tâm mà các doanh nghiệp nhỏ muốn hoạt động kinh doanh của mình phát triển hơn nữa cũng phải có kế hoạch đầu tư nhất định. Vì vậy, DNTN Hưng Phú nên xây dựng kế hoạch Marketing và tổ chức thực hiện để tăng thêm thị phần và đứng vững trên thị trường.

- Trong công tác nhân sự, doanh nghiệp nên tuyển thêm nhân viên tại cửa hàng để sự phân công lao động vào ngày nghỉ chủ nhật dễ dàng và công bằng hơn.

- Doanh nghiệp có thể xem xét việc đầu tư một xe tải lớn để giao hàng cho khách khi khách hàng mua sỉ với khối lượng lớn, đồng thời có thể tận dụng nó để chở hàng thuê mỗi khi xe đậu không. Điều này có thể làm giảm chi phí bán hàng cũng như gia tăng thu nhập cho doanh nghiệp.

- Chủ doanh nghiệp nên xây dựng bảng giá dao động trong một biên độ nhất định để khi khách hàng có ý trả giá, nhân viên bán hàng có thể tự quyết định mà không cần hỏi ý kiến của chủ doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp chủ doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng trong công việc quản trị của mình.

6.2 2 Kiến nghị với các bộ ban ngành:

Ngành xây dựng là một ngành không thể thiếu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của nền kinh tế quốc gia. Do đó có thể nói l à một trong những ngành kinh tế trọng điểm của đất nước, cần có sự quan tâm và điều tiết đúng mức của Nhà nước nhất là trong tình hình giá cả biến động liên tục trên thị trường hiện nay.

Các cơ quan chức năng liên quan đến các doanh nghiệp kinh doanh ngành này nên có những biện pháp linh hoạt tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của doanh nghiệp nhất là nghiên cứu để giảm các chi phí về hành chánh và thời gian của doanh nghiệp.

Thực trạng và biện pháp hoàn thiện công tác quản trị tại DNTN Hưng Phú

GVHD: Thầy LÊ TÍN SVTH: TRẦN THỊ MỸ NGÂN

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Phạm Thế Tri (2000), Quản trị căn bản.

2. Nguyễn Tấn Bình, Phân tích hoạt động kinh doanh.

3. Nguyễn Hải Sản (2006), Quản trị doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống Kê. 4. Trương Hòa Bình và Đỗ Thị Tuyết (9/2006), Quản Trị Doanh Nghiệp. 5. Nguyễn Minh Thu Thủy (Khóa 27), Luận văn tốt nghiệp - Biện pháp nâng cao hiệu quả công tác quản trị cửa hàng xăng dầu Đại Hùng.

6. GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (2007), Giáo trình quản trị chức năng thương mại của doanh nghiệp công nghiệp, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội.

7. Kinh tế Việt Nam trong những năm đổi mới (2006), Nhà xuất bản Thống Kê Hà Nội.

8. Báo diễn đàn doanh nghiệp số 12, 16, 18, 20, năm 2008. 9. Các số báo Thời báo kinh tế Sài Gòn số năm 2008.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)