Phân tích tình hình quản trị tài chính của doanh nghiệp từ 2006-2008

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ (Trang 53)

Muốn đánh giá công tác quản trị tài chính của Hưng Phú ta phải đánh giá kết quả thực hiện tài chính qua 3 năm để thấy được năm nào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chưa tốt, sau đó mới tiến hành so sánh tình hình thực hiện so với kế hoạch tức là đánh giá công tác lập kế hoạch của Hưng Phú trong năm đó.

BẢNG 9. BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HƯNG PHÚ TỪ 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

số

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu bán hàng 01 10.403 15.030 14.842

2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 - - -

3. Doanh thu thuần 10 10.403 15.030 14.842

4. Giá vốn hàng bán 11 10.208 14.711 14.577

5. Lợi nhuận gộp từ bán hàng 20 195 319 265

6. Doanh thu thoạt động TC 21 - - -

7. Chi phí TC 22 - - -

8. Lợi nhuận từ hoạt động TC 30 - - -

9. Chi phí bán hàng 31 31 58 67 10. Chi phí quản lý DN 32 58 127 133 11. LN thuần từ HĐKD 40 106 134 65 12. Thu nhập khác 41 - - - 13. Chi phí khác 42 - - - 14. Lợi nhuận khác 50 - - - 15. Tổng LN trước thuế 60 106 134 65 16. Thuế thu nhập DN 61 34 37 18

17. Thuế thu nhập hoãn lại 62 - - -

18. LN sau thuế 70 72 97 47

Theo tình hình của doanh nghiệp thì doanh nghiệp không kinh doanh bằng nguồn vốn vay nên không phải lo trả lãi vay định kỳ. Năm 2006, doanh nghiệp chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là 32%, đây là nguyên nhân làm giảm lợi nhuận của năm 2006. Sau đây là phần đánh giá tình hình tài chính thực hiện được qua 3 năm của Hưng Phú. Phần này sẽ giúp chúng ta đánh giá được tình hình nội tại của doanh nghiệp để phân tích công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp. Ta có bảng sau:

BẢNG 10. TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA HƯNG PHÚ TỪ 2006 – 2008

Khoản mục ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

A. Số liệu

1. Doanh thu Triệu đồng 10.403 15.030 14.842

2. Giá vốn hàng bán Triệu đồng 10.208 14.711 14.577

3. Lợi nhuận gộp (LNG) Triệu đồng 195 319 265

4. Lợi nhuận trước thuế (LNTT) Triệu đồng 106 134 65

5. Lợi nhuận ròng (LNST) Triệu đồng 72 97 47

6. Giá trị tổng tài sản Triệu đồng 1.987 1.641 1.654

7. Vốn chủ sở hữu Triệu đồng 2.900 4.000 4.000

8. Giá trị hàng tồn kho Triệu đồng 1.930 2.130 2.700

9. Khoản phải thu Triệu đồng 1.890 2.397 2.950

10. Khoản phải trả Triệu đồng 1.648 2.633 1.780

B. Kết quả

1. Tỷ lệ LNG so với doanh thu % 1,88 2,12 1,79

2. Tỷ suất LNTT so với doanh thu Lần 1,02 0,89 0,44

3. Số vòng quay tài sản Lần 5,23 9,16 8,97

4. Tỷ suất LN trên doanh thu (ROS) - 0,007 0,006 0,003

5. Tỷ suất LN trên tài sản (ROA) - 0,04 0,06 0,03

6. Tỷ suất LN trên VCSH (ROE) - 0,025 0,024 0,012

7. Tỷ suất các khoản phải trả - 0,83 1,60 1,08

8. Tỷ suất các khoản phải thu - 0,95 1,46 1,78

9.Vòng luân chuyển các khoản phải thu Vòng 5,50 6,27 5,03

10.Vòng quay hàng tồn kho Vòng 5,29 6,91 5,40

11. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 66,31 58,21 72,55

12. Tỷ số thanh toán hiện hành Lần 1,2 1,1 0,93

Theo kết quả trên ta có :

 Tỉ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu :

Ta nhận thấy rằng tỉ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu năm 2007 là cao nhất, cao hơn tỉ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu năm 2006 là 0,24% và hơn tỉ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu năm 2008 là 0,33%. Nguyên nhân tỉ lệ lợi nhuận gộp so với doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007 là vì doanh thu giảm, nhưng giá vốn hàng bán cũng có giảm nhưng giảm ở mức thấp hơn doanh thu, do đó lợi nhuận gộp giảm theo doanh thu làm cho tỉ lệ lợi nhuận gộp / doanh thu thấp. Khả năng đảm bảo trang trải chi phí bất biến và có lãi của doanh nghiệp trong năm 2007 là tốt nhất trong ba năm.

 Tỉ suất lợi nhuận trước thuế so với doanh thu :

Tỉ suất LNTT trên doanh thu năm 2006 là cao nhất, 1 đồng doanh thu năm 2006 cho ra 1,02 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tốc độ tăng của lợi nhuận. Nhìn chung cả 3 năm, khả năng sinh lời trên 1 đồng doanh thu của cửa hàng chưa được tốt vì tỉ suất LNTT so với doanh thu của năm 2008 đã giảm đi một nữa so với doanh thu của năm 2007.

 Hệ số lãi ròng (ROS) :

Theo kết quả bảng 10 cho thấy, 1 đồng doanh thu bỏ ra sẽ thu được lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 0,007 đồng, năm 2007 là 0,006 đồng, năm 2006 là 0,003 đồng. Vậy lợi nhuận sau thuế thu được trên mỗi đơn vị doanh thu giảm qua mỗi năm, cửa hàng kinh doanh có lợi nhuận chưa tốt. Nguyên nhân của việc giảm hệ số lãi ròng qua mỗi năm là do doanh thu giảm lợi nhuận cũng giảm theo. Tuy nhiên việc trích lập quỹ khen thưởng vẫn tăng qua từng năm cho thấy doanh nghiệp vẫn coi trọng con người trong doanh nghiệp tuy là kết quả kinh doanh bị sụt giảm

 Số vòng quay tài sản:

Theo tính toán của bảng 10 cho thấy, 1 đồng tài sản đã mang lại doanh thu là : năm 2006 là 5,23 đồng, năm 2007 là 9,16 đồng và năm 2008 là 8,97 đồng. Theo tình hình này ta thấy hệ số lãi ròng tăng vào năm 2007 nhưng lại giảm vào năm 2008 nhưng mức giảm không nhiều, nguyên nhân của việc giảm số vòng quay tài sản này là do doanh thu giảm trong khi giá trị tổng tài sản tăng. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản có của doanh nghiệp chưa cao.

 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA):

Kết quả tính toán từ bảng 9 cho thấy 1 đồng tạo ra lợi nhuận ròng năm 2006 là 0,04 đồng, năm 2007 là 0,06 đồng và năm 2008 là 0,03 đồng. Hệ số ROA tăng cao nhất vào năm 2007 nhưng lại thấp nhất vào năm 2008 cho thấy sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản của doanh nghiệp chưa có nhiều bất ổn.

 Tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROE):

Qua kết quả trên ta thấy, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu trong 3 năm không có nhiều biến đổi, năm 2006 và 2007 có mức ROE sắp xỉ gần bằng nhau là 0,024 và 0,025, riêng năm 2008 con số này là 0,012 do vốn chủ sở hữu được quy định cao hơn trong khi đó lợi nhuận ròng đạt được giảm sút so với năm 2006 và 2007, điều đó cho thấy 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 0,012 đồng lợi nhuận, hoạt động kinh doanh chưa thực sự hiệu quả.

 Vòng luân chuyển các khoản phải thu:

Chỉ tiêu này có thể hiểu là tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt trong một năm tài chính.

Vòng luân chuyển các khoản phải thu qua 3 năm chưa tốt. Năm 2007 số vòng quay này tăng hơn năm 2006 là 0,77 vòng và năm 2008 số vòng này giảm so với năm 2007 là 1,24 vòng. Cho thấy vòng luân chuyển các khoản phải thu có chiều hướng giảm nhiều. Vòng quay các khoản phải thu càng thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, điều này nhìn chung là xấu cho doanh nghiệp vì thế doanh nghiệp cần phải đầu tư vào các khoản phải thu.

 Kỳ thu tiền bình quân:

Phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được các khoản phải thu cần một khoản thời gian là bao lâu.

Ta nhận thấy năm 2006 doanh nghiệp cần 66,31 ngày để có thể thu hồi các khoản phải thu nhưng năm 2007 thì chỉ cần 58,21 ngày. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy xí nghiệp đã ngày càng giảm những khoản nợ dài hạn có thể dẫn đến khoản nợ khó đòi. Nhưng năm 2008 thì cần đến 72,55 ngày. Đây là dấu hiệu xấu doanh nghiệp cần phải chú ý để kịp thời thu hồi giảm thiểu rủi ro.

 Tỷ suất thanh toán hiện hành:

Tỷ lệ thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của vốn lưu động. Tỷ lệ này cho thấy khả năng có thể thanh toán các khoản nợ phải thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp là. Qua 3 năm thì tỷ lệ này liên tục giảm, năm 2007 tỷ lệ thanh toán hiện hành giảm 0,10 lần nhưng đến năm 2008 thì giảm thêm 0,17 lần chỉ còn 0,93 lần. Có nghĩa là năm 2008 xí nghiệp có 0,93 đồng tài sản lưu động để trả cho khoản nợ 1 đồng nợ ngắn hạn

 Như vậy, qua việc phân tích các hệ số trên, ta thấy được các hệ số đều

cao trong năm 2007 do doanh thu của năm này đạt được là cao nhất. Năm 2008 là năm có các kết quả tính toán thấp nhất, là năm có lợi nhuận thấp nhất, có kết quả giảm nhiều, có kết quả giảm ít nhưng hầu hết đều không tốt như năm 2007 và có khi còn thấp hơn cả năm 2006. Tuy nhiên để biết được nguyên nhân của sự sụt giảm này, ta cần phải xem xét công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp trước. Do vậy, dựa vào kế hoạch đã lập ra, thực hiện so sánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của kế hoạch và kết quả thực tế thực hiện trong năm 2008 để thấy được những biến động trong doanh thu, chi phí và lợi nhuận giữa kế hoạch và thực tế được biểu hiện qua bảng tính toán dưới đây :

BẢNG 11. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CỦA HƯNG PHÚ NĂM 2008

ĐVT : Triệu đồng

Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch

Số tiền %

1.Doanh thu 15.782 14.842 (940) (5,96)

2.Giá vốn hàng bán 15.308 14.577 (731) (4,78)

3.Chi phí bán hàng 206 67 (139) (67,48)

4.Chi phí quản lý 129 133 4 8,51

5.Lợi nhuận trước thuế 139 65 (74) (53,24)

6.Lương 86 112 26 30,23

(Nguồn : Bộ phận kế toán DNTN Hưng Phú)

Nhận xét:

Có thể thấy rằng kế hoạch lập ra chưa hợp lý, chưa sát với thực tế. Lợi nhuận thực hiện năm 2008 thấp hơn kế hoạch là 74.000.000 đồng, giảm 53,24%.

Điều này cho thấy lợi nhuận thực hiện đã giảm một nữa so với kế hoạch. Nguyên nhân là do thay đổi giảm trong yếu tố doanh thu nhưng tăng trong yếu tố chi phí.

 Doanh thu thực hiện giảm đến 940.000.000 đồng, giảm 5,96% so với kế

hoạch đề ra. Sự sụt giảm bất ngờ này là do nguyên nhân xuất phát từ doanh nghiệp:

- Công tác lập kế hoạch về doanh thu tiêu thụ còn bị xem nhẹ, nó chỉ

nhằm mục đích phục vụ cho việc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm sau. Do đó, nó chỉ dựa vào các số liệu cũ mà không chú trọng đến phần nghiên cứu thị trường vật liệu xây dựng để xác định nhu cầu cho năm mới. Ngoài ra, để đáp ứng với yêu cầu của phòng thuế thì việc lập kế hoạch tiêu thụ của năm sau phải cao hơn năm trước nên cho dù thị trường có biến động ở mức nào thì doanh thu, chi phí và lợi nhuận kế hoạch vẫn cao hơn năm trước.

- Từ việc chưa làm tốt công tác nghiên cứu thị trường nên việc dự đoán

giá bán cũng không chính xác theo.

- Lượng bán ra thực tế của năm 2008 giảm hơn so với năm 2007, nên

giá bán tăng không theo kịp với tốc độ giảm của lượng bán đã làm giảm doanh thu khá nhiều.

 Giá vốn hàng bán thực hiện cũng giảm so với kế hoạch là 731.000.000

đồng, giảm khoảng 4,78% so với kế hoạch. Nguy ên nhân là do giá thép trên thế giới tăng làm ảnh hưởng đến giá bán trong nước nên cũng ảnh hưởng đến giá mua vào của doanh nghiệp, nên lượng bán ra giảm so với kế hoạch đã làm cho giá vốn giảm.

 Chi phí bán hàng giảm 67,48% so với kế hoạch vì trong năm 2008 lượng

hàng hóa bán ra giảm đáng kể so với năm 2007 nên chi phí này cũng giảm theo.

 Chi phí quản lý tăng 8,51% so với kế hoạch vì trong năm 2008 doanh

nghiệp phải tăng các khoản chi phí như: chi phí tiếp khách, chi phí sữa chữa máy vi tính văn phòng và chi phí mua các dụng cụ văn phòng phẩm khác.

 Lương của công nhân viên tăng 26.000.000 đồng do kết quả kinh doanh

của năm 2007 thu được lợi nhuận cao, đồng thời để nâng cao mức sống và động viên nhân viên làm việc có hiệu quả doanh nghiệp đã có quyết định tăng lương cho nhân viên nếu kết quả kinh doanh của năm sau cao hơn năm trước. Quỹ lương thực hiện so với kế hoạch tăng 30,23% lớn hơn biến động của doanh thu giảm 5,96% cho thấy rằng thu nhập của nhân viên cửa hàng Hưng Phú trong năm 2008 là rất cao tuy

lợi nhuận của doanh nghiệp giảm. Như vậy, việc tăng lương cho nhân viên ở mức chưa hợp lý.

 Tóm lại công tác quản trị tài chính của Hưng Phú vẫn còn nhiều hạn chế, từ

khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức.

4.4Phân tích ma trận SWOT :

4.4.1 Phân tích môi trường kinh doanh :

Các nhân tố của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của doanh nghiệp thương mại và dịch vụ, và được hiểu những yếu tố tác động đến doanh số và chi phí khi thực hiện hoạt động mua và hoạt động bán. Nghiên cứu những nhân tố này là cơ sở để đưa ra các quyết định quản trị quan trọng và xác định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Các yếu tố của môi trường kinh doanh cần phân tích là: khách hàng, quan hệ cung cầu trên thị trường, các loại hàng hóa có liên quan, tiến bộ khoa học và công nghệ, tình trạng cạnh tranh trên thị trường và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

4.4.1.1 Khách hàng:

Những năm trước doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa ở các vùng như Long Mỹ, Vị Thanh, Phụng Hiệp, Ô Môn, nhưng hiện nay thị trường này đã có phần bị thu hẹp lại do ở mỗi thị trường này đều có người bán cùng ngành với doanh nghiệp.

Khách hàng hiện nay là các nhà thầu xây dựng công trình, người tiêu dùng là hộ gia đình, thợ, các cửa hàng bán vật liệu xây dựng khác trong đó lượng khách quen chiếm 50% doanh thu, còn lại là khách được giới thiệu hoặc mới mua lần đầu. Tuy nhiên khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp sẽ là các khu quy hoạch dân cư và các công trình xây dựng nhà ở dân dụng, nhất là tại khu vực ngoại thành do TPCT đang thực hiện nâng cấp đô thị, giải phóng mặt bằng n ên đây sẽ là cơ hội cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn.

Nhóm khách hàng là hộ gia đình đối với mặt hàng Gạch và Sơn có sức tăng trưởng cao đối với doanh nghiệp do họ l à người tiêu dùng thường xuyên và khi mua thì chỉ mua với số lượng ít nên khi thu nhập của họ tăng thì họ sẽ dễ dàng chọn loại sản phẩm bền, có chất lượng, nhờ đó doanh thu của doanh nghiệp cũng được tăng lên. Do doanh nghiệp có hàng hoá đa dạng với đầy đủ chủng loại nên phù hợp với mọi đối tượng khách hàng.

Doanh nghiệp kinh doanh hướng theo khách hàng nên không có một khuôn khổ chung trong việc bán hàng và trong việc xác định giá cả: mọi khách hàng dù là mua sỉ hay mua lẻ đều được doanh nghiệp quan tâm như nhau với mức giá bán phụ thuộc vào từng thời điểm đảm bảo có lợi cho cả doanh nghiệp và cho khách hàng.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, DNTN Hưng Phú vẫn duy trì được mối quan hệ mua bán thường xuyên với khách hàng, đặc biệt ngày càng có nhiều doanh nghiệp khác quan tâm đến uy tín của Hưng Phú. Hơn nữa, với những năm hoạt động kinh doanh của mình, sự phát triển và cạnh tranh như là một quá

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)