Đánh giá tình hình quản trị nhân sự tại DNTN Hưng Phú

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ (Trang 39 - 42)

Phân công lao động tại cửa hàng đảm bảo mỗi nhân viên làm việc đủ 8 giờ mỗi ngày, tức là làm việc mỗi ngày 2 ca, mỗi ca 4 tiếng, ca 1 từ 7h – 11h và ca 2 từ 1h – 5h. Ngày chủ nhật là ngày tương đối vắng khách so với những ng ày khác trong tuần nên để tạo cho nhân viên có được ngày nghỉ doanh nghiệp sẽ hạn chế hoạt động bằng cách phân công nhân viên trực. Việc phân chia thời gian lao động đối với nhân viên tại cửa hàng vào ngày chủ nhật như sau:

- Nhân viên kỹ thuật và kế toán sẽ được nghỉ cả ngày.

- 4 nhân viên bán hàng sẽ thay phiên nhau làm việc.

Ví dụ:

+ Chủ nhật ngày 2/4 : A và B trực. + Chủ nhật ngày 9/4 : B và C trực. + Chủ nhật ngày 16/4 : A và C trực. + Chủ nhật ngày 23/4 : C và D trực

- Bốn nhân viên giao hàng sẽ thay phiên nhau làm việc tương tự như các nhân viên bán hàng.

- Thủ kho ở tại cửa hàng.

BẢNG 4. PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TẠI CỬA HÀNG VLXD HƯNG PHÚ VÀO NGÀY CHỦ NHẬT Khoản mục Ca 1 Ca 2 Thời gian Từ 7h – 11h Từ 1h - 5h Nhân viên trực Giao hàng Giao hàng Thủ kho Thủ kho

2 nhân viên bán hàng 2 nhân viên bán hàng

(Nguồn: DNTN Hưng Phú)

Cuối mỗi ngày, nhân viên bán hàng sẽ giao phiếu chi tiền vận chuyển bán hàng trong ngày cho chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp so sánh phiếu chi này với sổ bán hàng hàng ngày có khớp hay không, sau đó sẽ chi tiền vận chuyển cho xe giao hàng. Phần việc còn lại là chủ doanh nghiệp kiểm tra lại doanh thu trong ngày.

Trong những năm qua, chủ doanh nghiệp vẫn phân công lao động theo tiến trình như trên, chỉ trừ trường hợp nhân viên có việc đột xuất cần nghỉ phép với lý do chính đáng thì thời khoá biểu phân công lao động tại cửa hàng có sự thay đổi.

Tuy nhiên do cách phân công như vậy thiếu sự công bằng giữa nhân viên trong phân xưởng, nhân viên giao hàng so với nhân viên bán hàng và kế toán. Đồng thời nó cũng ảng hưởng đến sức khỏe và thời gian của chủ doanh nghiệp. Chẳng hạn: chủ doanh nghiệp không có thời gian nghỉ ngơi, và sẽ đối phó không kịp với việc có nhiều khách hàng vào ngày chủ nhật.

BẢNG 5. KẾT QUẢ SỬ DỤNG THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

(Nguồn: Tổng quỹ lương và thưởng lấy từ bộ phận kế toán, doanh thu và lợi nhuận trích từ bảng 2)

Nhận xét:

Theo bảng trên ta thấy năng suất lao động năm của năm 2006 là thấp nhất 495.400.000 đồng, đến năm 2007 năng suất lao động là 715.700.000 đồng, cao hơn năm 2006 220.300.000 đồng, tuy nhiên đến năm 2008 năng suất lao động lại giảm chỉ còn 706.800.000 đồng, giảm 8.900.000 đồng so với năm 2007.

Năng suất lao động năm chỉ là thước đo chung về mức đóng góp của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp, nó chưa thể hiện được sự đóng góp của từng cá nhân. Do đó, để biết được mức đóng góp của từng cá nhân ta phải tính được năng suất lao động giờ. Tuy nhiên, doanh nghiệp không theo dõi số ngày làm việc của nhân viên nên không thể tính được năng suất lao động giờ của từng nhân viên.

Chỉ tiêu mức sinh lời/người của các thành viên trong doanh nghiệp cũng có sự biến thiên. Năm 2007 chỉ tiêu mức sinh lời/ người là cao nhất, mỗi lao động tạo ra được giá trị lợi nhuận là 4.620.000 đồng, cao hơn năm 2006 là 1.190.000 đồng cho thấy trong năm 2007 mỗi lao động của doanh nghiệp đều cố gắng tạo ra lợi nhuận cao hơn năm trước. Tuy nhiên, đến năm 2008 chỉ tiêu này đã sụt giảm hẳn, mỗi người lao động chỉ còn tạo được 2.240.000 đồng lợi nhuận.

Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương cho biết rằng:

- Năm 2006, với 1 đồng tiền lương đã đem lại 1,13 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Khoản mục ĐVT 2006 2007 2008

A. Số liệu

1. Doanh thu Triệu đồng 10.403 15.030 14.842

2. Số lượng lao động Người 21 21 21

3. Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 72 97 47

4. Tổng quỹ lương và thưởng. Triệu đồng 64 88 112

B. Kết quả

1. Năng suất lao động/người/năm Triệu đồng 495,4 715,7 706,8

2. Chỉ tiêu mức sinh lời/người Triệu đồng 3,43 4,62 2,24

- Năm 2007, với 1 đồng tiền lương đã đem lại 1,10 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Năm 2008, với 1 đồng tiền lương đã đem lại 0,42 đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đòn bẩy tiền lương của doanh nghiệp còn hạn chế mặc dù doanh nghiệp đã cố gắng tăng quỹ lương của nhân viên vào mỗi năm.

Nguyên nhân của sự sụt giảm về chỉ tiêu mức sinh lời/người cũng như hiệu suất tiền lương là do thu nhập của doanh nghiệp đã giảm hơn so với năm 2006 và năm 2007, trong khi quỹ lương và thưởng của nhân viên vẫn tăng đều qua mỗi năm, cho thấy mặc dù giảm về lợi nhuận nhưng doanh nghiệp vẫn chăm lo tốt đời sống của người lao động tại doanh nghiệp. Như vậy, chỉ tiêu mức sinh lời/người và chỉ tiêu hiệu suất tiền lương của năm 2008 giảm so với các năm trước là do điều kiện kinh doanh thay đổi đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Theo bảng trên, năm 2007 là năm hiệu quả nhất về mặt sử dụng năng suất lao động và lương của doanh nghiệp vì tốc độ tăng năng suất lao động cao hơn tốc độ tăng của lương. Tuy nhiên, năm 2008 tốc độ tăng năng suất lao động đ ã chậm lại và có phần giảm so với năm 2007, lúc này tốc độ tăng của lương đã cao hơn tốc độ tăng của năng suất lao động. Điều này cho thấy mặc dù điều kiện kinh doanh thay đổi nhưng doanh nghiệp vẫn không ngừng tăng lương cho công nhân, do vậy doanh nghiệp không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận mà còn vì mục tiêu xã hội.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN HƯNG PHÚ (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)