Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔPHẦN THỦY SẢN MINH HẢI (Trang 92)

Vốn cố định:

Công ty đang trong giai đoạn đầu tư máy móc thiết bị dây chuyền mới, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, nhưng do tình hình hiện nay, nó chưa có điều kiện để phát huy hết nên thật lãng phí. Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì Công ty phải phát huy hết công suất hoạt động để giảm hao phí, tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm nhân viên. Và Công ty cũng cần lưu ý khi mua sắm máy móc thiết bị mới cần hiểu rõ công dụng, tránh sử dụng không đúng cách, lãng phí. Đồng thời tăng cường kiểm tra máy móc thiết bị, tránh tình trạng hư hỏng và có kế hoạch giải quyết kịp thời. Áp dụng phương pháp và mức trích khấu hao hợp lý, tránh việc trích khấu hao quá nhiều dẫn đến chi phí cao, hoặc trích khấu hao quá ít dẫn đến không thu hồi được vốn khi hết thời hạn trích khấu hao.

Vốn lưu động:

Công ty sẽ tiết kiệm được vốn nếu chú trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Để làm giảm nhu cầu về vốn, tăng vòng quay vốn, công ty cần:

+ Đối với lượng tiền mặt tại quỹ: Đây là một khoản mục rất quan trọng có ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công ty. Nếu dự trữ quá nhiều lượng tiền mặt sẽ làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn, còn ngược lại nếu dự trữ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nhất thời của công ty. Vì vậy, công ty cần có chính sách dự trữ tiền mặt sao cho hợp lý.Công ty nên lập sổ theo dõi chi tiết luợng

thu chi tiền mặt, định kỳ có đối chiếu sổ sách nhằm kiểm soát và quản lý chặt chẽ lượng tiền mặt tại quỹ.

+ Đối với hàng tồn kho: để tránh tình trạng hàng tồn kho bị ứ đọng quá

nhiều dẫn đến chi phí bảo quản, kho bãi, tồn trữ lớn hoặc hàng tồn kho quá ít dẫn đến thiếu hàng cung ứng thì công ty cần phải có chiến lược phù hợp trong phân phối, chính sách tồn trữ thích hợp để hạn chế bớt số vốn cho khoản này để đồng vốn này tham gia vào kinh doanh việc khác để sinh lợi cho Công ty. Muốn vậy, công ty cần theo dõi thường xuyên biến động về giá cả và căn cứ vào nhu cầu tiêu thụ hàng hoá trên thị trường để đưa ra mức tồn kho tối ưu. Mặt khác, công ty cần tăng cường tổ chức tốt công tác quản lý, thường xuyên giám sát chặt chẽ việc thực hiện kiểm kê hàng tồn kho định kỳ không để xảy ra tình trạng hư hao hay mất mát.

+ Đối với các khoản phải thu: khoản này chiếm tỷ trọng cũng cao trong cơ cấu vốn lưu động của công ty. Điều này chứng tỏ khách hàng đã chiếm dụng vốn của công ty với số lượng tương đối nhiều, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho công ty bị thiếu vốn kinh doanh. Để khắc phục được tình trạng này và tránh không để vốn bị chiếm dụng quá lâu thì công ty cần có biện pháp, chiến thuật thu hồi các khoản phải thu đúng thời hạn qui định, tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu nhưng phải đảm bảo mối quan hệ tốt với khách hàng và giữ chân khách hàng. Ngoài ra, công ty có thể đưa ra chính sách chiết khấu thích hợp đối với khách hàng thanh toán nợ trước thời hạn hoặc đúng hạn nhằm khuyến khích khách hàng nhanh chóng trả nợ.

5.3.2. Nâng cao khả năng thanh toán.

Khả năng này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của công ty trên thương trường, vì thế nếu khả năng thanh toán quá thấp sẽ làm giảm lòng tin của khách hàng cũng như của các nhà tài trợ, các nhà đầu tư và cả của nội bộ cán bộ công nhân viên trong công ty. Hiện nay các tỷ số thanh toán vẫn còn thấp cho thấy công ty còn gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán nhất là các khoản nợ ngắn hạn. Một số biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình này như: định kỳ kiểm tra lượng tiền mặt tại quỹ, tiền gởi ngân hàng, kết hợp so sánh thu chi của các kỳ trước và lập kế hoạch tiền mặt để dự đoán trước lượng tiền cần sử dụng, đồng thời cố gắng duy trì lượng tiền

hợp lý để có thể thanh toán những khoản bất ngờ,… định kỳ kiểm kê vốn trong thanh toán để xác định vốn lưu động hiện có của đơn vị từ đó xác định nhu cầu vốn cần thiết để có thể huy động kịp thời các nguồn vốn bổ sung.

5.3.3. Mở rộng thị trường tăng doanh số:

Hiện nay cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới rất rộng. Đối với ngành thủy sản cũng có chút khả quan, thị trường tiêu thụ được mở rộng sang Braxin, Nga…đây là những thị trường đầy tiềm năng. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như công ty cần phải nắm bắt được cơ hội này.

Công ty có thể thực hiện biện pháp để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới như thực hiện chính sách chiết khấu, giảm giá đối với khách hàng mua sản phNm, hàng hoá với số lượng lớn hoặc là khi khách hàng thanh toán tiền trước thời hạn. Đồng thời công ty phải luôn thực hiện tốt việc giao hàng đúng chất lượng, số lượng và thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng đối với cả thị trường trong nước và thế giới để tạo được lòng tin ở khách hàng nhằm nâng cao uy tín của công ty trên thương trường.

Đối với thị trường xuất khDu:

Công ty cần phải nghiên cứu kỹ từng thị trường, xác định những nhu cầu hay những đòi hỏi khắt khe của nó để trên cơ sở đó hoàn thiện quy trình sản xuất. Đối với hàng xuất khNu ta phải lưu ý tới: Chất lượng sản phNm, đa dạng hóa sản phNm, mẫu mã, kiểu dáng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phNm.

Đối với thị trường nội địa:

Thi trường này chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ, trước đây việc nghiên cứu vào lĩnh vực này rất ít do đặc thù là một đơn vị chuyên kinh doanh xuất nhập khNu nên công ty tập chung vào thị trường nước ngoài nhiều hơn. Đây là một thiếu sót rất lớn của Công ty vì thị trường nội địa là thị trường đầy nhiều tiềm năng với dân số trên 80 triệu người, nếu biết cách quảng bá khai thác hết thị trường này thì tin rằng doanh số mang lại sẽ không thấp. Bên cạnh đó nước ta thường xảy ra các dịch tai sanh, dịch cúm gia cầm, cúm lợn làm cho nguồn thực phNm của nước ta bị hạn chế, do đó các sản phNm này có thể thay thế. Vì vậy công ty cần:

+ Tổ chức tạo lập mối quan hệ của công ty với khách hàng, thu thập ý kiến của khách hàng, nhằm kịp thời cải tiến chất lượng sản phNm theo nhu cầu của khách hàng trong nước.

+ Tập chung đNy mạnh công tác chiêu thị tham gia hội trợ để gây sự chú ý của khách hàng với sản phNm của mình. Ngoài ra trong những năm gần đây hệ thống siêu thị ngày càng tăng, đây là nơi rất tốt để công ty quảng bá và tiêu thụ sản phNm của mình.

5.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khDu:

Để việc xuất khNu được hiệu quả và đạt kim ngạch xuất khNu cao, Công ty cần linh hoạt trong việc tìm kiếm thị trường. Nhưng để được xuất khNu sang nước ngoài, Công ty cần:

5.4.1. Nghiên cứu thị trường xuất khDu:

Người Việt Nam ta có phong tục: “Nhập gia tùy tục”, đây là một phong tục mà đòi hỏi các Công ty nào xuất khNu cũng phải quan tâm, nó không thể thiếu khi tiếp cận bất cứ một thị trường nào. Vì vậy, khi thâm nhập vào một thị trường nào đó nên có sự nghiên cứu, xem xét phong tục, tập quán, văn hóa tiêu dùng, niềm tin và mức độ chi trả để từ đó có thể đưa ra những quyết định phù hợp, nhanh chóng với xu hướng của người tiêu dùng. Bởi vì, sản phNm là thước đo văn người tiêu dùng, vì vậy điều quan trọng của một doanh nghiệp khi tung sản phNm của mình ra thị trường phải biết bám sát những tập quán của người tiêu dùng mỗi nước.

Nghiên cứu thị trường giúp cho doanh nghiệp nâng cao hiểu biết về các yêu cầu của thị trường, tập quán tiêu dùng, hệ thống phân phối, qui chế nhập khNu nhất là đối với mặt hàng thủy sản. Công ty nên lập phòng marketing chuyên nghiên cứu về lĩnh vực này.

Đối với các thị trường chủ lực như: Mỹ, Nhật, EU Công ty tiếp tục phát triển và củng cố và cũng nên có một đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm tiến hành nghiên cứu kỹ

càng để tránh diễn ra các vụ kiện, và phản ứng kịp thời với các nguy cơ làm tổn hại đến Công ty nếu có. Bên cạnh đó Công ty nên thâm dò thị trường Nga, đây là thị trường được nước ta đánh giá là thị trường xuất khNu chủ lực của ngành thủy sản trong thời gian tới thay

thế cho Mỹ, Nhật, Châu Âu, vì thế Công ty không nên bỏ qua cơ hội xuất khNu qua thị

trường này, nhanh chống nghiên cứu để thâm nhập.

5.4.2. Chú ý nguồn nguyên liệu:

Thủy sản xuất khNu là mặt hàng cần phải được đảm bảo chất lượng trước khi xuất đi. Hàng rào kỹ thuật ở các nước nhập khNu ngày càng có những quy định và nguyên tắc khắt khe. Các nhà nhập khNu thường cập nhật các thiết bị hiện đại để kiểm tra các dư lượng kháng sinh, hóa chất. Vì thế để đảm bảo chất lượng, Công ty cần lưu ý ngay từ lúc thu mua.

- Công ty cần kiểm tra kỹ luỡng trong quá trình thu mua nguyên liệu, nó có nhiễm các loại hóa chất, kháng simh bị cấm không. Đầu tư những trang thiết bị hiện đại có thể phát hiện các dư lượng kháng sinh hóa chất với tỷ lệ cao.

- Thường xuyên cập nhật thông tin, trang thiết bị và công nghệ tiên tiến trong quá trình sản xuất, và áp dụng công nghệ kỹ thuật để bảo quản, đảm bảo được chất lượng thủy sản.

CHƯƠNG 6:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHN

6.1. Kết luận:

Qua phân tích trên cho ta thấy rõ:

- Việc sản xuất, kinh doanh, xuất khNu thủy sản luôn mang lại cho Công ty lợi nhuận cao, nhiều ngoại tệ, mặc dù lợi nhuận luôn biến động tăng, giảm qua 3 năm.

- Cơ cấu thị trường xuất khNu của công ty được mở rộng theo hướng tích cực, tuy có sự giảm về kim ngạch xuất khNu ở thị trường Mỹ, Nhật, thị trường chủ lực của công ty, nhưng bên cạnh đó công ty đã và đang tiềm kiếm được một số thị trường mới nhiều tiềm năng, thêm thị trường mới để giảm bớt sự lệ thuộc vào thị trường chủ lực.

- Công ty luôn đầu tư các dây chuyền thiết bị mới, hiện đại. Điều này cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, việc này đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động, làm cải thiện đời sống của người dân tại tỉnh được tốt hơn và cũng đã góp phần phát triển kinh tế của tỉnh nhà.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công ty cũng còn một số hạn chế như: lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu còn quá cao cho thấy công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn; còn khả năng thanh toán thì còn hơi thấp; kho tàng, máy móc thiết bị chưa khai thác hết công suất do tình hình chưa cho phép...

6.2. Kiến nghị:

6.2.1. Đối với Công ty:

Qua thời gian tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, em xin phép có một số kiến nghị sau:

Công ty cần có một bộ phận Marketing để tích cực quảng bá sản phNm, cần chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa, nhằm tránh tình trạng bị lệ thuộc vào một số thị trường nhất định, đồng thời cũng nhằm chia sẻ bớt rủi ro cho Công ty.

Để khắc phục tình trạng bị chiếm dụng vốn quá lâu và thiếu vốn kinh doanh, công ty cần tích cực thực hiện thu hồi nhanh chóng công nợ còn tồn đọng và phân phối hợp lý lượng hàng tồn kho, sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nguồn vốn hiện có, tránh tình trạng lãng phí vốn.

Công ty cần tận dụng và khai thác triệt để công suất máy móc thiết bị để nâng cao năng suất; tận dụng cho thuê kho bãi, nhà xưởng khi không cần sử dụng để tăng thêm thu nhập cho công ty.

6.2.2. Đối với nhà nước :

Để việc xuất khNu thủy sản được tốt hơn và có những bước phát triển vững chắc trong thời gian tới thì ngoài sự nỗ lực của Công ty, thì bên cạnh đó rất cần có sự hỗ trợ toàn diện từ phía nhà nước. Qua một số thông tin về kinh tế hiện nay, em có một số kiến nghị là:

Năm 2008, nhà nước “chống lạm phát”, sang năm 2009 thì nhà nước “chống thất nghiệp”. Nhưng để giả quyết được tình trạng này thì việc đầu tiên là phải hổ trợ các doanh nghiệp để họ không lâm vào tình trạng phá sản hay sản xuất trì trệ, vì có cơ sở thì người dân mới có việc làm. Vì thế mong rằng các cấp lãnh đạo có thNm quyền sẽ hỗ trợ lãi suất vay vốn, điều chỉnh tỷ giá và mở rộng biên độ tỷ giá theo hướng hỗ trợ xuất khNu, tăng cường quản lý vùng nuôi thủy sản theo tiêu chuNn quốc tế, nhanh chóng xã hội hoá công tác kiểm tra chất lượng, khuyến khích nhập khNu nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khNu, phát triển hệ thống kho lạnh, tăng cường hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường… để giúp doanh nghiệp trong thời gian khủng hoảng này và không ai có thể chắc chắn được “đáy suy thoái là khi nào”.

Đối với chế biến thủy sản, mọi quy trình đều phải diễn ra liên tục, nếu ngừng thì sẽ bị hư, do đó có một chi phí mà ta không thể tiết kiệm được, đó là chi phí điện. Chi phí này lúc trước đã cao, nay nhà nước lại tăng thêm giá điện, không khác gì làm giá thành sản phNm tăng lên thêm, vậy việc cạnh tranh của ta trên các thị trường xuất khNu sẽ ra sao? Để giúp các doanh nghiệp thoát qua sự khó khăn này, mong rằng nhà nước sẽ có chính sách ưu đãi hơn trong việc này.

Còn về uy tín chất lượng thủy sản của ta trên trường quốc tế: Nhà nước cần quản lý nghiêm việc nay vì có một số doanh nghiệp nhỏ tự thu mua, tự chế biến, rồi xin mã vạch xuất khNu đi nước ngoài. Mà các mặt hàng này chưa chắc gì đảm bảo chất lượng, yêu cầu của các thị trường nước ngoài thì rất khắc khe, một khi họ lỡ mua dùng các mặt hàng này thì họ sẽ đánh giá như thế nào? Uy tín của nước ta sẽ giảm ngay, và sẽ ảnh hưởng mạnh đến các doanh nghiệp nứơc ta. Vì vậy để đảm bảo uy tín của hàng Việt Nam, yêu cầu các cơ quan quản lý cần thận trọng hơn việc này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Tấn Bình (2004). “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.HCM.

2. Phạm Văn Dược và Đặng Kim Cương (1997). “Phân tích hoạt động kinh doanh”, Nhà xuất thống kê.

3. Huỳnh lợi (2007). “ Kế toán quản tri”, Nhà xuất bảng thống kê.

4. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết (1997). “Quản trị tài chính”, tủ sách Đại học Cần Thơ.

5.Trần Quốc Việt (2008), luận văn tốt nghiệp “ Phân tích kết quả hoạt động của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Sóc Trăng “.

6. Thái Thị CNm Hồng (2007), luận văn tốt nghiệp “Phân tích tình hình xuất khNu thủy sản và giải pháp đNy mạnh xuất khNu của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Cafatex”.

7. Tài liệu của Công ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔPHẦN THỦY SẢN MINH HẢI (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)