Tỷ lệ thanh toán lãi vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔPHẦN THỦY SẢN MINH HẢI (Trang 82)

Bảng 15 : Thể hiện tỷ lệ thanh toán lãi vay qua 3 năm ( 2006- 2008)

Chỉ tiêu ĐVT 2006 Năm 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Chêch lệch Lợi nhuận

trước thuế

Triệu

đồng 15.015 21.241 10.127 6.226 -11.114 Lãi nợ vay Triệu đồng 7.691 6.560 22.331 -1.131 15.771 Lợi nhuận

trước thuế + lãi nợ vay

Triệu

đồng 22.706 27.801 32.458 5.095 4.657

Tỷ lệ thanh

toán lãi vay Lần 2,95 4,24 1,45 1,29 -2,79

Qua bảng 15 ta thấy tỷ lệ thanh toán này khả quan hơn các tỷ lệ thanh toán trên. Thông thường, hệ số thanh toán lãi nợ vay lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn. Hệ số thanh toán lãi vay được thực hiện tốt nhất vào năm 2007 là 4,24 lần và sang năm 2008 thì tỷ lệ này không đạt là 1,45 lần.

Năm 2007, hệ số thanh toán lãi nợ vay có giá trị lớn và năm nay tăng 1,29 lần so với năm 2006, cho thấy công ty có đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn và có chiều hướng tốt hơn. Nguyên nhân là do lãi vay ngân hàng giảm xuống bớt, còn lợi nhuận trước thuế tăng đến 41,46%. Điều này đánh giá năm nay công ty hoạt động có hiệu quả và có đầy đủ khả năng chi trả lãi nợ vay nhiều hơn so với năm 2006.

Năm 2008, hệ số thanh toán lãi nợ vay thấp nhất chỉ được 1,45 lần, giảm 2,79 lần so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm này việc kinh doanh của Công ty không được tốt như năm 2007 nên lợi nhuận trước thuế lại giảm đi rất nhiều, giảm tới 52,3% so với 2007. Bên cạnh đó năm 2008 công ty đang cần nhiều vốn để mở rộng qui mô sản xuất và hoạt động nhà máy chế biến nên làm cho khoản vay dài hạn tăng lên kéo theo lãi suất ngân hàng chịu nhiều hơn tới 22.331 triệu tỷ, tăng 240,41%. Lợi nhuận thì giảm, lãi vay thì tăng do tình hình lạm phát làm cho tỷ lệ giảm xuống đáng kể. Hệ số thanh toán lãi nợ vay thấp sẽ không đủ khả năng đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn.

Nhận xét: Qua việc phân tích các tỷ số về khả năng thanh toán của Công ty thể hiện qua các tỷ số tài chính cho ta thấy tình hình và khả năng thanh toán vẫn còn thấp, điều này cho thấy tình hình trang trải các khoản nợ ngắn hạn của công ty còn rất hạn chế đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền mặt, việc này Công ty cần lưu ý hơn trong các năm tới.

4.5.2. Phân tích khả năng luân chuyển vốn:

Bảng 16: Thể hiện khả năng luân chuyển vốn của Công ty (2006- 2008)

Chỉ tiêu ĐVT Năm Chêch lệch

2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Số vòng quay hàng tồn kho Vòng 10,44 7,71 3,95 -2,73 -3,76 Số ngày của một vòng Ngày 34 47 91 13 44 Số vòng quay nợ phải thu Vòng 16,18 14,96 8,5 -1,22 -6,46 Số ngày của một vòng Ngày 22 24 42 2 18 Số vòng quay TSCĐ Vòng 20,58 19,39 10,12 -1,19 -9,27 Số ngày của một vòng Ngày 17 19 36 2 17 Số vòng quay vốn sở hữu Vòng 18,86 10,02 4,82 -8,84 -5,20 Số ngày của một vòng Ngày 19 36 75 17 39

4.5.2.1. Luân chuyển hàng tồn kho:

Dựa vào bảng 16 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho mỗi năm mỗi giảm xuống, còn số ngày của một vòng lại tăng lên. Cụ thể là năm 2007, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty đạt 7,71 vòng mỗi vòng với thời gian 47 ngày. Tốc độ này chậm hơn năm trước 2,73 vòng và tăng ngày luân chuyển mỗi vòng là 7 ngày. Với sự thay đổi tốc độ như vậy cho thấy công ty đã tăng vốn đầu tư cho hàng dự trữ. Nguyên nhân số ngày luân chuyển hàng tồn kho của Công ty tăng lên là do chính sách của Công ty muốn dự trữ cao để đủ đáp ứng cho khách hàng trong những năm kế tiếp, do năm 2007 công ty kinh doanh tốt và nghĩ rằng năm 2008 cũng sẽ vậy nên công ty dự trữ sẵn một lượng hàng để đảm bảo cho năm sau việc xuất khNu sẽ diễn ra nhanh chống và không thiếu hàng nếu cần gấp. Mặt khác Công ty hoạt động trong lĩnh vực Chế biến thủy sản nên việc tồn kho nguyên liệu, thành phNm là điều cần thiết để lúc khi cần, hoặc khi qua mùa vụ Công ty có thể kịp thời cung cấp cho khách hàng. Nhưng việc kinh doanh không ai có thể biết trước được, sang năm 2008, tình hình đã diễn biến xấu đi, tốc độ luân chuyển giảm xuống nhiều chỉ còn

3,95 vòng, mỗi vòng với thời gian lên đến 91 ngày. Nguyên nhân là do sản phNm của Công ty xuất khNu bị chậm lại làm hàng bị tồn kho lại nhiều, điều này tăng nguy cơ hàng dự trữ có thể trở thành hàng ứ đọng. Công ty cần có chính sách tiêu thụ số hàng tồn kho này để có vốn để đầu tư vào một số việc khác, nếu để vốn cứ nằm yên thế này thì không tốt lắm, sự luân chuyển vốn sẽ chậm lại làm cho Công ty mất nhiều vốn dự trữ hơn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.

4.5.2.2. Luân chuyển nợ phải thu:

Qua 3 chu kỳ kinh doanh, số vòng quay các khoản phải thu có xu hướng giảm, còn số ngày của một vòng lại tăng lên, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm dần.

Năm 2007, tốc độ luân chuyển nợ phải thu là 14,96 vòng và mỗi vòng là 24 ngày, so với năm 2006 giảm 1,22 vòng và mỗi vòng tăng 2 ngày, cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng các khoản phải thu bình quân nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, chứng tỏ tiền bán hàng của công ty bị chiếm dụng khá lâu. Việc này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc sử dụng vốn lưu động. Điều này sẽ không tốt cho công ty.

Năm 2008 so với năm 2007, số vòng quay các khoản phải thu giảm xuống chỉ còn 8,5 vòng, còn số ngày mỗi vòng lại tới 42 ngày, giảm tới 6,46 vòng. Vòng quay các khoản phải thu quá thấp trong 3 năm, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là chậm. Nguyên nhân là do doanh thu thì giảm nhiều còn các khoản phải thu thì tăng cao do việc kinh doanh khó khăn nên Công ty chấp nhận bán chịu cho khách hàng để khuyến khích họ mua. Nhưng đây cũng không phải là giải pháp lâu dài, nó sẽ làm tồn đọng vốn trong thanh toán và vốn sẽ bị chiếm dụng, do đó công ty cần cố gắng đưa ra biện pháp để tăng nhanh vòng luân chuyển các khoản phải thu vì vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ khả năng thu hồi nợ nhanh hạn chế bớt vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và Công ty có được thuận lợi hơn về nguồn tiền trong thanh toán.

4.5.2.3. Luân chuyển tài sản cố định:

Tốc độ luân chuyển tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đầu tư vào tài sản cố định của Công ty.

Nhìn vào bảng 16 ta thấy số vòng luân chuyển tài sản cố định qua các năm lại giảm nhưng vẫn đảm bảo khả năng thu hồi vốn tài sản cố định. Giảm nhiều nhất là vào năm 2008, tốc độ luân chuyển tài sản cố định chỉ còn 10,12 vòng và số ngày một vòng quay lên đến 36 ngày, giảm tới 9,27 vòng so với năm 2007. Điều này cũng dễ thấy, bởi vì sang năm 2008, Công ty đã có kế hoạch xây thêm nhà máy mới cụ thể là ở Láng Trâm nên công ty đã mua thêm đất đai, xây dựng cơ sở và mua thêm thiết bị máy móc phục vụ cho việc sản xuất tốt hơn, điều này làm cho tài sản cố định của Công ty tăng lên 23,97%, trong khi đó doanh thu thì lại giảm tới 26,05%, vì thế làm cho tốc độ luân chuyển giảm đi nhiều. Hy vọng là chỉ năm nay tốc độ này giảm vậy và năm sau tốc độ này sẽ tăng lại, nếu không khả năng thu hồi vốn tài sản cố định của Công ty sẽ chậm khó thu hồi vốn, khó có điều kiện tích lũy tái đầu tư tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất và cơ sở vật chất cho Công ty.

4.5.2.4. Luân chuyển vốn sở hữu:

Tốc độ luân chuyển vốn sở hữu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Qua bảng 16 ta thấy số vòng quay vốn sở hữu giảm xuống đáng kể qua 3 năm. Cụ thể là năm 2007, số vòng quay vốn sở hữu giảm xuống còn 10,02 vòng, giảm hết 8,84 vòng so với 2006. Theo số liệu trên ta thấy rõ, mặc dù doanh thu có tăng lên 19,81%, nhưng tốc độ tăng của nó vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn sở hữu tăng tới 228,65% do trong năm Công ty đã đầu tư thêm và thặng dư vốn cổ phần tăng thêm đáng kể, điều này làm cho số vòng giảm xuống.

Bước qua năm 2008, vốn chủ sở hữu biến động ít nhưng doanh thu thì giảm xuống đáng kể, giảm tới 26,05%, vì thế mà làm cho số vòng quay giảm xuống rất thấp, chỉ còn 4,82 vòng, còn số ngày một vòng thì lên đến 75 ngày.

Qua đây cho thấy trong năm 2008 Công ty sử dụng vốn sở hữu không mấy hiệu quả, vốn bị ứ đọng trong sản xuất kinh doanh, đồng vốn chưa tham gia tạo nhiều doanh thu. Công ty cần đưa ra biện pháp để khắc phục tình trạng này, mau chống tìm cách tăng vòng quay lên như tăng doanh thu, giảm thiểu tài sản, vốn ứ động…

4.5.3. Phân tích khả năng sinh lời:

Để nhận thức đúng về lợi nhuận thì không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà phải đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế khác mà công ty đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận. Vì thế các tỷ suất sinh lời này đo lường khả năng thu nhập của Công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như: doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu.

Bảng 17: Thể hiện khả năng sinh lời của Công ty (2006-2008) Chỉ tiêu ĐVT

Năm Chêch lệch

2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007

Tỷ suất lợi

nhuận/doanh thu % 1,49 1,75 1,28 0,26 -0,47 Tỷ suất lợi

nhuận/vốn sở hữu % 28,04 17,59 6,15 -10,44 -11,44 Tỷ suất lợi

nhuận/tài sản % 6,97 6,71 2,61 -0,26 -4,1

4.5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS): chỉ tiêu này nói lên một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Qua bảng 17 ta thấy năm 2007, Công ty thu được 100 đồng doanh thu thì có được 1,75 đồng lợi nhuận, tăng 0,26 đồng so với năm 2006, đây là tính hiệu đáng mừng. Trong năm 2007, doanh thu tăng 19,81%, còn lợi nhuận tăng tới 41,35%.

Đến năm 2008, tỷ suất này đã giảm xuống còn 1,28%, do tốc độ giảm của lợi nhuận cao hơn so tốc độ giảm của doanh thu, nguyên nhân là do các chi phí, đặc biệt là chi phí hoạt động tài chính tăng cao, vì vậy để hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả hơn Công ty cần phải giảm bớt những chi phí không hợp lý và nhất là chi phí hoạt động tài chính đây khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi phí của Công ty, bởi vì trong năm Công ty gặp một ít khó khăn nên Công ty hoạt động chủ yếu bằng nguồn vốn vay, công ty phải chịu một khoản lãi vay rất lớn. Những nguyên nhân trên góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm xuống đáng kể.

Từ bảng 17 cho ta thấy tỷ suất lợi nhuận của Công ty qua 3 năm có biến động, tăng rồi lại giảm, mặc dù vậy nhưng công ty vẫn kinh doanh có hiệu quả, vẫn duy trì được lợi nhuận của mình. Tỷ suất lợi nhuận này vẫn còn thấp, Công ty cần có biện pháp để giảm bớt chi phí hơn nữa nhằm đNy nhanh tốc độ tăng của tỷ suất này. Với kết quả như thế, đòi hỏi công ty cần phải phát huy hơn nữa để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.

4.5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu (ROE): chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà nhà một đồng vốn sở hữu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra đầu tư.

Qua bảng 17 ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu qua 3 năm có xu hướng giảm nhiều. Năm 2007 so với năm 2006 giảm 10,45%, Theo số liệu trong bảng cân đối ta thấy rõ, mặc dù lợi nhuận tăng lên 41,35%, nhưng tốc độ tăng của nó vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của vốn sở hữu tăng tới 228,65% do trong năm Công ty đã đầu tư thêm và thặng dư vốn cổ phần tăng thêm đáng kể, điều này làm cho tỷ suất giảm xuống.

Sang năm 2008, tỷ suất này lại giảm mạnh chỉ còn 6,15%, so với năm 2007 giảm đến 11,44%. Ta thấy vốn chủ sở hữu biến động ít nhưng lợi nhuận thì giảm xuống đáng kể, giảm tới 46,2%.

Kết quả trên cho thấy, trong năm gần đây, công ty đã đầu tư nhiều nhưng gặp ngay lúc suy thoái kinh tế nên công ty chưa có cơ hội để phát huy vốn tự có của mình có hiệu quả, hy vọng rằng trong những năm tới công ty sẽ phát huy được hết khả năng của mình để giúp công ty cải thiện được tình trạng như hiện nay. Nhưng công ty cần lưu ý quan tâm đến tỷ suất này nhiều hơn. Bởi vì, với xu hướng chung là luôn giảm như thế thì khả năng kêu gọi đầu tư, liên doanh liên kết sẽ thấp. Chỉ số này biểu thị khả năng đạt được mức doanh lợi trên mức đầu tư, nhà đầu tư nào cũng muốn mình được lời cao trên số tiền mình đưa ra.

4.5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): chỉ tiêu này nói lên một đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản đồng tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản chung của toàn công ty.

Nhìn vào bảng 17, ta thấy so với năm 2006, 2007 thì năm 2008, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty giảm rất nhiều hay khả năng sinh lợi của vốn đầu tư càng thấp.

Dựa trên ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2007 tăng nhiều, tăng tới 41,35%, nhưng tốc độ tăng không đuổi kịp sự gia tăng của tài sản, tăng tới 94,96% do trong năm có các khoản tăng lên rất nhiều như khoản hàng tồn kho, các khoản phải thu, bên cạnh đó công ty đã mua thêm nhà cửa, máy móc thiết bị và công ty còn đầu tư vào tài chính dài hạn, điều này làm cho tỷ suất không thể tăng lên mà còn giảm xuống một ít mặc dù công ty kinh doanh rất có hiệu quả.

Đến năm 2008, tỷ suất này giảm đáng kể, chỉ còn 2,67%, giảm tới 4,04%. Nguyên nhân là do lợi nhuận sau thuế giảm đáng kể, giảm tới 46,2%, nhưng tài sản thì tăng nhẹ nên làm cho tỷ suất này giảm đáng kể.

Như vậy, giai đoạn 2006 - 2008, năm 2006 biểu hiện khả năng sinh lời tốt, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản cao nhất trong 3 năm, cho thấy việc sử dụng tài sản có hiệu quả. Hai năm tiếp theo, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản giảm, biểu hiện khả năng sinh lời giảm. Nguyên nhân là do công ty sử dụng nguồn vốn lưu động mua sắm tài sản cố định, xây dựng nhà xưởng... chuNn bị đưa vào hoạt động nhà máy. Trong giai đoạn này, công ty đang mở rộng quy mô, nhưng trong thời gian này cũng là lúc khó

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY CỔPHẦN THỦY SẢN MINH HẢI (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)