4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu trong 3 năm qua:
Tổng doanh thu của Công ty là sự tổng hợp của 3 thành phần: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
- Doanh thu từ hoạt động tài chính. - Thu nhập khác
Bảng 2: Tổng hợp doanh thu của công ty qua 3 năm (2006-2008) ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so 2006 CHÊNH LÊCH 2008 so 2007 SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 858.378.599 1.028.388.222 760.512.716 170.009.623 19,81 -267.875.506 -26,05 + DT bán hàng 855.217.820 1.025.853.983 756.532.939 170.636.163 19,95 -269.321.044 -26,25 + DT cung cấp dịch vụ 3.160.779 2.534.239 3.979.777 -626.540 -19,22 1.445.538 57,04 DT thuần 858.378.599 1.028.388.222 760.512.716 170.009.623 19,81 -267.875.506 -26,05 DT từ hoạt động tài chính 461.345 1.621.189 5.005.516 1.159.844 251,40 3.384.328 208,00 + Lãi tiền gửi, tiền cho vay 283.768 462.407 270.942 178.639 62,95 -191.465 -41,41 + Cổ tức, lợi nhuận được chia 3.000 5.000 450.354 2.000 66,67 445.354 8.907 + Lãi chênh lệch tỷ giá 174.577 1.153.782 4.284.220 979.205 560,90 3.130.438 271,32
Thu nhập khác 72.727 306.431 - 233.704 321,30 -306.431 -100,00
Tổng 858.912.671 1.030.315.842 765.518.232 171.403.171 19,96 -264.797.610 -25,70
H ình 4: Biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm
Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công Ty Cổ Phần Thủy Sản Minh Hải tập trung vào lĩnh vực sản xuất và chế biến mặt hàng thủy hải sản cụ thể là tôm. Bên cạnh đó công ty còn cung cấp một số dịch vụ khác như: gia công hàng xuất khNu, bán vật tư, vỏ tôm,… Trong đó, xuất khNu thủy sản là ngành hàng kinh doanh chủ yếu đem lại nguồn thu lớn cho công ty. Ngoài ra, công ty còn có nguồn thu từ hoạt động tài chính và hoạt động khác. Để biết được tình hình cụ thể về doanh thu của công ty qua 3 năm 2006-2008, ta hãy xem xét bảng 2, nó được thể hiện rõ trên bảng 2.
Qua bảng 2 cho ta thấy được các thành phần tạo nên tổng doanh thu và sự biến động của chúng qua 3 năm. Trong đó đa số là sự đóng góp của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, chứ doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác không đáng kể. Còn các khoản giảm trừ thì không có.
Nhìn vào bảng 2 ta thấy, tổng doanh thu năm 2007 đạt lên tới 1.030.316 triệu đồng, đây là doanh thu cao nhất từ trước đến nay, so với năm 2006 thì tăng tới 19,96%. Tuy nhiên, đến năm 2008, tổng doanh thu chỉ hơn 765.518 triệu đồng, lại giảm khá nhiều so với năm 2007, giảm 25,7%. Qua đây cho thấy tổng doanh thu của công ty biến động không đều qua 3 năm. Điều này sẽ được lý giải qua việc phân tích doanh thu của từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh.
Trước tiên là doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính (doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ), đây cũng là nguồn thu chủ yếu tạo nên và có ảnh hưởng lớn đến tổng doanh thu của công ty.
858.913 1.030.316 765.518 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2006 2007 2008 Năm T ri ệ u đ ồ n g Series1 http://www.kinhtehoc.net
Năm 2006, doanh thu này đạt gần 858.379 triệu đồng, chiếm hơn 99,93% trên tổng doanh thu.
Sang năm 2007, doanh thu này đạt khá cao là 1.028.388 triệu đồng tăng hơn 170.009 triệu đồng. Qua bảng 2 cho ta thấy rõ sự tăng này là do doanh thu bán hàng tăng khá cao, đạt tới 1.025.854 triệu đồng, chiếm 99,75%, tăng hơn 170.636 triệu đồng so với 2006. Còn doanh thu bán vật tư thì giảm nhiều, giảm 94,7%, nhưng bù vào đó là doanh thu từ bán vỏ tôm và vận chuyển hơn 2.368 triệu đồng. Sở dĩ doanh thu năm 2007 tăng cao như vậy là do sự nỗ lực, phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty cùng với sự ủng hộ của các khách hàng, nên Công ty khai thác được thị trường mới tăng sản lượng tiêu thụ lên, tăng tới 17%, bên cạnh đó giá cả trung bình cũng tăng lên so với 2006, vì thế đã làm cho doanh thu năm 2007 tăng với tốc độ khá cao so với năm 2006.
Nhưng tiếp đến năm 2008, có thể nói đây là năm lao đao nhất đối với ngành thủy sản, và công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn này. Doanh thu hoạt động kinh doanh giảm gần 267.876 triệu đồng, tương ứng giảm 26,05%. Cụ thể là doanh thu bán hàng gần 756.532 triệu đồng, so với năm 2007 giảm 269.321 triệu đồng, tương ứng giảm 26,25%. Sở dĩ có sự giảm đáng kể như vậy là do việc xuất khNu gặp nhiều khó khăn, sản lượng giảm, giá cả cũng giảm, thế giới thì đang vào cuộc khủng hoảng kinh tế làm hàng hóa của ta bị ứ động không thể nhanh chống tiêu thụ được. Kinh doanh khó khăn, để tăng thêm doanh thu, công ty đã làm thêm một số dịch vụ như gia công hàng xuất khNu, nó cũng đạt gần 534 triệu đồng, và doanh thu từ vỏ đầu tôm, vận chuyển cũng tăng lên chút ít đạt 3.446 triệu đồng. Điều này cho thấy trong kinh doanh có lúc này lúc khác, cần phải nắm bắt rõ mọi lúc thị trường đang cần gì, và đang diễn biến ra sao để ta nhanh chống có những chiến lược phù hợp để công ty nhanh chống thích ứng với những thay đổi đó, giúp công ty hạn chế tối đa sự thiệt hại.
Ngoài doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính, công ty còn có thêm nguồn thu từ hoạt động tài chính. Tuy nguồn thu này không lớn lắm nhưng cũng có ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty. Từ bảng số liệu ta thấy doanh thu hoạt động tài chính cũng biến động không đều qua 3 năm. Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm lãi tiền gửi, tiền cho vay, cổ tức, lợi nhuận được chia, và cuối cùng là lãi do chênh lệch tỷ giá.
Doanh thu từ hoạt động tài chính trong cả 3 năm đều tăng lên. Cụ thể, năm 2007, doanh thu hơn 1.621 triệu đồng, tăng nhiều so với 2006, tương ứng tăng 251,4%. Sang năm 2008, nó lại tăng khá cao, đạt gần 5.006 triệu đồng, tăng hơn 3.384 triệu đồng, tương ứng là 208% so với 2007. Cụ thể tăng như thế nào, ta hãy nhìn vào bảng 2.
Qua bảng 2, ta thấy rõ, các khoản mục tạo thành doanh thu qua các năm đều tăng, tăng mạnh nhất là lãi từ chênh lệch tỷ giá, năm 2008 đạt cao nhất trong những năm gần đây là hơn 4.284 triệu. Sở dĩ trong 3 năm liên tục, lãi chênh lệch tỷ giá tăng là do tỷ giá trên thị trường qua 3 năm đều tăng nên rất có lợi cho công ty. Còn cổ tức, lợi nhuận được chia thì tăng mạnh là ở năm 2008 hơn 450 triệu đồng. Riêng về lãi tiền gửi và tiền cho vay thì lại giảm ở năm 2008. Cụ thể là năm 2007 hơn 462 triệu đồng, tăng 62,95% so với 2006, do việc xuất khNu thuận lợi, lợi nhuận nhiều gửi ngân hàng nên lãi tăng cao. Sang năm 2008 giảm xuống 41,41% chỉ còn gần 271 triệu đồng. Việc giảm này là do năm 2008, kinh doanh không được thuận lợi, nên doanh thu giảm, dẫn đến tiền gửi vào các ngân hàng cũng hạn chế hơn năm 2007 nên lãi tiền gửi bị giảm bớt đi.
Cùng với hoạt động kinh doanh chính và hoạt động tài chính, hoạt động khác cũng đem lại cho công ty khoản thu nhập tương đối. Khoản thu nhập này có được từ việc thanh lý nhượng bán tài sản cố định, cho thuê kho bãi, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng,… Năm 2007, thu nhập hơn 306 triệu đồng, tăng gần 234 triệu đồng. Nhưng sang 2008 thì khoản thu nhập này không có. Khoản này ảnh hưởng không đáng kể đến tốc độ biến động của tổng doanh thu.
Từ trên ta thấy, tổng doanh thu có tốc độ biến động tương tự như tốc độ biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Bằng chứng là khi doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng nhiều so với năm 2006, và năm 2008 giảm so với năm 2007 thì tổng doanh thu cũng biến động y như vậy. Điều đó cho thấy chính sự biến động của doanh thu hoạt động kinh doanh chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động của tổng doanh thu.
Bảng 3: Tỷ trọng giữa doanh thu xuất khDu và doanh thu nội địa qua 3 năm (2006-2008) ĐVT: 1000 đồng CHỈ TIÊU NĂM 2006 NĂM 2007 NĂM 2008 CHÊNH LỆCH 2007 so 2006 CHÊNH LỆCH 2008 so 2007 SỐ TIỀN TỶ TRỌNG (%) SỐ TIỀN TỶ TRỌNG (%) SỐ TIỀN TỶ TRỌNG (%) SỐ TIỀN % SỐ TIỀN % Doanh thu nội địa 12.511.002 1,46 52.281.644 5,10 37.618.174 4,97 39.770.642 317,89 -14.663.470 -28,05 Doanh thu xuất khNu 842.706.818 98,54 973.572.339 94,90 718.914.756 95,03 130.865.521 15,53 -254.657.574 -19,69 Tổng 855.217.820 100,00 1.025.853.983 100,00 756.532.939 100,00 170.636.163 19,95 -269.321.044 -26,25 http://www.kinhtehoc.net
4.2.2. Phân tích tỷ trọng giữa doanh thu xuất khDu và doanh thu bán hàng nội địa:
Tỷ trọng giữa doanh thu xuất khNu và doanh thu tiêu thụ nội địa của công ty trong 3 năm qua (2006-2008) được thể hiện trên bảng 3.
Qua bảng 3 ta thấy:
- Trong năm 2006 doanh thu bán hàng ở thị trường nội địa là 12.511 triệu đồng chiếm 1,46% trong tổng doanh thu bán hàng của công ty, còn doanh thu xuất khNu là 842.707 triệu đồng chiếm đến 98,54%, vậy doanh thu nội địa chiếm tỷ lệ không đáng kể, chủ yếu là doanh thu xuất khNu.
- Đến năm 2007, tỷ trọng hàng hoá tiêu thụ trong nước tăng lên một chút chiếm 5,10%, tăng lên gần 39.771 triệu đồng, tăng trên 317% so với 2006. Còn tỷ trọng doanh thu xuất khNu chiếm 94,90%, tuy tỷ trọng giảm nhưng xét về doanh thu thì tăng khá nhiều so với năm 2006, đạt trên 973.572 triệu đồng, tăng 15,53% so với năm 2006. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đã rất cố gắng đNy mạnh tiêu thụ trong nước, và kết quả đã làm tăng doanh thu tiêu thụ trong nước, Còn doanh thu xuất khNu cũng tăng là do công ty thường xuyên nắm bắt nhanh giá cả thị trường, linh hoạt và chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường làm cho số đơn đặt hàng tăng lên đồng thời với việc đầu tư đồng bộ dây chuyền nhập - xuất, ngoài ra còn tranh thủ mua cung ứng từ các doanh nghiệp nhằm đảm bảo lượng hàng hoá đáp ứng kịp thời yêu cầu xuất khNu, nhất là những hợp đồng thương mại giao ngay.
- Qua 2008 thì ta thấy thị trường trong nước lẫn thị trường xuất khNu đều lắng động, doanh thu đều giảm trên hai thị trường và giảm mạnh. Cụ thể là doanh thu trong nước giảm hơn 14.663 triệu, tương ứng giảm 28,05% so với 2007. Còn doanh thu xuất khNu thì chỉ đạt gần 718.915 triệu đồng, giảm 19,69% so với 2007. Sang năm 2008, mặc dầu công ty có thêm thị trường mới nhưng không làm doanh thu của công ty tăng lên. Và trong thời gian này, việc xuất khNu thủy sản trở nên khó khăn phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhất là thị trường Mỹ, mà đây lại là thị trường lớn nhất của công ty nên nó đã ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty.
Từ việc phân tích số liệu trên cho thấy, qua 3 năm doanh thu xuất khNu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu bán hàng của công ty, còn doanh
thu bán hàng nội địa không đáng kể, điều này ta cũng dễ hiểu, do người Việt Nam ta không có thói quen sử dụng hàng chế biến sẵn, chỉ quen với mặt hàng còn tươi sống về chế biến ngay, ăn liền, và các mặt hàng này thì lại rất dễ mua nên điều này làm cho thị trường trong nước không được sôi động. Điều này chứng tỏ, Công ty chú trọng đến hoạt động xuất khNu hơn bán trong nước và nó đã đem lại cho công ty khoản thu nhập lớn. Ta thấy công ty luôn cố gắng để có thể đáp ứng được nhu cầu cả trong và ngoài nước, nhưng vẫn ưu tiên cho hoạt động xuất khNu hơn vì hoạt động này mang lại nguồn thu rất lớn. Các thị trường ngày nay yêu cầu rất khắc khe, cộng vào đó là phải cạnh tranh gây gắt với các đối thủ khác nên đòi hỏi Công ty luôn luôn nâng cao chất lượng để đáp ứng được các thị trường gây gắt này và nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh ngày càng cao.
4.2.3. Phân tích tình hình doanh thu của Công ty theo các nhóm mặt hàng:
Công ty xuất khNu chủ yếu là tôm sú chiếm 98%, các mặt hàng của Công ty sản xuất và xuất khNu bao gồm các nhóm sau:
+ Tôm sú hấp: Sú PTO hấp; Sú PD hấp, sushi.
+ Tôm sú Nobashi: gồm nhiều mặt hàng khác nhau; sản xuất theo yêu cầu của khách hàng
+ Tôm sú PTO tươi: Sú PTO tươi, Sú PD tươi …..
+ Tôm sú truyền thống: Sú vỏ đông Block, thẻ đông Block, Chì đông block, tôm nguyên con …..
+ Tôm sú chế biến khác (có hoá chất): sú đông block hoá chất, sú đông IQF, sú đông semi, sú Easypeel ….
Qua bảng 4 ta thấy tổng doanh thu cũng như tổng sản lượng của các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2007, sang năm 2008 lại giảm mạnh. Cụ thể là chỉ có nhóm mặt hàng tôm truyền thống tăng mạnh qua các năm, còn các nhóm khác thì trong năm 2007 tăng cao nhưng sang 2008 lại giảm đáng kể, trừ mặt hàng tôm sú hấp đều giảm qua 3 năm.
Xét về sản lượng: ta thấy trong năm 2006, mặt hàng sú PTO tươi được khách hàng ưa chuộng nên được tiêu thụ nhiều và chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng. Sang năm 2007, mặt hàng này vẫn tiêu thụ nhiều nhưng đã giảm
đi một ít, thay vào đó là tôm sú chế biến khác chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là mặt hàng có giá cao nhất trong các mặt hàng, sỡ dĩ có sự có sự thay đổi vậy là do thị hiếu của khách hàng có sự thay, không còn ăn ngon mặc ấm mà thay vào đó là ăn ngon mặc đẹp, vì thế mà mặc hàng này được khách hàng đặt hàng nhiều. Nhưng bước qua năm 2008, thì tình hình lại khác, tôm truyền thống vượt lên và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng sản lượng. Nguyên nhân là do đây là mặt hàng có giá rẽ nhất, mà thời điểm này lại là lúc bắt đầu cuộc suy thoái kinh tế nên việc tiêu dùng người ta bắt đầu có sự cân nhắc, cuộc suy thoái sẽ biễn ra bao lâu và đáy của suy thoái là đâu không ai có thể biết, nên việc tiết kiệm lúc này là rất cần thiết, mà đây là mặt hàng có giá trị thấp nhất nên mặt hàng tôm truyền thống được người tiêu dùng ưa chuộng nhất trong thời gian này.
Xét về doanh thu: ta thấy mặt hàng tôm sú chế biến khác chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của 3 năm, đây cũng là mặt hàng có sản lượng cao, và giá thì cao nhất trong các năm, điều này làm cho nó luôn đạt doanh thu cao, nhưng trong năm 2008 doanh thu nó lại giảm. Quan sát bảng 4 ta sẽ thấy mặt hàng tôm truyền thống rất cần được công ty phát huy, nó liên tục tăng doanh thu trong 3 năm, Công ty cần chú ý để mặt hàng này để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường trong giai đoạn khó khăn này.
Nhìn vào tổng doanh thu năm 2007 ta thấy rõ nó tăng lên nhiều so với năm 2006. Có được vậy là do sản lượng tiêu thụ của các mặt hàng tăng lên nhiều, tăng tới 758,9 tấn, đơn giá trung bình các mặt hàng cũng tăng lên 4.900.000 đồng/tấn , trong đó phải kể đến là mặt hàng tôm sú chế biến khác, doanh thu tăng tới 77,79%, nhưng bù vào đó là sự giảm doanh thu của mặt hàng tôm sú hấp, giảm tới 27,28%, hai mặt hàng này trong năm 2007 tiêu thụ mạnh nhất là ở Mỹ, một cái tăng lên một cái giảm xuống, có thể thấy đây là hai mặt hàng thay thế