Triển vọng thu hút đầu tƣ vào các KCN

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 84)

- Triển vọng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài:

Sự hồi phục của dòng vốn FDI sau đợt sút giảm tạm thời vào đầu năm 2003 là minh chứng cho việc tiếp tục thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào khu vực Châu Á. Hầu hết các nƣớc đang phát triển có tốc độ thu hút FDI cao đều nằm trong khu vực này, với các nƣớc đang dẫn đầu Trung Quốc và các “con hổ Châu Á”. Mặc dù trong thời gian qua, sự xuất hiện của căn bệnh SARS và tình trạng căng thẳng ở Bắc Triều Tiên đã khiến dòng vốn FDI vào một số nƣớc ở Châu Á bị sụt giảm song Châu Á vẫn đƣợc đánh giá là khu vực hấp dẫn nguồn vốn FDI nhất trong thời gian tới với dòng vốn FDI đƣợc trông chờ sẽ phục hồi ở Trung Quốc, ấn độ, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và Hàn Quốc.

Theo đánh giá của các chuyên gia trong khu vực và các tổ chức xúc tiến đầu tƣ, triển vọng thu hút FDI vào Châu Á trong thời kỳ ngắn hạn và trung hạn (2005- 2007) là tƣơng đối sáng sủa và đều có những đánh giá lạc quan về nguồn vốn FDI

đầu tƣ vào châu Á. Đồng thời, theo đánh giá của các công ty đa quốc gia, 60% cho rằng FDI đầu tƣ vào Châu Á thời gian tới sẽ dành cho Trung Quốc – quốc gia đang rất thành công trong thu hút FDI; Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc là các quốc gia có tiềm năng và đƣợc đánh giá cao về thu hút FDI.

Trong những năm qua, Việt Nam, thông qua các biện pháp cải thiện môi trƣờng kinh doanh và xúc tiến đầu tƣ của Chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp, đã trở thành một trong những cƣờng quốc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của khu vực. Tổng lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam trong năm 2005 đã vƣợt qua con số 5 tỷ USD. Những diễn biến dồn dập vào cuối năm 2005 cho thấy hoạt động đầu tƣ tại Việt Nam trở nên khẩn trƣơng, nhộn nhịp. Đối với các nhà đầu tƣ Singapore, Việt Nam không chỉ là thị trƣờng gần về địa lý, đông về dân cƣ, mà nay đã trở thành một tâm điểm đầu tƣ hấp dẫn. Nhật cũng có xu hƣớng đầu tƣ sang các nƣớc Đông Nam Á mà 2 địa điểm đƣợc chú ý nhất là Việt Nam và Thái Lan. Năm 2005, Chính phủ đã cấp phép cho một số dự án quy mô lớn của Nhật nhƣ các tập đoàn Yamaha, Mabuchi, Honda… các dự án đầu tƣ Đức cũng đã công khai bày tỏ kỳ vọng về khả năng trở thành nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn nhất tại nƣớc ta trong lĩnh vực cơ khí chế tạo và năng lƣợng - vốn là một lĩnh vực thế mạnh của Đức. Hiện nay, Đức đang đứng vị trí thứ 5 trong các nƣớc EU đã đầu tƣ vào Việt Nam.

Nguồn vốn FDI trong giai đoạn ngắn hạn và trung hạn sẽ đƣợc tập trung vào các ngành dịch vụ, các ngành sản xuất, phân phối, bán hang và dịch vụ hỗ trợ. Các ngành du lịch, công nghệ thông tin/ máy tính, bán buôn và bán lẻ dự kiến sẽ dẫn đầu về thu hút vốn đầu tƣ, với tỷ trọng đầu tƣ vào các ngành này sẽ tiếp tục tăng lên. Triển vọng thu hút vốn FDI vào các ngành sản xuất nói chung là ít khả quan hơn, tuy nhiên dự kiến triển vọng thu hút đầu tƣ FDI của các ngành công nghiệp ô tô, chế tạo máy, hóa chất, công nghiệp điện, điện tử, in ấn và phát hành, sản phẩm cao su và nhựa, sản xuất kim loại và phi kim… là tƣơng đối lạc quan.

- Triển vọng đầu tƣ trong nƣớc:

Kể từ khi luật Doanh nghiệp có hiệu lực thi hành năm 2000 đến năm 2004, với cơ chế thông thoáng hơn đã có 120.328 doanh nghiệp đƣợc thành lập với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký 214,1 ngàn tỷ đồng. tổng số doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tƣ đăng ký đã tăng đáng kể từ mức 14.457 doanh nghiệp và 13,9 ngàn tỷ đồng năm 2000 lên 36.804 doanh nghiệp và 77,8 ngàn tỷ đồng năm 2004 lên. Việc triển khai và hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp đã đăng ký trong thời gian qua là nguồn tiềm năng quan trọng trong việc tăng thu hút đầu tƣ trong nƣớc nói chung và đầu tƣ vào các KCN, KCX nói riêng trong thời gian tới.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2003 đạt 1.709 nghìn tỷ đồng, gấp 8,3 lần so với năm 1995 và gấp 1,54 lần so với năm 2000 (trong đó các doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 58,7%, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7% còn lại là các doanh nghiệp FDI). Vốn bình quân 1 doanh nghiệp nhà nƣớc đạt 207 tỷ đồng, 1 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 5,2 tỷ đồng).

Nguồn kiều hối: theo thống kê của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam, năm 2004, lƣợng kiều hối gửi về nƣớc qua con đƣờng chính thức (qua ngân hang và các công ty kiều hối) là 3,2 tỷ USD, tăng bình quân 22% trong thời kỳ 2001-2004. Tính từ năm 2000 đến nay, Việt kiều đã gửi về nƣớc tổng số trên 9,7 tỷ USD. Ngoài ra, lƣợng kiều hối còn đƣợc gửi về nƣớc qua con đƣờng phi chính thức với quy mô xấp xỉ ngang bằng với thị trƣờng chính thức hàng năm. Nhƣ vậy, nguồn kiều hối này đã trở thành một nguồn thu quan trọng bổ sung ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán thƣơng mại quốc gia nói chung và bổ sung cho nguồn vốn đầu tƣ trong nƣớc nói riêng (đặc biệt là ở các tỉnh phía nam). Chỉ tính riêng ở các KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm 2002-2004 đã thu hút đƣợc trên 780 triệu USD vốn đầu tƣ trong nƣớc.

3.1.3. Những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tƣ vào các KCN trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010.

3.1.3.1. Về triển vọng phát triển công nghiệp

- Ngành công nghiệp năng lƣợng (gồm điện, than và dầu khí) đƣợc xếp ƣu tiên số một để bảo đảm năng lƣợng cho CNH và hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Ngành này còn tạo ra thu nhập rất lớn về ngoại tệ và nguồn thu cho ngân sách. Đối với dầu khí: tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài trong việc tìm kiếm thăm dò dầu khí gia tăng trữ lƣợng xác minh hàng năm khoảng 40 triệu tấn dầu quy đổi. Khai thác dầu thô tăng trƣởng khoảng 3,7%/năm, năm 2010 đạt sản lƣợng 21,6 triệu tấn (kể cả phần khai thác ở nƣớc ngoài). Khai thác khí tăng trƣởng 15%/năm, năm 2010 khai thác 13,15 tỷ m3

khí. Việc gia tăng sản lƣợng khí khai thác sẽ tạo tiền đề thu hút và đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp phân bón, nhựa PVC, điện, vật liệu xây dựng, thép. Đẩy mạnh đầu tƣ dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, triển khai đầu tƣ các dự án hóa dầu, lọc dầu Nghi Sơn, lọc dầu phía Nam. Việc hoàn thành và đƣa nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất vào hoạt động vào cuối năm 2008 sẽ tạo tiền đề thu hút và đầu tƣ phát triển các ngành công nghiệp hóa dầu.

- Việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô sẽ khả năng tạo ra một mạng lƣới rộng lớn các xí nghiệp vệ tinh và dịch vụ sửa chữa, công nghiệp phụ trợ, công

nghệ chế tạo cao - đây là một ngành đang đƣợc ƣu tiên phát triển sau ngành năng lƣợng.

- Công nghiệp dệt may, da giầy vốn là thế mạnh của Việt Nam, có tiềm năng xuất khẩu lớn, thu hút đƣợc nhiều lao động. Khả năng gia nhập WTO vào năm 2006 và việc bãi bỏ chế độ hạn ngạnh hàng dệt may thì dƣ địa cho phát triển ngành này là rất triển vọng. Vấn đề đặt ra đối với ngành công nghiệp dệt, may và da, giày trong thời gian tới là cần tăng tốc đầu tƣ với cơ chế hợp lý để tăng tỷ lệ nguyên, phụ liệu sản xuất trong nƣớc phục vụ cho sự phát triển của các ngành công nghiệp này.

- Ngành cơ khí đóng tàu, sản xuất máy móc thiết bị, điện tử và thiết bị thông tin, phần mềm là những ngành có thể phát triển tốt, có hiệu quả cao nếu có chính sách khuyến khích đầu tƣ đúng mức. Tập trung vào lĩnh vực chế tạo linh kiện điện tử, điện tử công nghiệp, công nghiệp công nghệ thông tin, phần mềm phục vụ quản lý, giáo dục đào tạo, phục vụ phát triển thƣơng mại điện tử, quản lý tài chính ngân hàng. Ngành điện tử - tin học dự kiến mức tăng trƣởng 17-18%/năm để đến năm 2010 đƣa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử - tin học lên khoảng 3,2 tỷ USD.

- Ngành công nghiệp vật liệu xây dựng là ngành công nghiệp có nhiều lợi thế và có khả năng cạnh tranh để tiếp tục phát triển trong kế hoạch 5 năm tới do nƣớc ta có đủ nguồn đá vôi, than và mỏ sét cho sự phát triển của ngành đồng thời do tốc độ đô thị hóa nhanh và nhu cầu về xi măng, gốm, sứ, thiết bị vệ sinh tăng liên tục và ổn định trong nhiều năm.

3.1.3.2. Về những ngành, lĩnh vực có khả năng thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các KCN

Trên cơ sở định hƣớng chiến lƣợc và triển vọng về phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, định hƣớng phát triển các vùng lãnh thổ, những ngành và lĩnh sau có khả năng thu hút đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm phục vụ mục tiêu phát triển và mở rộng sản xuất công nghiệp gồm:

- Ngành sản xuất điện, khí hóa lỏng LPG, PVC, phân đạm tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau; phân đạm tại Ninh Bình trong giai đoạn 2007 - 2010;

- Ngành sản xuất động cơ, phụ tùng ô tô, xe máy, phụ tùng xe đạp, cơ khí chế tạo, sản xuất khuôn mẫu nhựa, kim loại tại Đồng Nai, Bình Dƣơng, thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2006 - 2008;

- Ngành sản xuất, lắp ráp linh kiện, bản mạch điện tử, chi tiết nhựa (vỏ, khuôn) cho các sản phẩm điện tử kỹ thuật cao (điện thoại di dộng, camera kỹ thuật số, máy in, máy tính), dây và cáp điện tại Hà Nội, Bắc Ninh, Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị văn phòng (máy in, máy tính, máy photocopy, máy fax, điện thoại), đồ gia dụng (điều hòa, tủ lạnh, tivi, radio...) tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Hà Nội, Bắc Ninh trong giai đoạn 2006 - 2009;

- Ngành sản xuất, lắp ráp các sản phẩm công nghệ cao (ổ đĩa, chip máy tính tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007 - 2009;

- Ngành sản xuất dƣợc phẩm, mỹ phẩm, hóa chất tẩy rửa, thuốc trừ sâu, thuốc thu ý tại các tỉnh, thành phố lớn ở khu vực Đông Nam Bộ, các tỉnh đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành sản xuất rƣợu, bia, nƣớc giải khát, chế biến các sản phẩm từ sữa tăng tại các tỉnh, thành phố lớn trong cả nƣớc trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành chế biến thức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, dầu thực vật tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành chế biến hải sản tại các tỉnh có biển trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, sứ vệ sinh tại các tỉnh miền Bắc trong giai đoạn 2006 - 2008. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ngành may - giầy tại các tỉnh ven các thành phố lớn ở các vùng: đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, miền Trung tăng mạnh trong giai đoạn 2006 - 2008 và giảm xuống trong giai đoạn 2009 - 2010 do giá nhân công tại các đô thị lớn: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực tập trung nhiều KCN tại Bình Dƣơng và Đồng nai đã tăng cao trong thời gian qua.

- Ngành sản xuất dệt, sợi, nguyên phụ liệu dệt may, da, giầy dự kiến sẽ tăng mạnh tại các tỉnh, thành phố lớn và các tỉnh ven các thành phố lớn ở các vùng: đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, miền Trung trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành sản xuất nhựa, cao su, sơn công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ, trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành sản xuất kết cấu thép tại khu vực miền Trung trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Ngành sản xuất thép Inox, luyện cán thép, phôi thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Dung Quất (Quảng Ngãi), Thạch Khê - Vũng áng (Hà Tĩnh) trong giai đoạn 2006 - 2010.

- Việc phát triển mạnh ngành đóng và sửa chữa tàu biển tại miền Trung sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất và chế tạo phụ tùng cơ khí, động cơ phục vụ ngành công nghiệp Tầu thủy trong giai đoạn 2009 - 2010.

- Một số ngành khác cũng có nhiều triển vọng thu hút đầu tƣ mới nhƣ: in ấn, bao bì, sản xuất giấy, các sản phẩm giấy, đồ gia gỗ gia dụng cao cấp, dịch vụ hỗ trợ phát triển công nghiệp: nghiên cứu và triển khai;

- Xu hƣớng di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trong nội đô các thành phố lớn.

3.2. Mục tiêu và kế hoạch đến 2010 về đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ vào các KCN ở Nghệ An các KCN ở Nghệ An

3.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An

Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XVI nhiệm kỳ 2006 - 2010 đã nêu ra phƣơng hƣớng và quan điểm phát triển: "Đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo các mũi đột phá trong phát triển công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế"

Mục tiêu tổng quát:

Đoàn kết phấn đấu đƣa Nghệ An thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển vào năm 2010; cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; xây dựng Thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ; quyết tâm đƣa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá nhất của cả nƣớc.

Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010: - Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 - 2010: 12,0 - 13,0%.

+ Cơ cấu kinh tế đến năm 2010: Công nghiệp: 39%, dịch vụ: 37%, nông nghiệp: 24%.

+ Thu ngân sách đạt 5.000 - 5.500 tỷ đồng.

+ Kim ngạch xuất khẩu đạt 350 - 400 triệu USD vào năm 2010, tăng 20%/năm. + GDP bình quân đầu ngƣời năm 2010 phán đấu đạt 850 - 1.000USD.

+ Tổng đầu tƣ toàn xã hội dự kiến 70.000 - 75.000 tỷ đồng. - Về xã hội:

+ Các xã, phƣờng đều có trƣờng mần non đủ tiêu chuẩn; trên 60% tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010.

+ 100% giáo viên đạt chuẩn của Bộ giáo dục - Đào tạo; mỗi ngành học có 50 - 60% giáo viên khá, giỏi.

+ Giảm tỷ lệ trẻ em dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống 20% vào năm 2010. + 75% số xã, phƣờng đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010.

+ 95 - 97% trẻ em trong diện đƣợc tiêm chủng. + Tỷ lệ phát triển dân số dƣới 1% vào năm 2010.

+ 80 - 85% gia đình văn hóa; 45 - 50% làng bản, khối phố, cơ quan văn hóa; 100% xã, phƣờng, thị trấn có thiết chế văn hóa thể thao (trong đó 50% đồng bộ).

+ Đảm bảo 100% ngƣời nghiện ma túy đƣợc quản lý, cai nghiện, hạ thấp tỷ lệ tái nghiện.

+ 95% số dân đƣợc xem truyền hình và 100% đƣợc nghe đài phát thanh.

+ 90% số dân đƣợc dùng nƣớc sạch (cả nƣớc 95% dân cƣ thành thị, 75% dân cƣ

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 84)