Công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 45)

- Những mặt đƣợc:

+ KCN Bắc Vinh:

Các công trình ngoài hàng rào KCN đã cơ bản hoàn thành với tổng chi phí đã thực hiện là 19 tỷ đồng (không tính chi phí đƣờng cáp quang của bƣu điện).

Về hạ tầng trong KCN: Theo báo cáo của Công ty đầu tƣ phát triển KCN Bắc Vinh (LILAMA), tính đến 20/10/2004, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng kết cấu hạ tầng trong KCN là 25,930 tỷ đồng, trong đó:

+ Vốn hỗ trợ của ngân sách tỉnh Nghệ An: 8,172 tỷ đồng;

+ Vốn các doanh nghiệp tự đầu tƣ hạ tầng sau đó đƣợc tính trừ vào tiền thuê đất là: 1,784 tỷ đồng;

+ Nguồn vốn Chủ đầu tƣ là 13,914 tỷ đồng. Trong đó phần thu tiền thuê đất hàng năm của một số doanh nghiệp 2,06 tỷ đồng.

Năm 2005, công tác đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN ƣớc tính 5 tỷ đồng (do LILAMA thực hiện).

Theo các số liệu đã nêu ở trên, sau hơn 5 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt, tổng vốn đầu tƣ thực hiện trên tổng vốn đầu tƣ đƣợc phê duyệt chỉ đạt 39,5% (30,93 tỷ / 78,5 tỷ).

- KCN Nam Cấm:

Tính đến 31/08/2004, việc triển khai xây dựng KCN Nam Cấm đã đạt đƣợc các kết quả nhƣ sau:

+ Đã đền bù giải phóng mặt bằng cho diện tích đất hơn 140 ha.

+ Đã hoàn thành rà phá bom, mìn vật nổ cho khoảng 203 ha và đang tiếp tục rà phá cho diện tích còn lại của khu công nghiệp Nam Cấm.

+ Đã xây dựng hệ thống cấp điện tạm thời cho các dự án đang xây dựng tại Bắc Khu C và đang xây dựng đƣờng dây 35KV tuyến chính cung cấp điện cho KCN.

Trong năm 2005, Ban quản lý các KCN đã chỉ đạo Công ty phát triển KCN Nghệ An phối hợp với các ngành tiến hành công tác giải phóng mặt bằng và đã thu hồi đƣợc 124 ha đất ở KCN Nam Cấm, chi trả cho 680 hộ dân có đất bị thu hồi 31 tỷ đồng. Lập xong các dự án đầu tƣ các hạng mục: Khu xử lý nƣớc thải công suất 2000m3/ngđ, hệ thống thoát nƣớc thải, nƣớc mƣa, hệ thống cấp điện sản xuất ở khu C (giá trị 50 tỷ đồng) đang trình các cấp có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt. Triển khai lập xong dự toán di dời đƣờng điện 35KV tại KCN Nam Cấm giá trị 2,4 tỷ đồng, hiện đang chuẩn bị đấu thầu chọn nhà thầu thi công.

Từ tháng 11/2005 Công ty phát triển KCN đã tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu thi công các gói thầu số I, II, III về hạng mục đƣờng giao thông nội bộ Nam khu C (giá trị trúng thầu 44,1 tỷ/52 tỷ đồng theo dự toán - đơn vị trúng thầu: Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông Việt Lào – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 (gói số I và II), Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5 (gói số III); gói thầu số IV đối với hạng mục: điện chiếu sáng Nam khu C - KCN Nam Cấm (đơn vị trúng thầu: Công ty cổ phần xây lắp điện Nghệ An, giá trị trúng thầu 2,2 tỷ/2,4 tỷ theo dự toán). Hiện các nhà thầu đang triển khai thi công.

Về tiến độ thực hiện dự án: Hầu hết các doanh nghiệp đƣợc cấp phép đầu tƣ vào KCN Nam Cấm đã thực hiện san nền theo quy định, một số triển khai chậm và kéo dài nhƣ Công ty TNHH Đầu tƣ và thƣơng mại Nghệ An, Công ty Việt Mỹ; một số dự án đang gặp phải khó khăn, vƣớng mắc do chƣa triệt để giải phóng mặt bằng nhƣ: Công ty OMYA, Công ty HTKT QK4, Công ty Châu Tiến và Công ty Thanh Thành Đạt.

- Song song với việc lập Hồ sơ xin phê duyệt, công tác đền bù giải phóng mặt bằng, đầu tƣ hạ tầng kỹ thuật KCN Cửa Lò cũng đƣợc triển khai. Hệ thống cấp nƣớc cho khu công nghiệp lấy từ nhà máy nƣớc Cửa Lò đã đƣợc xây dựng; Đã đền bù giải phóng mặt bằng cho diện tích 4,37 ha trị giá 1,105 tỷ đồng; đã hoàn thành khu định cƣ để di dời các hộ dân nằm trong diện phải di dời với quy hoạch 40 lô, tổng diện tích 8000 m2. Đã lập phƣơng án đền bù giải phóng mặt bằng đợt 2 với diện tích 6,5 ha với số tiền 1,125 tỷ đồng nhƣng chƣa triển khai thực hiện.

- Những hạn chế, tồn tại:

- Ban quản lý các KCN chưa thực hiện tốt chức năng tham mưu với lãnh đạo Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh; chưa xác lập được mối quan hệ phối hợp với các Sở ban ngành: Với chức năng tham mƣu cho UBND Tỉnh trong việc quy hoạch, xây dựng, phát triển và quản lý các KCN, Ban quản lý các KCN chƣa tham mƣu, đề xuất đƣợc cho UBND tỉnh các phƣơng án tối ƣu trong việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng trong và ngoài các KCN; chƣa đề xuất các phƣơng thức cho thuê đất phù hợp với đặc thù các KCN của Nghệ An. Đặc biệt, còn máy móc trong việc áp dụng các quy định của Nhà nƣớc về KCN mà chƣa sáng tạo và vận dụng hợp lý các quy định đó vào thực tiễn của Tỉnh.

Đối với Văn phòng UBND Tỉnh và các Sở ban ngành chức năng của Tỉnh, Ban quản lý các KCN chƣa thiết lập và tăng cƣờng mối liên hệ cần thiết để các Sở ban ngành hiểu, chia sẻ các khó khăn do tính đặc thù của Ban.

- Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN còn chậm, thiếu đồng bộ, không đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư thứ cấp.

- Bất cập trong mô hình tổ chức Công ty phát triển KCN Nghệ An: Công ty phát triển KCN Nghệ An đƣợc thành lập theo quyết định số 297/QĐ-UB-TCCQ ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Nghệ An. Do thiếu hƣớng dẫn thống nhất từ cấp trên, lại chắp vá từ các mô hình có trƣớc nên có thể coi quyết định số 297/QĐ-UB-TCCQ ngày 17/01/2003 của UBND tỉnh Nghệ An, là một sản phẩm hành chính có nhiều mâu thuẫn. Mâu thuẫn ngay trong Điều 1 và Điều 2 của quyết định. Trong khi Điều 1 của quyết định thành lập Công ty phát triển KCN Nghệ An ghi rõ: Công ty là một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu, trực thuộc Ban quản lý các KCN, thì Điều 2 lại thể hiện mô hình này là một doanh nghiệp độc lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Nguyên văn Điều 2 của quyết định nhƣ sau:

Nhiệm vụ của Công ty phát triển hạ tầng KCN Nghệ An thực hiện theo điều 14, Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ ban hành quy chế KCN, KCX, KCNC và một số nhiệm vụ khác, cụ thể nhƣ sau:

+ Làm chủ đầu tƣ một số KCN của tỉnh Nghệ An.

+ Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ngân sách Trung ƣơng và địa phƣơng, vốn vay từ quỹ hỗ trợ phát triển, các tổ chức tín dụng, huy động các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật để đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng KCN.

+ Vận động thu hút các dự án đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào các KCN của Tỉnh.

+ Ký kết hợp đồng cho thuê đất, thuê hoặc bán nhà xƣởng cho các doanh nghiệp trong KCN. Thu tiền thuê đất và các phí khác để trả nợ vốn đầu tƣ và để tiếp tục đầu tƣ phát triển các KCN.

+ Lập và trình duyệt các dự án phát triển công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào (có liên quan) các KCN, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

+ Thực hiện các hoạt động dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ vào KCN. + Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và môi trƣờng trong KCN. + Quản lý bộ máy và tài sản công ty.

+ Các nhiệm vụ khác do UBND tỉnh giao.

Rõ ràng các cơ quan tham mƣu đã có sự nhầm lẫn khi xây dựng chức năng nhiệm vụ cho Công ty phát triển KCN Nghệ An. Quyết định 297/QĐ-UB đã coi Công ty phát triển KCN Nghệ An là doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh hạ tầng nhƣ

các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác chứ không phải là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Từ đó, xây dựng chức năng nhiệm vụ của Công ty theo điều 14 Nghị định 36/CP là chức năng nhiệm vụ của Công ty kinh doanh hạ tầng. Thực ra, Nghị định 36/CP (ra đời năm 1997) không phải để điều chỉnh loại hình đơn vị sự nghiệp có thu làm chủ đầu tƣ khu công nghiệp (ra đời sau năm 2000) nhƣ Công ty phát triển KCN Nghệ An.

Do vậy, địa vị pháp lý của Công ty không đƣợc xác định đối với hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong tỉnh. Công ty là một doanh nghiệp hay là một đơn vị sự nghiệp có thu không có câu trả lời xác đáng. Là doanh nghiệp, tại sao công ty không đƣợc giao vốn mà lại đƣợc cấp kinh phí hoạt động thƣờng xuyên, đƣợc cấp tiền xây dựng và trang thiết bị trụ sở, đƣợc cấp ô tô, đăng ký biển sự nghiệp. Là doanh nghiệp tại sao Công ty đƣợc tiếp nhận các nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách nhà nƣớc mà không phải tuân theo quy trình quản lý, giám sát theo quy định hiện hành của nhà nƣớc. Nếu là đơn vị sự nghiệp có thu thì tại sao Công ty đƣợc cấp đăng ký kinh doanh, đƣợc ký hợp đồng cho thuê đất và thực hiện các Hợp đồng kinh tế khác. Dựa vào tính đặc thù, đặc biệt của hoàn cảnh ra đời, tổ chức hoạt động của Công ty phát triển KCN Nghệ An lúc thì là một doanh nghiệp, hoạt động theo sự điều tiết của luật doanh nghiệp. Theo hình thức hoạt động này, công ty hạn chế đƣợc vai trò quản lý Nhà nƣớc của Ban quản lý các KCN và các cơ quan chức năng. Ngƣợc lại, khi cần biên chế, trụ sở, kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nƣớc, công ty hoạt động nhƣ một đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu.

Công ty phát triển KCN Nghệ An thành lập với một mục đích duy nhất là hợp lý hoá hồ sơ xin Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, thành lập KCN Nam Cấm và đón nhận các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nƣớc. Mọi chi phí từ lƣơng cán bộ, nhân viên đến chi phí đầu tƣ xây dựng hạ tầng KCN đều dùng vốn ngân sách Nhà nƣớc. Vấn đề đặt ra là việc huy động các nguồn vốn để xây dựng hạ tầng các KCN sẽ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào. Có mấy nguyên nhân sau đây giải thích vì sao Công ty không thể huy động các nguồn vốn để hoạt động:

Một là: Ngoài vốn ngân sách nhà nƣớc cấp, với một Công ty chỉ có trên danh nghĩa sẽ không đủ các điều kiện nhƣ vốn pháp định, thế chấp, bảo lãnh, để vay vốn từ các tổ chức tài chính. Mặt khác, ngay chính các tổ chức tài chính cũng không đủ can đảm cho Công ty vay vốn khi mà khả năng thu hồi vốn của họ không thật sự an toàn.

Hai là: Là một đơn vị sự nghiệp có thu, đƣợc thành lập chỉ để làm chủ đầu tƣ hạ tầng KCN bằng vốn ngân sách nhà nƣớc. Các cán bộ, nhân viên công ty từ giám đốc

trở xuống đƣợc biên chế và đƣợc hƣởng các quyền lợi và nghĩa vụ của những công chức nhà nƣớc. Vì vậy, tâm lý chung của bộ máy lãnh đạo Công ty là không thật sự quyết tâm vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Điều họ lo ngại nhất khi tính đến khả năng vay tiền của các ngân hàng thƣơng mại là phải chịu trách nhiệm về các khoản vay đó. Từ đó, họ chỉ cố gắng vận động để có đƣợc các khoản ngân sách nhà nƣớc.

Tóm lại: Với hình thức là đơn vị sự nghiệp có thu, vừa do tính đặc thù nên Công ty không hội đủ điều kiện để huy động các nguồn vốn khác. Đồng thời do tính đặc thù nên những ngƣời có trách nhiệm của Công ty này cũng không quan tâm đến việc huy động các nguồn vốn khác mà chỉ trông chờ hoàn toàn vào nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc để xây dựng hạ tầng các KCN. Với các tỉnh có nguồn thu ngân sách eo hẹp nhƣ Nghệ An, thì việc đầu tƣ xây dựng và phát triển các KCN theo phƣơng thức này là rất khó khăn.

Mục tiêu chính của việc thành lập công ty là huy động đƣợc các nguồn vốn ngoài vốn ngân sách để nhanh chóng đầu tƣ hạ tầng các KCN. Khi có nguồn vốn, Công ty tự tổ chức thi công, sau đó đƣa vào vận hành và duy tu, bảo dƣỡng một số công trình cơ sở hạ tầng KCN. Thế nhƣng 3 năm qua, do không có vốn, không xây dựng đƣợc các công trình hạ tầng thì cũng đồng nghĩa với việc mục tiêu "nhanh chóng đầu tƣ hạ tầng KCN.." đã không thể đạt đƣợc.

Mặt khác, theo quyết định thành lập, Công ty là đơn vị trực thuộc Ban quản lý các KCN Nghệ An nhƣng thực tế trong 3 năm qua, do đƣợc giao làm chủ đầu tƣ các dự án xây dựng các KCN, hoạt động của Công ty đã vƣợt ra ngoài tầm quản lý của Ban. Đây là vƣớng mắc cơ bản nhất giữa Ban và Công ty, hạn chế việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các KCN và ảnh hƣởng đến kết quả thu hút đầu tƣ của tỉnh Nghệ An.

Là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Ban quản lý các KCN, tận dụng sự không rõ ràng về chức năng nhiệm vụ trong quyết định thành lập, trong 3 năm qua, Công ty đã hoạt động nhƣ một doanh nghiệp đầu tƣ kinh doanh hạ tầng KCN. Theo đó, xây dựng mối quan hệ làm việc tƣơng tự nhƣ một đơn vị doanh nghiệp làm chủ đầu tƣ xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN. Sự quản lý, định hƣớng, đôn đốc của Ban quản lý các KCN đối với các hoạt động của Công ty chỉ là hình thức, không có giá trị hiệu lực. Những nhiệm vụ rất quan trọng, quyết định hiệu quả đầu tƣ nhƣ đền bù giải phóng mặt bằng, cấp đất cho các nhà đầu tƣ, trong 3 năm qua hết sức trì trệ. Cũng do xác định quan hệ của Công ty đối với Ban nhƣ là giữa một đơn vị chủ đầu tƣ, kinh doanh hạ tầng đối và Ban quản lý các KCN, trong xử lý công việc hàng ngày, Công ty thƣờng bỏ qua Ban quản lý các KCN, quan hệ trực tiếp với UBND

tỉnh và các Bộ Ngành Trung ƣơng. Chỉ khi nào bị cấp trên nhắc nhở hay bị quy trình xử lý công việc bắt buộc, Công ty mới quay về báo cáo và xin ý kiến của Ban. Với vị thế tƣơng đối độc lập của mình, Công ty không muốn chấp nhận sự lãnh đạo trực tiếp của Ban quản lý các KCN. Sự kém hợp tác, hỗ trợ cho nhau đã làm nẩy sinh và phát triển một số mâu thuẫn trong quá trình hoạt động của hai cơ quan trong cùng một hệ thống. Các mâu thuẫn này không đƣợc giải quyết kịp thời sẽ làm cho các công việc trì trệ, kéo dài và đôi khi không có kết quả.

Việc Công ty đƣợc giao làm chủ đầu tƣ, thực hiện các công việc mà trƣớc đây Ban quản lý các khu công nghiệp vẫn thƣờng làm cộng với hoạt động độc lập, tách rời sự lãnh đạo, quản lý của Ban đã ảnh hƣởng đến tâm lý của các nhà đầu tƣ. Mặt khác, tuy là nhân viên của một doanh nghiệp, nhƣng cán bộ nhân viên của công ty lại là các công chức Nhà nƣớc. Chính vì thế, cán bộ Công ty có tƣ tƣởng Công ty của họ là một cơ quan quản lý Nhà nƣớc tƣơng tự nhƣ Ban quản lý các khu công nghiệp. Sự cố gắng thể hiện theo hƣớng trên đây của cán bộ, nhân viên công ty đã làm cho các nhà đầu tƣ và các cơ quan chức năng của tỉnh hiểu nhầm rằng Công ty ra đời là để thay thế Ban quản lý các KCN tỉnh. Nhiều nhà đầu tƣ trong KCN rất phân vân, không phân biệt đƣợc, ở Nghệ An, Ban hay Công ty là cơ quan có chức năng quản lý điều hành hoạt động các KCN.

Một bất cập rất đáng đƣợc đề cập là việc thành lập Công ty chỉ để thực hiện duy

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)