- Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định:
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phƣơng và thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển theo hƣớng CNH, HĐH, tỉnh Nam Định đã xây dựng KCN tập trung, cụm công nghiệp tạo bƣớc đột phá trong phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, vững chắc và hiệu quả. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu vốn, không chờ đợi hỗ trợ từ ngân sách Nhà nƣớc, tỉnh đã tiến hành xây dựng KCN Hoà Xá với nhiều cam kết mền dẻo và linh hoạt nên đã thu đƣợc thành công đáng khích lệ.
Công tác giải phóng mặt bằng đƣợc triển khai rất tốt, Ban đền bù của tỉnh đã ký hợp đồng về diện tích đất và tài sản trên đất với từng hộ dân, phƣơng án đền bù và dự toán đền bù đƣợc công bố công khai, trong đó nêu rõ diện tích và dự toán đền bù
của từng hộ dân và chính sách hỗ trợ nếu có. UBND tỉnh giao cho Kho bạc tỉnh trực tiếp viết phiếu chi và trả tiền đền bù cho từng hộ dân tại địa điểm tổ chức đền bù. Bên cạnh bàn trả tiền là bàn ký giấy giao đất cho KCN và giao lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của từng hộ.
Đối với các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN, tỉnh Nam Định có chính sách hỗ trợ cụ thể để bù vào việc thiếu vốn xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đồng thời huy động đƣợc vốn của các doanh nghiệp xây dựng kết cấu hạ tầng. Khi giao mặt bằng cho nhà đầu tƣ thứ cấp, tỉnh có thoả thuận: nhà đầu tƣ phải trả ngay tiền đền bù mà tỉnh đã trả trƣớc cho các hộ dân, tỉnh hỗ trợ cho các doanh nghiệp 50% số tiền đền bù đó (sau này khi các doanh nghiệp xây dựng nhà xƣởng xong đi vào sản xuất, tiền hỗ trợ đó đƣợc khấu trừ dần vào các khoản phải nộp của doanh nghiệp nhƣ là khoản tái đầu tƣ). Các doanh nghiệp tự san lấp mặt bằng của họ để xây dựng nhà xƣởng và tỉnh hỗ trợ 15.000 đồng/m2
san lấp (tiền hỗ trợ đó cũng đƣợc khấu trừ trong các khoản doanh nghiệp nộp cho tỉnh sau khi đã đi vào sản xuất). Cơ chế này có ƣu điểm là:
+ Giá thực phải trả cho đền bù và san lấp mặt bằng thấp, nên thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ vào KCN.
+ Huy động vốn từ các doanh nghiệp để xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Tuy tỉnh hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp, nhƣng bƣớc đầu gần nhƣ doanh nghiệp cho tỉnh vay vốn để xây dựng KCN. Nhƣ vậy, doanh nghiệp nào muốn đầu tƣ vào KCN phải có vốn thực sự.
+ Việc tự san lấp mặt bằng đã giảm đƣợc chi phí đầu tƣ. Nếu doanh nghiệp phát triển hạ tầng san lấp toàn bộ, sau này doanh nghiệp thứ cấp lại đào nên xây móng nhà xƣởng và các công trình ngầm, chi phí tốn gấp hai. mặt khác, tuỳ theo điều kiện địa chất, có doanh nghiệp đã xây dựng móng và các công trình ngầm trƣớc sau đó mới san lấp, khối lƣợng san lấp ít hơn và một lần nữa lại giảm đƣợc chi phí. Theo tổng kết, việc các doanh nghiệp thứ cấp tự san lấp mặt bằng giảm đƣợc 10-15% chi phí san lấp.
+ Để nhận tiền hỗ trợ của tỉnh, các doanh nghiệp đều phải xây dựng nhanh và sớm đi vào sản xuất để có các khoản nộp và từ đó khấu trừ các khoản đƣợc tỉnh hỗ trợ. Vì vậy, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng nhà xƣởng nhanh và đi vào sản xuất nhanh chóng.
Tỉnh Nam Định chỉ đạo công ty phát triển hạ tầng KCN chịu trách nhiệm xây dựng đƣờng giao thông trong KCN. Bộ phận giám sát của công ty phát triển hạ tầng KCN thực hiện giao các chỉ tiêu kỹ thuật khi giao mặt bằng cho doanh nghiệp thứ
cấp, nhƣ cốt san nền, hệ thống cấp điện, thoát nƣớc.v.v và giám sát chặt chẽ việc các doanh nghiệp đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cụ thể của KCN trong quá trình xây dựng.
Chính vì vậy, KCN Hoà Xá với quy mô 326,8 ha, việc hình thành và xây dựng bƣớc đầu đảm bảo mục tiêu, có bƣớc đi đồng bộ cả về cơ chế chính sách, đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng, có sức hấp dẫn các nhà đầu tƣ... Sau hơn một năm xây dựng và bằng nhiều hình thức quảng bá, KCN đã thu hút đƣợc 192 dự án đầu tƣ, với diện tích đất đăng ký thuê 270 ha, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 3.500 tỷ đồng và 75 triệu USD, trong đó 38 dự án đang xây dựng và 18 dự án đã đi vào sản xuất.
Tóm lại, cách làm của tỉnh Nam Định trong phát triển KCN là một cách làm sáng tạo, năng động, chủ yếu dựa vào nội lực chính mình, phù hợp với điều kiện của một tỉnh nghèo, có nhiều khó khăn, muốn vƣơn lên phát triển hệ thống KCN để phát triển kinh tế của tỉnh.
- Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh:
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất nƣớc, với diện tích hơn 800 km2, mật độ dân số và mật độ các điểm dân cƣ rất cao, giáp thủ đô Hà Nội và có hệ thống đƣờng giao thông Quốc gia liên hệ với các trung tâm kinh tế vùng đồng bằng Bắc bộ và cả nƣớc thuận lợi. Tỉnh Bắc Ninh chủ trƣơng xây dựng các KCN không những có chức năng hoàn hảo, tạo môi trƣờng sạch nhất, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ tốt nhất, mà còn phải tạo ra một không gian sống lân cận để đảm bảo cho KCN phát triển an toàn, bởi vì những vấn đề ngoài “hàng rào KCN” nhƣ: nhà ở, dịch vụ, tổ chức đời sống xã hội, an ninh trật tự.. đang có ảnh hƣởng lớn đến sự phát triển của các KCN. Quan điểm đó đƣợc thể hiện trong các Nghị quyết 04/NQ/TU ngày 25/05/1998, Nghị quyết 02-NQ/TU ngày 04/05/2001 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh; Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 03/02/2000 của Ban thƣờng vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh. Trong việc xây dựng và phát triển các KCN, Bắc Ninh luôn bình tĩnh hƣớng đến bền vững; vừa tích lũy nhân tố tạo hình ảnh và diện mạo KCN hiện đại, vừa tạo nền móng vững chắc để phát triển kinh tế đi đôi với chăm lo thực hiện chính sách xã hội, đồng thời thiết lập nhân tố đột phá đẩy nhanh tăng trƣởng và phát triển, góp phần quan trọng vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.
Trong năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ quyết định thành lập KCN Quế Võ, đây là quần thể KCN-đô thị-chung cƣ- khu vực vui chơi giải trí với diện tích đất gần 700 ha trong đó diện tích đất cho KCN là 311,6 ha; trên 200 ha dành cho xây dựng khu đô thị, khu dân cƣ, khu thƣơng mại, chung cƣ và nhà ở cho ngƣời lao động có thu nhập thấp; trên 100 ha dành cho khu vực công viên, hồ nƣớc và khu dịch vụ vui
chơi, giải trí. Với mô hình phát triển KCN này đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển KCN gắn kết chặt chẽ với khu dân cƣ và khu vực dịch vụ phục vụ KCN, nhằm đáp ứng các điều kiện sống, làm việc tốt hơn cho ngƣời lao động.
Đến tháng 03/2006, Bắc Ninh đã có 4 KCN với diện tích là 1956 ha đƣợc Chính phủ quyết định thành lập, đó là KCN Tiên Sơn, KCN Quế Võ, KCN Yên Phong và KCN Đại Đồng. Thu hút đƣợc 173 dự án đầu tƣ vào các KCN với tổng vốn đăng ký là 769,68 triệu USD, thuê 509 ha đất.
1.4.3. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu so sánh tình hình phát triển Khu công nghiệp ở một số nƣớc trong khu vực và các địa phƣơng.
- Về chủ trương phát triển KCN: các cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đã tạo ra khí thế sôi động trong lao động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện thu hút sự quan tâm đầu tƣ và kinh doanh của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. quy chế KCN do chính phủ ban hành cùng với các luật hiện hành đã tạo môi trƣờng pháp lý tƣơng đối rõ rang và thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động và bảo đảm công tác quản lý của Nhà nƣớc. Đó là cơ sở quan trọng để Nghệ An phát triển các KCN nhằm thu hút đầu tƣ trong và ngoài nƣớc theo quy hoạch. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã sớm nhận thức lợi thế so sánh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Nghệ An so với các địa phƣơng khác nên đã chọn KCN là trọng điểm xây dựng phát triển kinh tế của địa phƣơng.
- Về lựa chọn vị trí quy hoạch phát triển KCN: bài học thành công của các địa phƣơng là đã chọn vị trí đúng trong quy hoạch xây dựng KCN. Xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN, thực chất là kinh doanh bất động sản, đất đai nên phải tuân theo quy tắc chung đã đƣợc thực tế kiểm nghiệm, đó là chọn đúng địa điểm. Lịch sự hình thành và phát triển các KCN trên thế giới cũng nhƣ Việt Nam cho thấy, tất cả các KCN thành công đều nằm ở vị trí thuận lợi nhất về địa lý - kinh tế. việc quy hoạch phát triển các KCN phải đảm bảo phát huy và khai thác mọi lợi thế so sánh của từng khu vực, đảm bảo tính hiểu quả trong đầu tƣ phát triển công nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thu nhập cho nhân dân, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng phát triển đồng bộ, bền vững, bảo vệ và cải thiện môi trƣờng sinh thái, tạo mỹ quan đô thị, tiết kiệm đất nông nghiệp. Quy hoạch chuẩn xác KCN là yêu khách quan bảo đảm cho KCN phát triển và không ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của các khu kinh tế lân cận.
- Về việc đầu tư phát triển hạ tầng KCN và khu dân cư cùng với các công trình dịch vụ phục vụ KCN: để thu hút đầu tƣ vào KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ trong việc triển khai nhanh dự án, ngoài các chính sách ƣu đãi về mặt tài
chính và quản lý thuận lợi của Nhà nƣớc, cơ sở hạ tầng kỹ thuận các KCN đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tƣ có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, các dự án có thực thi đƣợc hay không, vốn của nhà đầu tƣ đƣa vào đấy có hoạt động đƣợc hay không là tùy thuộc vào chất lƣợng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật của KCN. Trong điều kiện hiện nay, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, có chất lƣợng, đúng tiến độ, tránh tiêu cực thất thoát là những yêu cầu bức thiết đối với KCN. Cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào KCN và các dịch vụ phục vụ KCN nhƣ: xe buýt đƣa đón công nhân, nhà trọ công nhân, lập đồn Công an, Hải quan KCN… là các yếu tố quan trọng để tăng sức hấp dẫn của KCN, vừa là những giải pháp kinh tế xã hội cần phải thực hiện để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững của KCN. Sự thành công của KCN còn phụ thuộc nhiều vào quy mô và phƣơng thức đầu tƣ xây dựng các công tình hạ tầng KCN. Do suất đầu tƣ khác nhau, nên mức phí cho thuê lại cũng khác nhau, điều này có ảnh hƣởng nhất định đến việc lựa chọn của nhà đầu tƣ. Vì thế, việc lựa chọn doanh nghiệp đầu tƣ hạ tầng có năng lực tài chính và kinh nghiệm tiếp thị đầu tƣ có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút đầu tƣ vào KCN.
- Về cơ chế quản lý một cửa: cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” là cơ chế giải quyết các công việc liên quan đến thủ tục hành chính cho doanh nghiệp KCN, chỉ diễn ra một đầu mối. Hiện tại các doanh nghiệp đầu tƣ vào KCN, mọi công việc từ lúc tiếp nhận tới lúc giải quyết xong, chỉ diễn ra tại một cửa của ban quản lý KCN, còn việc phối hợp giữa các bộ phận chức năng trong bộ máy công quyền với nhau nhằm giải quyết công việc là trách nhiệm của cơ quan nhà nƣớc. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” đang đƣợc các doanh nghiệp, nhân dân và dƣ luận xã hội đồng tình ủng hộ. Chính phủ đã quyết định từ năm 2004, cả nƣớc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” hình thành dựa trên cơ sở thực hiện cơ chế ủy quyền (các Bộ ngành ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện một số nhiệm vụ với những điều kiện nhất định). Do vậy, để phát huy hiệu quả của có chế này, việc các cấp liên quan tiếp tục ủy quyền cho Ban quản lý các KCN thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến việc phát triển các KCN là cần thiết. Cơ chế quản lý “một cửa, tại chỗ” thành công còn xuất phát từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành với Ban quản lý thông qua mô hình ủy viên Ban quản lý, với các ủy viên là đại diện ban lãnh đạo các Sở, ngành liên quan. Điều này giúp cho hoạt động của Ban quản lý đƣợc thuận lợi, kịp thời đáp ứng các nhu cầu đầu tƣ xây dựng KCN và giải quyết các khó khăn vƣớng mắc của các doanh nghiệp trong KCN.
- Về lựa chọn mô hình KCN và lựa chọn dự án đầu tư: về thu hút đầu tƣ, hiện nay có một số quan điểm khác nhau. Có ý kiến cho rằng tích cực tăng thu hút đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc, bất kể quy mô và lĩnh vực nào, miễn là đầu tƣ vào KCN. Có ý kiến lại cho rằng đã đến lúc tăng thu hút đầu tƣ theo quy hoạch, các KCN phải có tính chuyên ngành, có cơ cấu ngành nghề hợp lý. Thực ra, không phải KCN nào cũng phải cần chuyên ngành vì có nhiều KCN đa ngành nhƣng thành công. Tuy nhiên, việc bố trí các dự án có ngành nghề khác nhau, sao cho các dự án đó hỗ trợ đƣợc nhau, không làm ảnh hƣởng đến nhau là điều cần làm. Hiện nay, Tỉnh Nghệ An cũng nhƣ các địa phƣơng khác đang nỗ lực thu hút đầu tƣ vào sản xuất công nghiệp, việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đƣợc nhiều dự án vào KCN là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đây là yếu tố cần nhƣng chƣa đủ để đảm bảo thành công của KCN. Nếu tính tới sự phát triển ổn định và bền vững của KCN, khi quy mô KCN đã phát triển, việc chuyển hƣớng phát triển từ tăng trƣởng chiều rộng sang phát triển chiều sâu là cần thiết. Do vậy, ngoài các KCN tổng hợp cần chú trọng phát triển các KCN chuyên ngành. Lựa chọn, thu hút đầu tƣ vào KCN là vấn đề có tính chất quyết định đối với việc phát triển các KCN theo hƣớng bền vững. thu hút các dự án có vốn đầu tƣ lớn, có hàm lƣợng công nghệ cao, đồng nghĩa với việc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH tại Nghệ An. Ngƣợc lại, việc thu hút nhiều dự án nhỏ, hiệu suất đầu tƣ thấp, công nghệ lạc hậu, cũng đồng thời vấn nạn về lao động nhập cƣ, trình độ nhân lực thấp và một loạt các vấn đề an sinh xã hội khác.
- Về môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp: trong khi không xem nhẹ vai trò của công tác tiếp thị xúc tiến vận động đầu tƣ của KCN thì thực tế cho thấy, dù công tác XTĐT có tốt đến đâu cũng khó mang lại hiệu quả, nếu nhƣ môi trƣờng đầu tƣ và môi trƣờng kinh doanh kém hấp dẫn. Vai trò của các nhà đầu tƣ đã có dự án vào KCN, nhất là các nhà đầu tƣ lớn, có uy tín là rất quan trọng. Việc chăm sóc tốt các nhà đầu tƣ chính là mở ra cơ hội để đón nhận các nhà đầu tƣ tiềm năng mới. Vì thông thƣờng, các nhà đầu tƣ mới có tâm lý sẽ tìm đến các KCN nơi đã có sẵn các nhà đầu tƣ đến trƣớc, đặc biệt là các nhà đầu tƣ lớn có uy tín, lấy đó làm cơ sở cho