Mục tiêu và kế hoạch về đầu tƣ phát triển và thu hút đầu tƣ vào các

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 90)

ở Nghệ An

Để thực hiện mục tiêu sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo và kém phát triển, trở thành một trong những tỉnh khá nhất của cả nƣớc cần thiết phải đẩy nhanh hơn nữa tốc độ và tăng trƣởng kinh tế. Muốn vậy, phải xác định các mũi trọng điểm, có tính đột phá trong kinh tế để ƣu tiên nguồn lực đầu tƣ và tập trung sự lãnh đạo chỉ đạo, điều hành trong tổ chức thực hiện cũng nhƣ trong bố trí cán bộ. Đảng bộ và chính quyền Nghệ An đã xác định ƣu tiên phát triển công nghiệp nhằm tạo sự tăng trƣởng cao để đẩy nhanh tỷ trọng GDP, giải quyết nhiều việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu ngân sách và kích thích các ngành Dịch vụ, Nông nghiệp phát triển. Có các giải pháp tích cực nhằm đƣa tốc độ tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm từ 19 - 20%. Từ nay đến năm 2010 khuyến khích các nhà đầu tƣ lấp đầy các KCN tập trung Bắc Vinh, Nam Cấm, Cửa Lò, theo quy hoạch đƣợc phê duyệt với các ngành nghề nhƣ lắp ráp ô tô, sản xuất máy nông nghiệp, chế biến khoáng sản, chế biến gỗ, hàng điện tử, hàng tiêu dùng xuất khẩu, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền... Phát triển thêm các khu, cụm công nghiệp ở Nghi Lộc, Hoàng Mai, Phủ

Quỳ, Đô Lƣơng, Anh Sơn, và các khu tiểu thủ công nghiệp ở các huyện, thành thị và các đô thị mới.

3.2.2.1. Quan điểm phát triển Khu công nghiệp

Quá trình xây dựng và tổ chức phát triển quy hoạch các khu, cụm công nghiệp và thu hút đầu tƣ giai đoạn 2005 – 2010 đƣợc xây dựng trên cơ sở hệ thống các quan điểm sau:

- Quan điểm phát triển bền vững, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và tái tạo môi trường sinh thái: CNH, HĐH đƣợc xem là phƣơng tiện để giải quyết các mục tiêu về kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Nhận thức KCn là một bộ phận cấu thành của sự nghiệp CHN, HĐH, phát triển các KCN, cụm công nghiệp là giải pháp quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH. Do vậy, việc phát triển các KCN cần phát huy sức mạnh tổng hợp của KCN, hƣớng theo tiêu chí bền vững, bảo vệ và tái tạo môi trƣờng sinh thái, chủ động không để xảy ra các sự cố môi trƣờng; phát triển KCN phải góp phần phát triển nông nghiệp và nông thôn, giảm đáng kể sự cách biệt về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị, đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho phát triển nguồn nhân lực, nhằm đạt các chỉ tiêu phát triển xã hội cao so với các tỉnh trong vùng và cả nƣớc, đồng thời góp phần mạnh mẽ các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: giáo dục cơ sở, bảo vệ sức khoẻ, cung cấp nƣớc sạch và bảo vệ môi trƣờng, giảm đáng kể số hộ nghèo, bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các vùng và các tầng lớp dân cƣ trong tỉnh.

- Quan điểm phát huy tối đa và hài hoà các nguồn nội lực và ngoại lực, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức: Trong điều kiện thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế, việc nâng cap hiệu quả và chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa quyết định sức cạnh tranh. Các hàng rào thuế quan hoặc bao cấp của Nhà nƣớc không những không thể kéo dài mà trên thực tế cũng không thể là cách thức để các doanh nghiệp đối mặt với thách thức của thị trƣờng. Kinh nghiệm cho thấy các doanh nghiệp ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, theo sát các chuẩn mực quốc tế (nhƣ ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000…) có ý nghĩa hàng đầu trong việc phát triển mở rộng thị trƣờng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh,

Do vậy, việc phát triển KCN cần phải phát huy tối đa các nguồn nội lực và lợi thế so sánh của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với các tỉnh trong vùng, cả nƣớc và trong quá trình chủ động hội nhập. Các nguồn nội lực (bao gồm cả nguồn đất đai, lao động, nhất là lao động kỹ thuật có khả năng đi vào công nghệ kỹ thuật công nghệ cao, cơ sở vật chất đã đƣợc tích luỹ…) có ý nghĩa quyết định nhất. Việc phát

huy tối đa sức mạnh của tỉnh và sự liên kết với các tỉnh khác trong vùng và trong nƣớc có ý nghĩa quan trọng làm nâng cao nội lực của tỉnh. Chỉ có nguồn nội lực mạnh mẽ mới có điều kiện tiếp thu các nguồn vốn, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ bên ngoài và từng bƣớc chuyển hoá trở thành nguồn nội lực mới, củng cố vị thế kinh tế của tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và cả nƣớc.

- Quan điểm xây dựng cơ cấu đầu tư sản xuất trong KCN một cách hợp lý, thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả một cách cao nhất: Một địa phƣơng có thể phát triển nhiều KCN, nhƣng nếu cơ cấu đầu tƣ sản xuất không hợp lý, đó chỉ là phát triển theo chiều rộng. Ngƣợc lại, nếu có cơ cấu đầu tƣ hợp lý, đó là sự phát triển theo chiều sâu và đó thực sự là mục tiêu cần hƣớng đến nhằm từng bƣớc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của các KCN. Cơ cấu đầu tƣ sản xuất trong KCN hợp lý khi nó kết hợp hài hoà các yếu tố đầu tƣ hợp thành nhƣ cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ, hình thức đầu tƣ, trình độ công nghệ, loại hình doanh nghiệp, tính chất nhành nghề, cơ cấu lao động… Giữa các yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết với nhau và có tính chất quyết định chất lƣợng của KCN. Trong cùng địa phƣơng, giữa các KCN cũng có mối quan hệ với nhau và ảnh hƣởng đến việc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng. Cơ cấu đầu tƣ cũng tác động tích cự đến việc hình thành cơ chế quản lý và ngƣợc lại cơ chế quản lý góp phần quan trọng vào việc thu hút đầu tƣ, phát triển các KCN với cơ cấu đầu tƣ hợp lý.

- Quan điểm lấy hiệu quả kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống và phát triển nguồn nhân lực làm tiêu chuẩn lựa chọn các phương án phát triển: Quy hoạch phát triển các KCn phải đƣợc phân tích kỹ lƣỡng về hiệu quả theo các phƣơng án khác nhau, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh, tính đến hiệu quả toàn diện và lâu dài, hiệu quả trực tiếp và gián tiếp, tính đến cả những tác động lan toả phát triển, kiên quyết không bố trí dàn đều. Từng khu, cụm công nghiệp có bƣớc đi thích hợp để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả.

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến quy mô và chất lƣợng của sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Nguồn nhân lực vừa là nguồn lực vừa là mục tiêu mà chiến lƣợc và chính sách phát triển phải hƣớng tới. Đảm bảo tốt các điều kiện ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, vui chơi giải trí, môi trƣờng sống trong lành… là phƣơng tiện tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Do đó, chất lƣợng cuộc sống là một trong các tiêu chuẩn đánh giá về thành công trong chiến lƣợc phát triển các KCN.

- Quan điểm kết hợp ngay từ đầu phát triển kinh tế với quốc phòng an ninh:

Trong việc bố trí các KCN, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm đảm bảo kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với các yếu tố về an ninh, quốc phòng.

3.2.2.2. Kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2010.

Định hướng quy hoạch xây dựng và phát triển các KCN:

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 - 2010 đã đƣợc phê duyệt về: Định hƣớng phát triển các khu, cụm công nghiệp đã xác định, tỉnh Nghệ An có 6 KCN tập trung với tổng diện tích khoảng 1.374 ha, bao gồm:

- KCN Cửa Lò, diện tích 50 ha; - KCN Bắc Vinh, diện tích 143 ha;

- KCN Hoàng Mai (nằm trong quy hoạch KCN Nam Thanh - Bắc Nghệ), diện tích 354 ha;

- KCN Nam Cấm, diện tích 327,83 ha; - KCN Phủ Quỳ, diện tích 400 ha; - KCN Cửa Hội, diện tích 100 ha.

Thực hiện chủ trƣơng trên, ngày 18/12/1998 KCN Bắc Vinh đƣợc chính thức thành lập; Ngày 23/4/1999, Ban quản lý các KCN Nghệ An đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ thành lập tại Quyết định số: 107/1999/QĐ-TTg với chức năng, nhiệm vụ tham mƣu cho Tỉnh về quy hoạch phát triển và quản lý các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Đối với KCN Cửa Hội: do mật độ dân cƣ, vị trí địa lý không thuận lợi, UBND Tỉnh đã có văn bản đề nghị Chính phủ đƣa KCN Cửa Hội ra khỏi danh mục quy hoạch phát triển các KCN Nghệ An đến năm 2010. Đồng thời, sẽ khảo sát địa điểm tại các huyện Thanh Chƣơng, Đô Lƣơng và huyện Anh Sơn để thành lập một KCN mới, trên cơ sở các yếu tố thuận lợi của các địa phƣơng này do có đƣờng Hồ Chí Minh đi qua hoặc xuất hiện các cơ sở công nghiệp mới nhƣ nhà máy xi măng Đô Lƣơng, nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ đang đƣợc triển khai xây dựng, v.v.

- Đối với KCN Cửa Lò: KCN này phải đƣợc xây dựng thành một KCN sạch để đảm bảo môi trƣờng khu du lịch biển Cửa Lò. Nhà máy sữa Vinamil trƣớc khi đi vào hoạt động phải hoàn chỉnh hệ thống xử lý nƣớc thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn A. Các dự án khác sau này đầu tƣ vào KCN Cửa Lò phải đảm bảo sạch 100%.

- Xúc tiến quy hoạch 2 KCN Hoàng Mai, Phủ Quỳ, nhƣng việc đầu tƣ xây dựng hạ tầng 2 KCN này phải xem xét tình hình thực tế về nhu cầu của các dự án đầu tƣ.

Kế hoạch phát triển các KCN:

Dựa vào tình hình cấp phép đầu tƣ, diện tích cho thuê đất và số lƣợng các dự án đã và sẽ đi vào hoạt động. UBND Tỉnh, Ban quản lý các KCN đề ra kế hoạch phát triển các KCN nhƣ sau:

Mục tiêu:

- Phát triển các KCN đảm bảo hình thành hệ thống các KCN nòng cốt có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp Tỉnh. Hình thành hệ thống các KCN vừa và nhỏ tạo điều kiện phát triển khu vực nông thôn, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn.

- Nâng cao tỷ lệ lấp đầy các KCN tập trung đã đƣợc thành lập và đang tiến hành đầu tƣ xây dựng hạ tầng. Phấn đấu đến 2010 về cơ bản lấp đầy diện tích các KCN đã đƣợc thành lập; xem xét thành lập mới các KCN và mở rộng một cách có chọn lọc KCN tập trung Bắc Vinh, với tổng tổng diện tích tăng thêm khoảng 974 ha. (Bảng 3.4)

Nguyên tắc và tiêu chí hình thành các KCN:

Việc phân bố và hình thành các KCN phải đạt hiệu quả cao và bền vững xét trên cả phƣơng diện kinh tế, xã hội, tự nhiên và môi trƣờng. Vì vậy phải đảm bảo các nguyên tắc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có khả năng xây dựng kết cấu hạ tầng thuận lợi, có hiệu quả, có đất để mở rộng và nếu có thể liên kết thành cụm các khu công nghiệp. Quy mô KCN phải phù hợp với điều kiện kết cấu hạ tầng, khả năng thu hút đầu tƣ.

- Có khả năng cung cấp nguyên liệu trong nƣớc hoặc nhập khẩu tƣơng đối thuận tiện, có cự ly vận tải thích hợp cả nguyên liệu và sản phẩm.

- Có thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nƣớc.

- Có khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động với chi phí tiền lƣơng thích hợp. - Sử dụng đất hợp lý, có dự trữ đất để phát triển ở những nơi có điều kiện. - Kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển các KCN với quy hoạch đô thị và phân bố dân cƣ.

- Đảm bảo các điều kiện kết cấu hạ tầng cả trong và ngoài hàng rào; đồng thời sử dụng có hiệu quả đất để xây dựng các xí nghiệp khu công nghiệp (sau khi mỗi KCN có khoảng 60% diện tích đƣợc quy hoạch để xây dựng các xí nghiệp đƣợc đƣa vào sử dụng mới làm các KCN khác trong cùng một khu vực).

- Giải quyết tốt mâu thuẫn (nếu có) giữa nhu cầu, lợi ích (lợi nhuận) của nhà đầu tƣ với đảm bảo mục tiêu định hƣớng chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp của Tỉnh, không bị gò ép bởi địa giới hành chính.

- Đảm bảo kết hợp tốt giữa xây dựng KCN và yêu cầu quốc phòng - an ninh trong bố trí tổng thể và trên từng địa bàn đối với từng KCN.

Kế hoạch cụ thể của từng khu công nghiệp như sau:

- Công tác quy hoạch các KCN:

a, Khu công nghiệp Hoàng Mai:

Hiện nay, KCN Hoàng Mai đã đƣợc UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch xây dựng chi tiết, dự kiến trong Quý I và II năm 2006, Ban quản lý các KCN sẽ phối hợp với các ngành, đơn vị hữu quan tiến hành thực hiện các nhiệm vụ quy hoạch tiếp theo cho KCN này nhƣ cắm mốc chỉ giới, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng… đồng thời tổ chức kêu gọi các nhà đầu tƣ đầu tƣ xây dựng hạ tầng cho KCN. Lựa chọn chủ đầu tƣ để tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trình Chính phủ phê duyệt thành lập KCN Hoàng Mai.

Dự kiến nhu cầu lao động và cơ cấu sử dụng đất tại KCN Hoàng Mai đƣợc thể hiện ở bảng 3.1 và 3.2

Bảng 3.1: Dự kiến nhu cầu lao động tại KCN Hoàng Mai.

TT Khu vực Diện tích

(ha)

Chỉ tiêu (ngƣời/ha)

Số LĐ (ngƣời)

1 Công nghiệp chế biến lâm sản 11,00 30 30

2 CN chế biến nông sản thực phẩm 17,20 45 74

3 Công nghiệp điện tử 23,30 160 730

4 Công nghiệp cơ khí lắp ráp 29,85 162 835

5 Công nghiệp VLXD 23,26 60 395

6 Công nghiệp cơ khí chính xác 17,97 165 2965

7 Công nghiệp chế biến khoáng sản 10,30 36 370

8 CN sản xuất phụ tùng phục vụ 25,68 162 4160

9 CN chế biến nƣớc giải khát 26,12 45 175

10 Trung tâm khu công nghiệp 6,92 90 623

11 Công trình đầu mối kỹ thuật 6,64 30 200

Tổng cộng 20.557

Bảng 3.2: Dự kiến cơ cấu sử dụng đất tại KCN Hoàng Mai. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TT Thành phần đất đai Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

1 Đất xây dựng nhà máy 185,67 52,45

Đất xây dựng nhà máy nhóm A 66,24 18,71

Đất xây dựng nhà máy nhóm B 119,43 33,74

2 Đất xây dựng hành chính - dịch vụ 6,03 1,70

3 Đất đầu mối kỹ thuật 8,42 2,38

4 Đất giao thông 20,12 5,68

5 Đất cây xanh 26,45 7,47

6 Đất kênh mƣơng 1,28 0,36

7 Ao hồ và đất khác 106,03 29,95

Tổng cộng 354 100

(Nguồn: Ban quản lý các KCN Nghệ An)

Suất đầu tƣ trung bình dự kiến cho 1 ha đất: 1,5 tỷ đồng/ha. Tổng mức đầu tƣ dự kiến: 1,5 tỷ đồng/ha x 354 ha = 531 tỷ đồng.

b, Khu công nghiệp Phủ Quỳ:

Thực hiện quyết định số 147/2005/QĐ-TTg ngày 15/06/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển miền tây Nghệ An, trong đó có dự án đầu tƣ xây dựng KCN Phủ Quỳ tại huyện Nghĩa Đàn. Công tác lập quy hoạch chi tiết sẽ phải hoàn thành trong năm 2006. Đồng thời triển khai lập Báo cáo nghiên cứu khả thi trình Chính phủ phê duyệt thành lập KCN Phủ Quỳ.

c, Khu công nghiệp Bắc Vinh:

Trong thời gian tới, Ban quản lý các KCN sẽ tích cực đôn đốc Chủ đầu tƣ là Công ty đầu tƣ phát triển khu công nghiệp Bắc Vinh (thuộc LILAMA) hoàn chỉnh toàn bộ hạ tầng cho diện tích Đợt 2 của Giai đoạn I trong KCN này. Phấn đấu đến hết quý I năm 2006, lấp kín diện tích của Giai đoạn I. Khảo sát thực tế hiện trạng diện tích quy hoạch Giai đoạn II để tham mƣu UBND tỉnh quyết định tiếp tục đầu tƣ xây dựng Giai đoạn II, KCN Bắc Vinh theo hƣớng Tây, hoặc thành lập KCN mới trên địa bàn xã Hƣng Tây của huyện Hƣng Nguyên để tận dụng lợi thế gần thành

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 90)