Tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, đảm bảo môi trƣờng chính trị, xã

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 111)

hội ổn định trên địa bàn tỉnh.

Môi trƣờng đầu tƣ là tổng hòa các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan tới hoạt động của các nhà đầu tƣ. Môi trƣờng đầu tƣ có vai trò rất quan trọng trong việc ra các quyết định của nhà đầu tƣ, vì vậy phải không ngừng hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ.

Các chính sách ƣu đãi đầu tƣ: Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nƣớc, địa phƣơng, nhà đầu tƣ, công ty phát triển hạ tầng… bằng các chính sách ƣu đãi ở mức cao nhất, các khoản hỗ trợ từ nguồn vốn đầu tƣ phát triển, miễn giảm tiền thuê đất… nhằm giảm tối đa chi phí đầu tƣ vào các KCN. Phí xây dựng hạ tầng có thể xây dựng phù hợp với từng giai đoạn, phù hợp với mức độ hoàn thiện kết cấu hạ tầng KCN, điều kiện phát triển hạ tầng bên ngoài, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Giai đoạn đầu có thể lấy việc thu hút dự án đầu tƣ vào KCN là chính, nên mức phí hạ tầng thấp và tăng dần trong những năm sau. Việc xây dựng khung giá

thay đổi phải hợp lý và có quy định rõ khoảng thời gian nhất định để các nhà đầu tƣ chủ động trong kế hoạch đầu tƣ. Khung giá tăng dần nhƣng không vƣợt quá khung giá quy định, phải tính toán trên cơ sở vốn đầu tƣ kết cấu hạ tầng, khả năng cho thuê đất và các chi phí khác.

Đầu tƣ phát triển đồng bộ các dịch vụ phục vụ cho KCN nhƣ: đầu tƣ xây dựng nhà ở cho công nhân KCN; dịch vụ du lịch và nghỉ dƣỡng; dịch vụ vận tải công cộng; dịch vụ cảng, kho bãi; dịch vụ bƣu chính viễn thông; dịch vụ cấp điện; dịch vụ cấp nƣớc; dịch vụ tài chính, ngân hàng. Hình thành và phát triển thị trƣờng công nghệ, tỉnh nên tổ chức hội chợ công nghệ và thiết bị hàng năm; cung cấp thông tin chính xác, hỗ trợ cho các tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ và thiết bị, đƣa sản phẩm trí tuệ vào phục vụ nhu cầu thiết thực của xã hội.

Đầu tƣ và đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài rất nhạy cảm với các thay đổi về chính trị, kinh tế - xã hội, luật pháp. Giữ vững ổn định chính trị là giải pháp quan trọng hàng đầu trong các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Để tạo môi trƣờng chính trị, xã hội ổn định Nghệ An cần:

- Tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mƣu, hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch.

- Nâng cao chất lƣợng xây dựng khu vực phòng thủ, xây dựng cơ sở, cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh biên giới và các vùng đặc thù. Xây dựng ý thức, nếp sống tuân theo pháp luật để trật tự xã hội ngày càng tốt hơn, tạo môi trƣờng thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ và phát triển quan hệ quốc tế.

- Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, tấn công truy quét các loại tội phạm và tệ nạn xã hội (tham nhũng, buôn lậu, tội phạm có tổ chức và tội phạm ma túy...); kìm giữ và giảm tai nạn giao thông, số ngƣời nghiện ma túy.

- Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lƣợng hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án theo tinh thần nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ chính trị "về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tƣ pháp trong tình hình mới".

- Xây dựng lực lƣợng công an, quân sự, biên phòng và các cơ quan tƣ pháp trong tỉnh trong sạch vững mạnh, làm nòng cốt cho nền quốc phòng toàn dân và phong tào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc. Phối hợp với các tỉnh bạn Lào, đảm bảo an ninh biên giới.

3.3.3. Đẩy mạnh cải cách hành chính

Củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của UBND các cấp mà trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa theo hƣớng nhanh nhất, thuận lợi nhất cho dân, cho các nhà đầu tƣ. Cùng với biện pháp cải cách hành chính phải bố trí đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính từ tỉnh đến cơ sở có phẩm chất đạo đức tốt, năng lực chuyên môn giỏi đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đƣợc giao; xử lý kịp thời đối với những cán bộ, công chức lợi dụng công vụ để nhũng nhiễu, hạch sách, tham ô, tham nhũng... làm giảm niềm tin của dân và ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh.

Đồng thời cải cách hành chính phải thực hiện phân cấp triệt để và toàn diện theo quy định hiện hành cho các ngành, các huyện, thành, thị và các xã, phƣờng, thị trấn. Nguyên tắc phân cấp là: Việc gì, mức nào, cấp nào quản lý có hiệu quả nhất, thiết thực nhất thì giao cho cấp đó quản lý và điều hành, nhƣng phải đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc.

Việc thực hiện cải cách hành chính gắn với phân cấp quản lý sẽ có tác dụng tƣơng tác, hỗ trợ nhau nhƣng muốn thực hiện đƣợc phải thông thoáng trong tƣ tƣởng của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp cũng nhƣ sự quan tâm đầy đủ của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở. làm tốt việc phân cấp chính là phát huy tính năng động sáng tạo, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành mà trƣớc hết là của đội ngũ các bộ chủ chốt từ tỉnh đến cơ sở.

Trong bối cảnh hiện nay, UBND cấp tỉnh đƣợc phân cấp mạnh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc phê duyệt và cấp phép đầu tƣ, quản lý các hoạt động của các doanh nghiệp. Chủ trƣơng phân cấp mạnh cho địa phƣơng là chủ trƣơng đúng đắn của Nhà nƣớc ta nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phƣơng. Hoàn thiện và phát triển KCN trong thời gian tới cũng trong bối cảnh chung nhƣ vậy. Một trong những yếu tố cơ bản bảo đảm sự thành công của KCN là phải xây dựng một cơ chế đầu tƣ thuận lợi. Hiện nay, cơ chế một cửa, tại chỗ” đã phát huy tác dụng tích cực trong việc hoàn thiện và phát triển KCN, cần đƣợc tiếp tục hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới.

Cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" tại Ban quản lý các KCN đã đƣợc thực hiện triệt để và thực sự đã có tác dụng to lớn đối với sự phát triển các KCN tại nhiều địa phƣơng. Ban quản lý các KCN Nghệ An đƣợc uỷ quyền của các Bộ, ngành trung ƣơng nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ uỷ quyền cấp Giấy phép đầu tƣ cho các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Thƣơng Mại uỷ quyền quản lý hoạt động XNK và thƣơng mại của các doanh nghiệp KCN, Bộ Lao động thƣơng binh và xã hội uỷ quyền quản lý

lao động và cấp Giấy phép lao động cho lao động là ngƣời nƣớc ngoài, Bộ tài chính uỷ quyền phê duyệt đăng ký chế độ kế toán cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; Phòng thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam uỷ quyền cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu và UBND tỉnh Nghệ An uỷ quyền phê duyệt các dự án đầu tƣ trong nƣớc vào các KCN và thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án đầu tƣ. Khi nhà đầu tƣ có yêu cầu, Ban quản lý các KCN là đầu mối phối hợp để giải quyết các thủ tục một cách nhanh chóng, tiện lợi. Tuy nhiên, trong thời gian qua cơ chế "một cửa tại chỗ" và cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý các KCN với các Sở, ban ngành thuộc tỉnh chƣa thực sự đƣợc hiểu và thực hiện một cách thống nhất. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ, tạo ra một bƣớc đột phá trong công tác xúc tiến kêu gọi đầu tƣ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp KCN hoạt động hiệu quả. UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, Ban ngành chức năng của tỉnh thực hiện đầy đủ việc uỷ quyền cho Ban quản lý các KCN đối với các lĩnh vực quản lý đã đƣợc Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ƣơng quy định.

- Đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tƣ.

Quy trình hợp lý nhất, nhằm rút ngắn thời gian cấp phép và giảm phiền hà cho các nhà đầu tƣ theo các bƣớc nhƣ sau:

+ Nhà đầu tƣ vào tìm hiểu cơ hội đầu tƣ tại các KCN Nghệ An. Sau đó, nếu quyết định đầu tƣ, nhà đầu tƣ gửi đơn xin đầu tƣ kèm theo giới thiệu sơ bộ về dự án đầu tƣ cho Ban quản lý các KCN.

+ Khảo sát, lựa chọn địa điểm và làm thủ tục về mặt bằng (01 ngày).

+ Ban quản lý các KCN thẩm định cấp Giấy phép đầu tƣ (đối với dự án đầu tƣ nƣớc ngoài) và Chấp thuận đầu tƣ (đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc) (05 ngày).

+ Ban quản lý các KCN gửi bản gốc Giấy phép đầu tƣ, chấp thuận đầu tƣ lên Bộ kế hoạch và đầu tƣ, UBND Tỉnh và bản sao lên văn phòng Tỉnh uỷ (để báo cáo) và các đơn vị liên quan để thực hiện.

Toàn bộ thời gian kể từ khi Ban quản lý các KCN nhận đƣợc hồ sơ dự án hợp lệ đến khi nhà đầu tƣ nhận đƣợc Giấy phép đầu tƣ không quá 07 ngày làm việc.

- Về đất đai: Cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp chứng nhận quyền sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến đất đai. Thực hiện dứt điểm các vấn đề về bồi thƣờng và giải phóng mặt bằng; thực hiện tuyên truyền công khai các chủ trƣơng, định hƣớng về phát triển KCN tại địa phƣơng. Công tác phê duyệt, thẩm định quy hoạch các KCN ở địa phƣơng phải đƣợc các cấp có thẩm quyền phê duyệt, song cần thiết phải có quyết định thu hồi đất sớm để tránh hiện tƣợng giá đất tăng lên theo thời gian và càng để lâu càng khó giải phóng mặt bằng.

Giải quyết cơ chế cho thuê lại đất trong KCN sao cho vừa đảm bảo quyền lợi cho công ty phát triển hạ tầng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KCN hoạt động... Bố trí quỹ đất cho tái định cƣ kết hợp với biện pháp nâng cao hiểu biết pháp luật về đất đai, quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời dân có đất nông nghiệp để họ có ý thức hơn về chủ trƣơng phát triển KCN của địa phƣơng và của cả nƣớc.

- Về xuất nhập khẩu: Tiến hành nhanh chóng các thủ tục xét duyệt kế hoạch xuất nhập khẩu, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá cho các doanh nghiệp.

Cần thƣờng xuyên rà soát các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đã đƣợc cấp phép trong KCN để có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai; xác định xem những khó khăn này là từ phía bản thân doanh nghiệp hay là từ phía các cơ quan chức năng để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN:

Để hoàn thành những nhiệm vụ ngày càng tăng về số lƣợng và yêu cầu ngày càng cao về chất lƣợng, tổ chức bộ máy của Ban phải hợp lý, có tính chuyên môn cao, không chồng chéo chức năng nhiệm vụ giữa các bộ phận. Khắc phục những bất cập thiếu hụt về kiến thức và năng lực quản lý, điều hành đối với KCN cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện có để điều hành, quản lý những thực thể gắn chặt với sản xuất, kinh doanh và sản phẩm kỹ thuật cao của các ngành công nghiệp có tầm quốc tế. Bổ sung, thay thế những ngƣời không đáp ứng đƣợc yêu cầu trong lĩnh vực này trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

UBND tỉnh cần sớm phê duyệt đề án “Đổi mới tổ chức hoạt động Công ty phát triển Khu công nghiệp Nghệ An để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp của Tỉnh.

3.3.4. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội

- Hạ tầng kỹ thuật:

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là thành phần cơ bản thúc đẩy sự phát triển và phân bố lực lƣợng sản xuất, trao đổi thông tin, giao lƣu văn hoá giữa các vùng trong và ngoài nƣớc. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải tạo tiền đề cho mọi hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và tiếp thu đƣợc vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với KCN, việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong KCN là để tạo

môi trƣờng hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ, giúp nhà đầu tƣ có thể tiến hành xây dựng ngay nhà máy, xí nghiệp để sản xuất, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh chính của mình. Vì vậy nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở hạ tầng trong KCN thì sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu thiếu những yếu tố thuận lợi của các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào nhƣ hệ thống giao thông, cấp điện, cấp nƣớc, thông tin liên lạc, thì cho dù các công trình hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào có thuận lợi đến đâu chăng nữa cũng không thể hấp dẫn nhà đầu tƣ. Xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào nhƣ điện, nƣớc, thông tin liên lạc nên giao trách nhiệm tối đa cho các doanh nghiệp chuyên ngành. Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tính toán nhu cầu của KCN, để các doanh nghiệp chuyên ngành lập phƣơng án và có ý kiến cụ thể về các vấn đề liên quan. Nếu Công ty xây dựng cơ sở hạ tầng KCN cam kết tự bảo đảm cung cấp nƣớc (khai thác nƣớc và xử lý để cung cấp nƣớc cho các doanh nghiệp trong KCN), điện (xây dựng nhà máy điện riêng cho KCN) thì phải có phƣơng án cụ thể, nêu rõ nguồn vốn và thời gian thực hiện. Đƣờng giao thông đến chân hàng rào KCN phải có các giải pháp cụ thể về kỹ thuật, vốn đầu tƣ, nguồn vốn, tiến độ, cơ quan chủ trì thực hiện.

- Hạ tầng xã hội:

Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các nhóm chức năng nhƣ hành chính, chính trị, thƣơng nghiệp, dịch vụ các loại, văn hoá xã hội, giáo dục đào tạo, du lịch- nghỉ dƣỡng - thể thao. Cụ thể, cơ sở hạ tầng là nhà ở, các công trình phục vụ nhƣ cơ sở y tế (bệnh viện, trạm y tế..), văn hoá (nhà văn hoá, nhà truyền thống, câu lạc bộ...), giáo dục (nhà trƣờng, nhà trẻ, mẫu giáo..), thƣơng nghiệp (chợ, cửa hàng, siêu thị...), dịch vụ công cộng (bƣu điện, thƣ viện, các cơ quan hành chính..), cây xanh, công viên, mặt nƣớc...

Phát triển KCN phải gắn liền với phát triển vùng, phát triển đô thị công nghiệp. Vì vậy, khi quy hoạch xây dựng các KCN phải đồng bộ quy hoạch xây dựng các cơ sở hạ tầng xã hội mà trƣớc hết là khu dân cƣ, nhà ở, các cơ sở dịch vụ công cộng. Phát triển cơ sở hạ tầng xã hội không chỉ đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt mà cần đáp ứng nhu cầu lâu dài.

Do vậy, quy hoạch phát triển các KCN phải gắn liền và phải tính đến khả năng cung ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào hiện tại cũng nhƣ tƣơng lai. Không ngừng nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Ngoài việc sử dụng một phần vốn từ nguồn ngân sách Tỉnh, cần tranh thủ sự ủng hộ của các cấp bộ ngành Trung ƣơng, huy động các nguồn lực khác của xã hội để đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng.

3.3.5. Chăm lo bảo vệ tốt môi trƣờng

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trƣờng đối với mọi ngƣời dân, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh để họ nhận thức rõ trách nhiệm và tự giác thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trƣờng.

Tăng cƣờng công tác quản lý Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng. Rà soát lại các

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 111)