Đổi mới và tăng cƣờng công tác xúc tiến, vận động đầu tƣ vào các

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 118 - 130)

9 3.3.3 Đẩy mạnh cải cách

3.3.6.Đổi mới và tăng cƣờng công tác xúc tiến, vận động đầu tƣ vào các

công nghiệp

Xúc tiến, vận động đầu tƣ vào KCN là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nƣớc đối với KCN, đồng thời giữ vai trò quyết định sự thành công của KCN. Trong thời gian qua, Nghệ An làm chƣa tốt công tác XTĐT vào các KCN. Việc XTĐT vào các KCN Nghệ An hiện nay đang là một vấn đề rất cấp bách. Để các nhà đầu tƣ biết đƣợc tiềm năng, cơ hội của các KCN Nghệ An, công tác vận động, XTĐT vào các KCN trong thời gian tới cần phải thực hiện tốt các công việc sau đây:

- Xây dựng hình ảnh tỉnh Nghệ An:

Có chiến lƣợc xây dựng hình ảnh tỉnh Nghệ An nhằm tiếp thị một cách có hiệu quả tới các nhà đầu tƣ, nội dung chiến lƣợc phải phản ánh đƣợc cái mà các nhà đầu tƣ đang tìm kiếm, nêu lên đƣợc tính đặc thù, thế mạnh, sự hấp dẫn của Nghệ An một cách trung thực, nhƣ: dân số, vị trí địa lý, tốc độ phát triển kinh tế, môi trƣờng chính trị... Thu hút sự tham gia của nhân tài trong, ngoài nƣớc và tạo nhận thức trong ngƣời dân về việc đóng góp xây dựng hình ảnh tỉnh Nghệ An. Mặt khác, Nghệ An cần tích cực góp phần vào sự thành công của việc xây dựng thƣơng hiệu quốc gia, bởi nếu thƣơng hiệu quốc gia trở nên hùng mạnh, thì mọi thƣơng hiệu Việt đƣợc dễ dàng chấp nhận hơn trên thị trƣờng thế giới. Đặc biệt, năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2006 - 2010 mà mục tiêu quan trọng nhất nhƣ văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10 đã xác định là đƣa đất nƣớc vƣợt qua ngƣỡng một nƣớc thu nhập thấp, trở thành một nƣớc có thu nhập trung bình thấp, đạt 1000 USD/ngƣời vào năm 2010. Để đạt đƣợc mục tiêu đó và đạt mục tiêu tăng trƣởng GDP trên 8%/năm là một thách thức lớn, đòi hỏi với việc tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ – kinh doanh, cần xây dựng một chƣơng trình tiếp thị đầu tƣ quốc gia. Nhà nƣớc phải mở đƣờng và đồng hành cùng doanh nghiệp, các địa phƣơng trong việc quảng bá thƣơng hiệu, hình ảnh quốc gia trong tiếp thị đầu tƣ quốc tế. Yếu tố quyết định thành công là phải tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của nƣớc ta trong việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài.

Trong quá trình phát triển, Nghệ An đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhƣng vẫn chƣa có một chiến lƣợc "tiếp thị" quy mô lớn để truyền tải thông tin này đến với các nhà đầu tƣ, đặc biệt là các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Để hình ảnh Nghệ An đậm nét hơn, mọi ngƣời dân Nghệ An đều phải nhận thấy rằng mình có trách nhiệm trở thành sứ giả tiếp thị hình ảnh Nghệ An đến với các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc. Thời gian qua, Nghệ An cũng đã có những chiến lƣợc nhằm

quảng bá hình ảnh của mình, nhƣng chƣa đủ để các nhà đầu tƣ bết đến - một tỉnh có nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch... Để tiếp thị tốt hình ảnh và thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ cần phải biết họ cần gì và tỉnh mạnh ở điểm nào. Hãy tiếp thị những thế mạnh của ngƣời Nghệ An, tạo ấn tƣợng cho các nhà đầu tƣ khi đến Nghệ An là con ngƣời Nghệ An luôn cởi mở, thân thiện, nhân hậu, hiếu khách, cần cù...

+ Luôn hoàn thiện, phát triển các phƣơng tiện XTĐT. Thiết kế các tập giới thiệu, tờ rơi, các bản tin có chất lƣợng cao đƣợc cập nhật theo quý và phải chính xác. Duy trì và phát triển các website, thiết kế các website bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau; tạo các mối liên kết giữa các website của UBND tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tƣ, Trung tâm XTĐT, Ban quản lý các KCN với các website của Bộ kế hoạch và đầu tƣ, Phòng Thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Tạp chí KCN Việt Nam và các website mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hay quan tâm.

Nâng cao hiệu quả hoạt động vận động đầu tƣ gián tiếp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng bằng cách hợp tác với các cơ quan, hãng thông tấn, báo chí, truyền hình trong và ngoài nƣớc để tăng tầng suất thông tin về môi trƣờng và cơ hội đầu tƣ vào cá KCN của tỉnh Nghệ An. Kịp thời chuẩn xác thông tin, khắc phục tình trạng đƣa tin sai hoặc cố tình bóp méo sự thật về KCN.

+ Thiết lập các cuộc đối thoại thƣờng xuyên với các nhà báo, biên tập viên có tiếng của một số báo kinh tế. Phát hành các bản tin trên các tạp chí và báo về các dự án đầu tƣ mới có tầm cỡ, và danh mục các dự án thu hút đầu tƣ. Tổ chức các cuộc hội thảo và hội nghị về đầu tƣ, mời các nhà đầu tƣ thành công phát biểu về các dự án của họ, bởi các nhà đầu tƣ tiềm năng rất quan tâm đến kinh nghiệm của các nhà đầu tƣ hiện tại. Tiếp xúc trực tiếp với các công ty, các tập đoàn đa quốc gia có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ để xúc tiến thực hiện một số dự án quan trọng đƣợc lựa chọn, đồng thời cam kết hỗ trợ thực hiện có hiệu quả các dự án này nhằm mở đƣờng cho việc thu hút các công ty trực thuộc và hoặc có quan hệ kinh doanh với các tập đoàn nói trên đầu tƣ vào các KCN Nghệ An.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty tƣ vấn, XTĐT nƣớc ngoài... để phối hợp vận động các khách hàng của họ đầu tƣ vào Nghệ An.

+ Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ:

Cần phải thiết lập nên một môi trƣờng đầu tƣ tốt, minh bạch, tránh tình trạng chính sách thƣờng xuyên thay đổi, gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tƣ. Cải tiến chất lƣợng hệ thống cơ sở hạ tầng. Xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tƣ tƣ nhân và quốc doanh. Giảm thiểu sự tham gia của chính quyền vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Để nhanh chóng lấp kín các KCN đã đƣợc thành lập và đạt đƣợc mục tiêu đề ra khi thành lập KCN trên địa bàn, đề nghị UBND Tỉnh, Ban quản lý các KCN, các Doanh nghiệp phát triển hạ tầng tăng cƣờng vận động định hƣớng đầu tƣ vào KCN, hạn chế tối đa đầu tƣ phát triển sản xuất ngoài KCN.

+ Đối với thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, khuyến khích mạnh mẽ việc thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn, các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, dầu khí, điện tử, vật liệu mới, viễn thông và các ngành mà Tỉnh có nhiều lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Dành ƣu đãi tối đa cho đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào những KCN, đẩy mạnh đầu tƣ xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN bằng các nguồn vốn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của KCN. Có kế hoạch vận động các tập đoàn, các công ty lớn đầu tƣ vào các KCN, đồng thời chú ý đến các công ty có quy mô vừa và nhỏ, nhƣng công nghệ hiện đại, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời Nghệ An định cƣ ở nƣớc ngoài đầu tƣ về tỉnh.

+ Đối với đầu tƣ trong nƣớc, sau khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, môi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc ngày càng thuận lợi. Cần tăng cƣờng vận động hƣớng dẫn để thu hút đƣợc sự quan tâm hƣởng ứng của cộng đồng các nhà đầu tƣ đối với KCN, huy động thêm nguồn vốn đầu tƣ xã hội.

Để thu hút tốt đầu tƣ trong nƣớc tỉnh Nghệ An phải tạo khung pháp lý nhất quán và ổn định, môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thực hiện tốt cơ chế một cửa, tại chỗ”, bảo đảm các chế độ ƣu đãi đầu tƣ đối với các dự án đầu tƣ đƣợc khuyến khích theo Luật Khuyến khích đầu tƣ trong nƣớc.

Tỉnh cần có chính sách thoả đáng để di dời các doanh nghiệp trong các thành phố Vinh vào KCN.

- Tổ chức công bố rộng rãi quy hoạch chi tiết, danh mục các dự án ƣu tiên đầu tƣ và các chính sách khuyến khích đầu tƣ vào các KCN để các nhà đầu tƣ và ngƣời dân đƣợc biết.

Nâng cao chất lƣợng quy hoạch và Danh mục dự án gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài làm cơ sở thực hiện chƣơng trình vận động thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có hiệu quả. Quy hoạch thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cần đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển từng lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm và

địa bàn, kết hợp này xác định ngay từ đầu theo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH trong từng thời kỳ.Quy hoạch phải minh bạch, ổn định, phải thực hiện đúng quy định của Nghị định 24/2000/NĐ-CP, theo đó Danh mục dự án gọi vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào KCN khi đã công bố thì đƣợc coi nhƣ đã thống nhất về chủ trƣơng và phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ.

Cung cấp miễn phí các thông tin cần thiết cho các nhà đầu tƣ đến tìm hiểu cơ hội đầu tƣ. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có công thu hút các nhà đầu tƣ đầu tƣ vào trong KCN. Tỉnh cần dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách Tỉnh cho công tác vận động XTĐT, xây dựng Quỹ XTĐT trên cơ sở ngân sách Tỉnh cấp kết hợp với huy động đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp.

- Duy trì và nâng cao chất lƣợng các cuộc đối thoại với với cộng đồng các nhà đầu tƣ nhằm kịp thời giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh, coi đó là giải pháp hữu hiệu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo sức hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tƣ mới.

Tiếp tục tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nƣớc về kinh nghiệm thành công cũng nhƣ thất bại trong hoạt động đầu tƣ ở Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Kịp thời khen thƣởng các cá nhân, doanh nghiệp có đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển KCN ở Nghệ An.

- Tăng cƣờng công tác nghiên cứu tình hình kinh tế, thị trƣờng, đầu tƣ, chính sách của các tỉnh, thành phố, các tập đoàn và công ty lớn; đánh giá tiềm năng, thực trạng và xu hƣớng đầu tƣ của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia từ các nƣớc và khu vực để có chính sách thu hút đầu tƣ phù hợp.

KẾT LUẬN

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ XV, cùng với sự hỗ trợ của Trung ƣơng kết hợp với sự nỗ lực của nhân dân, kinh tế - xã hội của Nghệ An phát triển khá toàn diện. Năng lực các ngành kinh tế đƣợc nâng lên, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nông thôn, miền núi không ngừng phát triển. Lĩnh vực xã hội, các hoạt động khoa học, giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao có bƣớc chuyển biến tích cực. Quốc phòng, an ninh đƣợc tăng cƣờng. Đời sống nhân dân đƣợc cải thiện, xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt. Nhịp độ tăng trƣởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 là 10,3% (vƣợt chỉ tiêu kế hoạch), cao hơn mức bình quân chung của vùng Bắc trung bộ (7,04%) và của cả nƣớc. Kết quả này có sự đóng góp rất lớn của các doanh nghiệp đã đầu tƣ vào Nghệ An, đặc biệt là các doanh nghiệp đầu tƣ vào các KCN. Chính vì vậy mà Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh rất chú trọng đến chính sách thu hút đầu tƣ vào các KCN, tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách ƣu đãi đầu tƣ theo hƣớng phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Góp phần xây dựng Nghệ An trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2020; xây dựng Thành phố Vinh thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc trung bộ; quyết tâm đƣa Nghệ An sớm trở thành một trong những tỉnh khá của cả nƣớc.

Tuy nhiên, để đầu tƣ vào các KCN ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn, cần nghiên cứu một cách khách quan thực trạng, những cái đƣợc, cái chƣa đƣợc trong lĩnh vực phát triển và thu hút đầu tƣ vào các KCN. Kết hợp với việc nghiên cứu những kinh nghiệm trong việc phát triển và thu hút đầu tƣ vào các KCN của các Tỉnh, Thành phố, để từ đó đƣa ra đƣợc những biện pháp, chính sách nhằm tăng cƣờng thu hút đầu tƣ vào các KCN Nghệ An, với phƣơng châm "tất cả các nhà đầu tƣ vào Nghệ An đều là công dân Nghệ An - lợi ích, thành quả của các nhà đầu tƣ là niềm tự hào của tỉnh". Tỉnh Nghệ An cam kết sẽ dành cho các nhà đầu tƣ sự hợp tác thiện chí nhất, những điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tƣ sản xuất kinh doanh có hiệu quả và Nghệ An thực sự là "điểm đến lý tƣởng của các nhà đầu tƣ".

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển mạnh mẽ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và lực lƣợng vũ trang Nghệ An quyết tâm thực hiện bằng đƣợc ƣớc mong của Bác Hồ muôn vàn kính yêu đối với quê nhà và những lời căn dặn của Bác trong thƣ ngày 21/07/1969. Với việc phát huy sức mạnh tổng hợp của cả tỉnh cho phát triển và thu hút đầu tƣ vào các KCN, chắc chắn Nghệ An sẽ sớm trở thành tỉnh công nghiệp, tỉnh khá nhất của cả nƣớc, cùng cả

nƣớc vững bƣớc tiến lên trong thời kỳ CNH, HĐH, nhƣ kết luận 20-KL/TW ngày 02/06/2003 của Bộ Chính trị về Nghệ An.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An (2004), Đề án nâng cao năng lực của Ban quản lý các khu công nghiệp để đẩy mạnh tốc độ phát triển các khu công nghiệp Nghệ An đến năm 2010, Nghệ An.

2. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An (2004), Kế hoạch phát triển các Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2005, Nghệ An.

3. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An (2005), Kế hoạch phát triển Khu công nghiệp tỉnh Nghệ An năm 2006 và định hướng đến năm 2010, Nghệ An.

4. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An (2006), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và phương hướng thực hiện kế hoạch năm 2006, Nghệ An. 5. Ban quản lý các khu công nghiệp Nghệ An (2006), Báo cáo tình hình hoạt động của các khu công nghiệp và doanh nghiệp khu công nghiệp năm 2005, Nghệ An. 6. Ban thƣờng vụ tỉnh ủy Nghệ An (2003), Nghị quyết 04 của BTV tỉnh ủy Nghệ An về phương hướng phát triển nhiệm vụ kinh tế - xã hội thành phố Vinh thời kỳ 2001 - 2010, Nghệ An.

7. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Nghệ An, Thông tin nội bộ các tháng của năm 2005 và tháng 01, 02, 03 năm 2006, Nghệ An.

8. Ban Tƣ tƣởng văn hóa Trung ƣơng (2001), Tài liệu nghiên cứu văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2004), Dự thảo Đề án điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tập trung ở Việt Nam đến năm 2010 với tầm nhìn 2020, Hà Nội.

10. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2005), Báo cáo Định hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc trung bộ, Duyên hải trung bộ đến năm 2010, Hà Nội.

11. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ban Kinh tế Trung ƣơng, Tạp chí Cộng sản, UBND

Một phần của tài liệu Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp ở tỉnh Nghệ An (Trang 118 - 130)