Phân tích tình hình thanh toán của công ty

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC (Trang 54)

Phân tích tình hình thanh toán là chúng ta sẽ xem xét các khoản phải thu, các khoản phải trả của công ty. Qua phân tích tình hình thanh toán, chúng ta sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỹ luật thanh toán của công ty.

4.3.1.1. Phân tích khoản phải thu.

Bảng 17: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KHOẢN PHẢI THU

NHÓM CÁC TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Khoản phải thu Triệu đồng 1.227 587 523 (640) (64) Số vòng quay khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,25 29,18 11,62 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05 (5,59) (0,97) Khoản phải thu/khoản phải trả Lần 0,12 0,05 0,05 (0,07) (0,00)

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán)

Khoản phải thu: Nhìn chung khoản phải thu giảm qua các năm, căn cứ vào bảng cân đối kế toán (phần phụ lục) ta thấy khoản phải thu chỉ có khoản mục phải thu của khách hàng. Năm 2004, khoản phải thu là 1.227 triệu. Năm 2005 khoản phải thu giảm mạnh, chỉ còn 587 triệu đồng, giảm 640 triệu với tốc độ giảm là 52,16%. Năm 2006 khoản phải thu tiếp tục giảm còn 523 triệu, giảm 64 triệu với tốc độ giảm là 11,90%. Ta thấy khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006, để biết được mức độ giảm như thế nào so với các khoản mục khác ta tiếp tục xét các tỷ số của khoản phải thu.

chiếm dụng vốn. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ này là khá cao, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.

Kỳ thu tiền bình quân: Ta thấy năm 2004 kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày, sang năm 2005 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 6 ngày, năm 2006 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm còn 5 ngày. Thời gian thu tiền như trên chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng ngày càng nhanh, công ty càng ngày càng ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên thời gian thu tiền như trên là quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, và như vậy không khuyến khích được người mua và sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ hàng hoá

Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: Ta thấy khoản phải thu so với khoản phải trả cũng ngày càng một giảm, mà tỷ số này lại nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đã đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên việc đi chiếm dụng vốn này cũng thể hiện tình hình tài chính không chủ động, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.

Î Đánh giá: Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, khoản phải thu có xu hướng giảm mạnh trong 2 năm 2005 và 2006. Cho thấy tình hình thu tiền bán hàng của công ty là khá kịp thời, số vốn bị chiếm dụng là rất ít, khoản bị chiếm dụng cũng thấp nhiều so với khoản đi chiếm dụng. Xét về mặt thu tiền bán hàng thì công ty đã thực hiện rất tốt. Nhưng xét về mặt chiến lược kinh doanh thì chính sách thu tiền này là quá chặt điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty.

4.3.1.2. Phân tích khoản phải trả.

Bảng18: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 KHOẢN PHẢI TRẢ 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 576 7,30 (811) (9,57) Phải trả người bán 2.443 3.225 3.147 782 32,01 (78) (2,42) Thuế phải nộp NN 8 - 10 (8) (100) 10 x Tổng 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Năm 2004 tổng số các khoản phải trả là 10,3 tỷđồng, trong đó: 9 Vay ngắn hạn là 7,9 tỷđồng

9 Phải trả người bán là 2,4 tỷđồng 9 Thuế phải nộp nhà nước là 8 triệu

Sang năm 2005 khoản phải trả tăng lên 11,7 tỷđồng, tăng hơn 1,3 tỷđồng với tốc độ tăng 13% so với năm 2004, nguyên nhân là do:

9 Vay ngắn hạn tăng 576 triệu, với tốc độ tăng là 7,30%. 9 Phải trả người bán tăng 782 triệu, với tốc độ tăng là 32%.

Như vậy trong năm 2005 công ty đã đẩy mạnh đi vay và đi chiếm dụng vốn so với năm 2004, trong đó tốc độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp là khá cao 32%, cho thấy tình hình thanh toán của công ty là rất yếu.

Tình hình thanh toán của công ty năm 2006 có khả quan trở lại. Nợ vay ngân hàng đã giảm, khoản phải trả người bán cũng giảm mặc dù số lượng tiền chiếm dụng còn khá cao.

Î Đánh giá: Ta thấy khoản phải trả tăng mạnh trong năm 2005 chủ yếu là khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Theo phân tích ở phần khoản phải thu, công ty siết chặt khoản phải thu của khách mua hàng, nhưng lại tăng cường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cho thấy yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng bức thiết. Năm 2006 khoản phải trả có giảm xuống, chủ yếu là công ty đã cố gắng giảm phần đi vay ngắn hạn của ngân hàng xuống, khoản vốn chiếm dụng có giảm xuống nhưng cũng còn khá cao.

Trong các khoản mục phải trả không có khoản mục phải trả công nhân viên, đây là mặt tốt của công ty, cho thấy công ty thanh toán tiền đúng hạn cho công nhân viên của mình, đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của họ, điều này chứng minh công ty rất quan tâm đến đời sống của công nhân viên.

4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán là chúng ta sẽ xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hay không.

Bảng 19: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

ĐVT: Triệu đồng NHU CẦU THANH TOÁN 2004 2005 2006 Khả năng thanh toán 2004 2005 2006

Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 Vốn bằng tiền 352 302 388 Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 Phải thu khách hàng 1.227 587 523

Thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 - 10 - - - -

Tổng 10.346 11.696 10.817 Tổng 1.579 889 911

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Từ bảng trên ta tiếp tục xây dựng được các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán như sau:

Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN

CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Vốn luân chuyển ròng Triệu đồng (800) (393) 57 407 450 Khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,92 0,97 1,01 0,05 0,04

Qua bảng phân tích trên, ta thấy như sau:

4.3.2.1. Vốn luân chuyển ròng.

Cho ta biết được chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ lưu động, tức là số tiền còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ lưu động, ta có tình hình vốn luân chuyển ròng cụ thể qua các năm như sau:

2004 = (800) triệu đồng 2005 = (393) triệu đồng 2006 = 57 triệu đồng

Ta thấy vốn luân chuyển ròng của công ty trong 2 năm 2004 và 2005 là một số âm, cho thấy trong 2 năm này tài sản lưu động của công ty không đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên vốn luân chuyển có xu hướng ngày càng tăng, đến năm 2006 vốn luân chuyển là một số dương, đây là một biểu hiện tốt cho thấy khả năng trang trải các khoản nợ của công ty ngày một tốt hơn, sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn ngày càng giảm.

4.3.2.2. Khả năng thanh toán hiện thời.

Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độđảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm

Năm 2004 = 0,92 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn thì có 0,92 đồng tài sản lưu động đứng sau.

Năm 2005 = 0,97 lần; tăng 0,05 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động.

2006 = 1,01 lần, tăng 0,04 lần so với năm 2005. nguyên nhân là do công ty đã giảm bớt khoản nợ ngắn hạn, mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng.

Như vậy ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty mỗi năm một tăng là một xu hướng tốt, tỷ số qua các năm đều sấp xỉ bằng 1, đặc biệt năm 2006 tỷ số này là lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản lưu động không quả mức, vì tài sản lưu động dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, đây là biểu hiện khả quan trong tình hình thanh toán hiện thời của công ty, tỷ số này cho ta

biết công ty ngày càng có xu hướng sử dụng nguồn vốn lưu động của mình để tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động, chứng tỏ công ty đã dần sử dụng hợp lý nguồn vốn của minh.

Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khản năng thanh khoản thấp, nên hệ số thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ta tiếp tục phân tích khả năng thanh toán nhanh.

4.3.2.3. Khả năng thanh toán nhanh.

Khả năng thanh toán nhanh sẽ cho chúng ta biết công ty có bao nhiêu vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thanh toán ngay cho một đồng nợ.

Năm 2004 = 0,15 lần, cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn có 0,15 đồng tài sản có khả năng thanh khoản cao đảm bảo.

Năm 2005 và 2006 = 0,08 lần; giảm 0,08 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là trong hai năm 2005 và 2006 công ty đã sử dụng tiền để đầu tư vào hàng tồn kho, đồng thời khoản vay ngắn hạn cũng tăng so với năm 2004

Ta thấy vì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động, nên hệ số thanh toán nhanh của công ty là khá thấp, tất cảđều nhỏ hơn 0,5. Cho thấy công ty không có lượng tiền cần thiết để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Không những thế, hệ số này giảm nhiều trong năm 2005 và 2006. Điều này cho thấy tình hình thanh toán nhanh của công ty là rất yếu, trong những năm tới công ty phải có biện pháp nâng dần hệ số này lên.

Î Đánh giá chung khả năng thanh toán: Ta thấy khả năng thanh toán của công ty trong 2 năm 2004 và 2005 là không tốt, vốn lưu động không đủđể trang trải hết các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Năm 2006 khả năng thanh toán có xu hướng phát triển khả quan, tổng tài sản lưu động đủ để trang trải khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, do lượng hàng tồn kho chiếm tỷ trọng quá lớn nên khả năng thanh toán nhanh của cả ba năm là rất thấp, cho thấy vốn bằng tiền của doanh

4.3.3. Phân tích tình hình thanh toán với ngân sách Nhà Nước.

Tình hình thực hiện nghĩa vụđối với ngân sách nhà nước được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 21: TÌNH HÌNH NỘP THUẾ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

ĐVT: Triệu đồng Năm trước chuyển sang Phát sinh trong năm Tổng đã nộp trong năm Còn phải nộp NSNN CHỈ TIÊU

2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006

Thuế GTGT 7 8 - 17 10 20 16 18 16 8 - 4

Thuế TNDN 3 - - 58 49 66 61 49 60 - - 6

Thuế môn bài - - - 2 2 1,5 2 2 1,5 - - -

Tổng 10 8 - 77 61 87,5 79 69 77,5 8 - 10

Qua bảng phân tích trên ta thấy, công ty đã chấp hành nghĩa vụ thanh toán với nhà nước là khá tốt, cụ thể:

Năm 2004: Tổng số thuế mà công ty phải nộp là 87 triệu, trong đó: 9 Năm trước chuyển sang 10 triệu.

9 Thuế trong năm là 77 triệu.

Công ty đã nộp được 79 triệu và còn thiếu lại 8 triệu. Trong đó khoản 8 triệu chưa nộp là do chưa dến hạn nộp.

Năm 2005: Tổng số thuế phải nộp là 69 triệu, trong đó: 9 Năm trước chuyển sang là 8 triệu

9 Phát sinh trong năm là 61 triệu.

Công ty đã nộp đầy đủ nên cuối năm không còn khoản thuế phải nộp trên bảng cân đối kế toán.

Năm 2006: Tổng số thuế phải nộp là 87,5 triệu do phát sinh trong năm, công ty đã nộp dược 77,5 triệu. Còn 10 triệu công ty sẽ nộp vào năm 2007 khi đến hạn nộp thuế.

Î Đánh giá: Công ty đã thực hiện rất tốt nghĩa vụ nộp thuế, không để tình trạng dây dưa kéo dài qua nhiều năm.

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH. 4.4.1. Nhóm các tỷ số về kết cấu tài chính. Bảng 22: CÁC TỶ SỐ VỀ KẾT CẤU TÀI CHÍNH. TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 Tỷ số nợ trên vốn tự có (D/E) Lần 2,48 2,72 2,42 Tỷ số nợ trên tài sản có % 71,24 73,10 70,74

4.4.1.1. Tỷ số nợ trên vốn tự có.

Tỷ số nợ trên vốn tự có cho chúng ta biết được công ty đang sử sụng bao nhiêu đồng tiền nợ trên một đồng tiền vốn của mình trong hoạt động kinh doanh. Qua bảng trên ta thấy, năm 2004 cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,48 đồng nợ tham gia hoạt động kinh doanh. Sang năm 2005 tỷ lệ này đã tăng lên 2,72 có nghĩa là có đến 2,72 đồng nợ cho mỗi đồng vốn hoạt trong hoạt động kinh doanh, cho thấy công ty đã tăng các khoản nợ lên trong năm 2005. Năm 2006 khoản nợ có phần giảm xuống so với vốn chủ sở hữu, lúc này 1 đồng vốn chủ sở hữu thì có 2,42 đồng nợ, do công ty đã giảm khoản mục vay ngắn hạn.

Î Đánh giá: Ta thấy công ty đã lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán, các khoản nợ này là những khoản nợ ngắn hạn phục vụ cho hoạt động mua hàng hoá là chủ yếu, và sẽ được thanh toán sau khi kết thúc chu kỳ kinh doanh. Tỷ lệ này tăng cao trong năm 2005, sau đó giảm trở lại trong năm 2006, cho thấy tình hình nợ trong năm 2006 là khả quan nhất trong 3 năm, do trong năm 2006 hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả và hàng tồn kho có giảm xuống nên đã thanh toán bớt khoản nợ vay ngân hàng. Mặc khác các tỷ số trên cũng cho ta thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, chủ yếu là chiếm dụng của nhà cung cấp và vay ngân hàng. Để biết mức độ phụ thuộc như thế nào, chúng ta tiếp tục phân tích tỷ số nợ trên tồng tài sản.

4.4.1.2. Tỷ số nợ trên tài sản có.

Tỷ số này cho biết tổng tài sản của công ty được hình thành từ nợ phải trả bao nhiêu %. Qua bảng phân tích trên ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản các năm như sau:

Năm 2004: 71,24 % Năm 2005: 73,10 % Năm 2006: 70,74 %

Nợ phải trả chiếm một tỷ lệ khá lớn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp, hay nói cách khác mức độ đóng góp vốn của chủ sở hữu là khá thấp. Tỷ lệ này tăng trong 2005, cho thấy nợ phải trả trong năm này có xu hướng tăng. Sang năm 2006 tỷ lệ này đã giảm trở lại và thấp nhất trong 3 năm qua.

Î Đánh giá: Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản năm 2006 có giảm so với 2 năm qua cho thấy công ty đã bắt đầu hạn chế nợ phải trả, chủ yếu là giảm nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ trên tài sản có của công ty vẫn còn khá cao, chứng tỏ công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài, mức độ độc lập về tài chính của công ty là rất thấp.

4.4.1.3. Khả năng thanh toán lãi vay.

Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp trong 3 năm qua như sau: Năm 2004 = 1,31 lần.

Năm 2005 = 1,25 lần. Năm 2006 = 1,30 lần.

Ta thấy năm 2004 khả năng thanh toán lãi vay là 1,31. Trong năm 2005

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC (Trang 54)