Tình hình lợi nhuậ n

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC (Trang 50)

Hiệu quả kinh doanh thể hiện qua sức sinh lợi của các yếu tố đầu vào hay đầu ra, lợi nhuận được ví như nguồn máu để nuôi sống công ty. Phân tích tình hình lợi nhuận sẽ cho chúng ta biết được khả năng tồn tại và phát triển trong hiện tại của công ty như thế nào. Ta có bảng sau:

Bảng 16: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN

ĐVT: Triệu đồng

2004 2005 2006 CHỈ TIÊU

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Doanh thu thuần 38.588 100 35.588 100 37.786 100

Lợi nhuận gộp 1.309 3,39 1.681 4,72 1.980 5,24

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 84 0,22 106 0,30 216 0,57 Tổng lợi nhuận trước thuế 208 0,54 175 0,49 236 0,62

Lợi nhuận sau thuế 150 0,39 126 0,35 170 0,45

(Nguồn: Bảng trích từ bảng 13)

4.2.3.1. Lợi nhuận gộp.

Ta thấy lợi nhuận gộp trong ba năm đều tăng cả giá trị lẫn tỷ trọng so với doanh thu, nhưđã nói đến ở phần giá vốn hàng bán, nguyên nhân tăng lợi nhuận gộp là do công ty đã nâng khoảng cách giá bán hàng hoá bán ra so với giá hàng hoá mua vào, nhằm bù đắp cho những khoản chi phí trung gian ngày một tăng của thị trường. Cụ thể, lợi nhuận gộp năm 2004 là 1,3 tỷ chiếm tỷ trọng 3,39% so với doanh thu. Sang năm 2005 lợi nhuận gộp đã tăng lên 1,7 tỷ chiếm 4,72% so với doanh thu, tốc độ tăng 28,42% so với năm 2004. Năm 2006 lợi nhuận gộp tiếp tục tăng lên gần 2 tỷ, tỷ trọng so với doanh thu cũng tăng lên 5,24%, với tốc độ tăng 17,79%.

Î Đánh giá: Như vậy trong năm 2004, cứ 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 3,39 đồng lợi nhuận gộp. Sang năm 2005, 100 đồng doanh thu sẽ cho ra 4,72 đồng lợi nhuận gộp. Năm 2006, 100 đồng doanh thu tạ ra 5,24 đồng lợi nhuận gộp. Ta thấy tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu ngày càng tăng. Nếu tỷ suất này vẫn cứ tăng đều trong những năm tiếp theo cùng với sự tăng lên của doanh thu thì là đều rất tốt.

4.2.3.2. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Là lợi nhuận còn lại sau khi lấy lợi nhuận gộp trừ chi phí quản lý và chi phí tài chính. Ta thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty tăng qua các năm về mặt giá trị tuyệt đối lẫn tương đối so với doanh thu. Cụ thể, năm 2004 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là 84 triệu chiếm tỷ trọng 0,22% so với doanh thu. Năm 2005 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 106 triệu, với tỷ trọng trên doanh thu là 0,30%. Năm 2006 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên 216 triệu, tỷ trọng tăng lên 0,57% so với doanh thu.

Î Đánh giá: lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng qua các năm là điều rất tốt, cho thấy nguồn thu nhập chính của công ty có xu hướng phát triển tích cực. Tuy nhiên do công ty đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên tỷ lệ này còn nhỏ so với doanh thu, công ty cần đẩy mạnh tỷ lệ này nữa hơn trong tương lai, bằng cách quản lý tốt các chi khoản mục chi phí.

4.2.3.3. Tổng lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cộng với lợi nhuận từ hoạt động khác, mà cụ thể lợi nhuận khác ở đây là khoản chiết khấu thanh toán được hưởng từ nhà cung cấp hàng hoá và một phần nhỏ lãi nhận được từ tiền gửi ngân hàng. Ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2004 là 208 triệu đồng, tỷ lệ so với doanh thu là 0,54%. Năm 2005 lợi nhuận trước thuế giảm còn 175 triệu, tỷ trọng so với doanh thu cũng giảm còn 0,49%. Như vậy ta thấy mặc dù lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2005 cao hơn năm 2004 cả mặt giá trị lẫn tỷ trọng, nhưng tổng lợi nhuận trước thuế lại ngược lại hoàn toàn, nguyên nhân là do năm 2005 khoản thu từ chiết khấu thanh toán mà công ty được hưởng giảm đáng kể so với năm 2004, bắt nguồn từ nhu cầu vốn tăng cao trong năm 2005, nên công ty đã không trả tiền hàng sớm cho nhà cung cấp để được hưởng chiết khấu thanh toán nhiều như năm 2004, mà công ty đã dùng số tiền đó cho phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Đến năm 2006, lợi nhuận trước thuế tăng trở lại và cao nhất trong ba năm cả giá trị lẫn tỷ trọng, trong khi khoản thu từ hưởng chiết khấu và lãi vay là thấp nhất so với hai

Î Đánh giá: Qua phân tích lợi nhuận trước thuế và liên hệ với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ta thấy. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của công ty có cao hơn lợi nhuận trước thuế của năm 2005. Nhưng xét về tiềm năng thì năm 2005 tốt hơn, do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2005 cao hơn so với năm 2004, có thể nói như vậy là vì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh mới là nguồn thu chính và lâu dài. Tuy nhiên việc giảm tổng lợi nhuận trước thuế cũng cho thấy việc sử dụng vốn chiếm dụng trong năm 2005 của công ty chưa có hiệu quả, đã làm mất khoản chiết khấu được hưởng nhưng không đem lại một lợi nhuận tương ứng cho công ty. Năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế tăng, trong đó chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt kinh doanh cho thấy công ty sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn chiếm dụng đồng thời cũng cho thấy chất lượng kinh doanh của công ty trong năm 2006 là tốt nhất trong ba năm.

4.2.3.4. Lợi nhuận sau thuế.

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng mà công ty có được, nó bằng lợi nhuận trước thuế trừđi thuế thu nhập doanh nghiệp (28%). Sự tăng giảm của nó tỷ lệ thuận và giống hoàn toàn với lợi nhuận trước thuế, do đó ta không phân tích nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận sau thuế. Ở đây ta xét tỷ trọng của nó so với doanh thu, tức 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Ta thấy, năm 2004 lợi nhuận sau thuế là 150 triệu, 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 0,39 đồng lợi nhuận. Năm 2005, lợi nhuận sau thuế là 126 triệu, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,35 đồng lợi nhuận. Năm 2006, lợi nhuận sau thuế là 170 triệu, 100 đồng doanh thu tạo ra 0,45 đồng lợi nhuận.

Î Đánh giá: Ta thấy tỷ trọng lợi nhuận sau thuế so với doanh qua ba năm là rất thấp, 100 đồng doanh thu chỉ thu được không quá 0,5 đồng lợi nhuận. Để hiểu rõ tình hình lợi nhuận này có tương xứng với quy mô nguồn vốn mà công ty bỏ ra hay không. Chúng ta cần đi sâu nghiên cứu vấn đề này ở phần phân tích các tỷ số tài chính của công ty, cụ thể là tỷ số khả năng sinh lời.

4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY.

4.3.1. Phân tích tình hình thanh toán của công ty.

Phân tích tình hình thanh toán là chúng ta sẽ xem xét các khoản phải thu, các khoản phải trả của công ty. Qua phân tích tình hình thanh toán, chúng ta sẽ đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính cũng như việc chấp hành kỹ luật thanh toán của công ty.

4.3.1.1. Phân tích khoản phải thu.

Bảng 17: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KHOẢN PHẢI THU

NHÓM CÁC TỶ SỐ ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Khoản phải thu Triệu đồng 1.227 587 523 (640) (64) Số vòng quay khoản phải thu Vòng 31,45 60,63 72,25 29,18 11,62 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 11,61 6,02 5,05 (5,59) (0,97) Khoản phải thu/khoản phải trả Lần 0,12 0,05 0,05 (0,07) (0,00)

(Nguồn: Xử lý số liệu từ bảng cân đối kế toán)

Khoản phải thu: Nhìn chung khoản phải thu giảm qua các năm, căn cứ vào bảng cân đối kế toán (phần phụ lục) ta thấy khoản phải thu chỉ có khoản mục phải thu của khách hàng. Năm 2004, khoản phải thu là 1.227 triệu. Năm 2005 khoản phải thu giảm mạnh, chỉ còn 587 triệu đồng, giảm 640 triệu với tốc độ giảm là 52,16%. Năm 2006 khoản phải thu tiếp tục giảm còn 523 triệu, giảm 64 triệu với tốc độ giảm là 11,90%. Ta thấy khoản phải thu giảm mạnh trong hai năm 2005 và 2006, để biết được mức độ giảm như thế nào so với các khoản mục khác ta tiếp tục xét các tỷ số của khoản phải thu.

chiếm dụng vốn. Tuy nhiên ta thấy tỷ lệ này là khá cao, vì thế có thể sẽ ảnh hưởng đến khối lượng hàng tiêu thụ do phương thức thanh toán quá chặt chẽ.

Kỳ thu tiền bình quân: Ta thấy năm 2004 kỳ thu tiền bình quân là 11 ngày, sang năm 2005 kỳ thu tiền bình quân giảm xuống còn 6 ngày, năm 2006 kỳ thu tiền bình quân tiếp tục giảm còn 5 ngày. Thời gian thu tiền như trên chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng ngày càng nhanh, công ty càng ngày càng ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên thời gian thu tiền như trên là quá ngắn sẽ gây khó khăn cho người mua, và như vậy không khuyến khích được người mua và sẽ gây ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ hàng hoá

Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả: Ta thấy khoản phải thu so với khoản phải trả cũng ngày càng một giảm, mà tỷ số này lại nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đã đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là số vốn bị chiếm dụng. Tuy nhiên việc đi chiếm dụng vốn này cũng thể hiện tình hình tài chính không chủ động, còn phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài.

Î Đánh giá: Như vậy, qua phân tích trên ta thấy, khoản phải thu có xu hướng giảm mạnh trong 2 năm 2005 và 2006. Cho thấy tình hình thu tiền bán hàng của công ty là khá kịp thời, số vốn bị chiếm dụng là rất ít, khoản bị chiếm dụng cũng thấp nhiều so với khoản đi chiếm dụng. Xét về mặt thu tiền bán hàng thì công ty đã thực hiện rất tốt. Nhưng xét về mặt chiến lược kinh doanh thì chính sách thu tiền này là quá chặt điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình doanh thu của công ty.

4.3.1.2. Phân tích khoản phải trả.

Bảng18: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ

ĐVT: Triệu đồng 2005/2004 2006/2005 KHOẢN PHẢI TRẢ 2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền % Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 576 7,30 (811) (9,57) Phải trả người bán 2.443 3.225 3.147 782 32,01 (78) (2,42) Thuế phải nộp NN 8 - 10 (8) (100) 10 x Tổng 10.346 11.696 10.817 1.350 13,05 (879) (7,52)

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Qua bảng phân tích trên ta thấy:

Năm 2004 tổng số các khoản phải trả là 10,3 tỷđồng, trong đó: 9 Vay ngắn hạn là 7,9 tỷđồng

9 Phải trả người bán là 2,4 tỷđồng 9 Thuế phải nộp nhà nước là 8 triệu

Sang năm 2005 khoản phải trả tăng lên 11,7 tỷđồng, tăng hơn 1,3 tỷđồng với tốc độ tăng 13% so với năm 2004, nguyên nhân là do:

9 Vay ngắn hạn tăng 576 triệu, với tốc độ tăng là 7,30%. 9 Phải trả người bán tăng 782 triệu, với tốc độ tăng là 32%.

Như vậy trong năm 2005 công ty đã đẩy mạnh đi vay và đi chiếm dụng vốn so với năm 2004, trong đó tốc độ chiếm dụng vốn của nhà cung cấp là khá cao 32%, cho thấy tình hình thanh toán của công ty là rất yếu.

Tình hình thanh toán của công ty năm 2006 có khả quan trở lại. Nợ vay ngân hàng đã giảm, khoản phải trả người bán cũng giảm mặc dù số lượng tiền chiếm dụng còn khá cao.

Î Đánh giá: Ta thấy khoản phải trả tăng mạnh trong năm 2005 chủ yếu là khoản chiếm dụng vốn của nhà cung cấp. Theo phân tích ở phần khoản phải thu, công ty siết chặt khoản phải thu của khách mua hàng, nhưng lại tăng cường chiếm dụng vốn của nhà cung cấp cho thấy yêu cầu thanh toán của công ty ngày càng bức thiết. Năm 2006 khoản phải trả có giảm xuống, chủ yếu là công ty đã cố gắng giảm phần đi vay ngắn hạn của ngân hàng xuống, khoản vốn chiếm dụng có giảm xuống nhưng cũng còn khá cao.

Trong các khoản mục phải trả không có khoản mục phải trả công nhân viên, đây là mặt tốt của công ty, cho thấy công ty thanh toán tiền đúng hạn cho công nhân viên của mình, đảm bảo được nhu cầu cuộc sống của họ, điều này chứng minh công ty rất quan tâm đến đời sống của công nhân viên.

4.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của công ty.

Tình hình tài chính của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình thanh toán. Phân tích khả năng thanh toán là chúng ta sẽ xem xét tài sản của công ty có đủ trang trải các khoản nợ phải trả trong thời gian ngắn hay không.

Bảng 19: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY

ĐVT: Triệu đồng NHU CẦU THANH TOÁN 2004 2005 2006 Khả năng thanh toán 2004 2005 2006

Vay ngắn hạn 7.895 8.471 7.660 Vốn bằng tiền 352 302 388 Phải trả cho người bán 2.443 3.225 3.147 Phải thu khách hàng 1.227 587 523

Thuế phải nộp cho Nhà Nước 8 - 10 - - - -

Tổng 10.346 11.696 10.817 Tổng 1.579 889 911

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán)

Từ bảng trên ta tiếp tục xây dựng được các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán như sau:

Bảng 20: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU THANH TOÁN

CHỈ TIÊU ĐVT 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

Vốn luân chuyển ròng Triệu đồng (800) (393) 57 407 450 Khả năng thanh toán hiện thời Lần 0,92 0,97 1,01 0,05 0,04

Qua bảng phân tích trên, ta thấy như sau:

4.3.2.1. Vốn luân chuyển ròng.

Cho ta biết được chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ lưu động, tức là số tiền còn lại sau khi thanh toán hết các khoản nợ lưu động, ta có tình hình vốn luân chuyển ròng cụ thể qua các năm như sau:

2004 = (800) triệu đồng 2005 = (393) triệu đồng 2006 = 57 triệu đồng

Ta thấy vốn luân chuyển ròng của công ty trong 2 năm 2004 và 2005 là một số âm, cho thấy trong 2 năm này tài sản lưu động của công ty không đủ trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình. Tuy nhiên vốn luân chuyển có xu hướng ngày càng tăng, đến năm 2006 vốn luân chuyển là một số dương, đây là một biểu hiện tốt cho thấy khả năng trang trải các khoản nợ của công ty ngày một tốt hơn, sức ép thanh toán đối với tài sản ngắn hạn ngày càng giảm.

4.3.2.2. Khả năng thanh toán hiện thời.

Tỷ số này đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty khi đến hạn trả. Nó thể hiện mức độđảm bảo của tài sản lưu động đối với các khoản nợ ngắn hạn mà không cần tới khoản vay mượn thêm

Năm 2004 = 0,92 lần, cho biết cứ 1 đồng nợ ngắn thì có 0,92 đồng tài sản lưu động đứng sau.

Năm 2005 = 0,97 lần; tăng 0,05 lần so với năm 2004. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn chậm hơn tốc độ tăng của tài sản lưu động.

2006 = 1,01 lần, tăng 0,04 lần so với năm 2005. nguyên nhân là do công ty đã giảm bớt khoản nợ ngắn hạn, mà chủ yếu là khoản vay ngân hàng.

Như vậy ta thấy khả năng thanh toán hiện thời của công ty mỗi năm một tăng là một xu hướng tốt, tỷ số qua các năm đều sấp xỉ bằng 1, đặc biệt năm 2006 tỷ số này là lớn hơn 1 chứng tỏ công ty đầu tư vào tài sản lưu động không quả mức, vì tài sản lưu động dư thừa sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, đây là biểu hiện khả quan trong tình hình thanh toán hiện thời của công ty, tỷ số này cho ta

biết công ty ngày càng có xu hướng sử dụng nguồn vốn lưu động của mình để tài trợ chủ yếu cho tài sản lưu động, chứng tỏ công ty đã dần sử dụng hợp lý nguồn vốn của minh.

Trong tài sản lưu động bao gồm những khoản mục có khả năng thanh khoản cao và những khoản mục có khản năng thanh khoản thấp, nên hệ số thanh toán hiện hành chưa phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. để đánh giá kỹ hơn về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ta tiếp tục

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC (Trang 50)