Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, miễn nhiệm thuyên chuyển công tác: Việc bổ nhiệm cán bộ nhằm: có người QLĐH có đủ năng

Một phần của tài liệu 328 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 56 - 57)

- Chính sách pháp luật: Chính sách pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động cũng như của người sử dụng lao động như: người lao

d. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, miễn nhiệm thuyên chuyển công tác: Việc bổ nhiệm cán bộ nhằm: có người QLĐH có đủ năng

chuyển công tác: Việc bổ nhiệm cán bộ nhằm: có người QLĐH có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín làm cho guồng máy của từng đơn vị và cả hệ thống hoạt động trôi chảy, hiệu quả; đối với cá nhân người được bổ nhiệm đó là sự công nhận đánh giá tốt về quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, củng cố sự tận tâm, trung thành với ngân hàng, đề cao phẩm chất lao động, khích lệ người lao động làm việc tốt nhất theo khả năng của mình với hy vọng sẽ có những vị trí mới quan trọng hơn trong tương lai. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ đã chú trọng: chỉ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ khi đã hội đủ các điều kiện (phẩm chất, năng lực, trình độ…); bổ nhiệm cán bộ tại chỗ là cần thiết và hợp lý hơn cả, để động viên khích lệ sự phấn đấu vươn lên của đội ngũ CBNV trong đơn vị; khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ QLĐH có năng lực được được chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác, nếu có cơ hội

phát triển tốt hơn, bởi khi họ có khả năng cao hơn, nhưng bị giữ lại tại chỗ lâu năm thì người đó không phát huy được tiềm năng của bản thân, đồng thời tạo sức ỳ lớn làm cho công việc chậm phát triển và đội ngũ cán bộ kế cận, dự bị của đơn vị không có điều kiện vươn lên. Bổ nhiệm có thời hạn là biện pháp hay, xoá đi cách làm cố hữu của từ lâu nay là chế độ bổ nhiệm suốt đời, không có nguyên tắc có lên, có xuống, đây là động lực tạo ra sự phát triển cho ngân hàng và từng cá nhân. Đến 31/12//2006 Số lượng cán bộ QLĐH toàn hệ thống là 2.800 người, trong đó nữ có 1.706 người chiếm 60,90%; tại TSC: HĐQT, Ban điều hành 12 người, trong đó có 2 nữ chiếm 16,70%, Trưởng phó phòng 168 người, trong đó nữ 69 người chiếm 41,10%; tại chi nhánh: Ban giám đốc 414 người, trong đó nữ 173 người chiếm 41,79%, Trưởng phó phòng 2.206 người, trong đó nữ 1.462 chiếm 66,30%. Trình độ CMNV tối thiểu là đại học, trừ số ít có trình độ cao đẳng tại một số chi nhánh ở vùng sâu, vùng xa khó khăn về đào tạo. Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đã chú ý đến cán bộ nữ (chiếm số đông trên 60% số cán bộ QLĐH toàn hệ thống), cán bộ trẻ, có năng lực QLĐH, được đào tạo cơ bản, có hệ thống, có trình độ ngoại ngữ, vi tính. Đồng thời kiên quyết không bổ nhiệm lại với những cán bộ không đủ năng lực và bố trí công việc khác phù hợp.

Một phần của tài liệu 328 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w