các yếu tố cả về đạo đức xã hội, trình độ học vấn, văn hoá, kỹ năng giao tiếp, tư duy phân tích… Thực tế, cho thấy trong hệ thống các NHTM Việt Nam rất nhiều cán bộ chỉ biết về phần CMNV được giao, còn các nghiệp vụ khác thì biết rất ít thậm chí có người không biết. Đây cũng là hạn chế của cán bộ các NHTM Việt Nam, trong xu thế hội nhập mở cửa, bùng nổ rất nhiều các dịch vụ, nghiệp vụ mới, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có kiến thức tổng hợp trên nhiều mặt, hiểu biết rộng để tư vấn cho khách hàng.
1.3.3. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng quản trị nguồn nhân lực ngân hàng thương mại lực ngân hàng thương mại
Từ ngày 01/04/2007, các tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Lĩnh vực ngân hàng cũng như rất nhiều các lĩnh vực dịch vụ tài chính khác đã, đang và sẽ diễn ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt. Vậy, làm thế nào để các NHTM nói chung, các NHTM Nhà nước nói riêng có thể tồn tại và phát triển?
Nhận thức được sự khó khăn và thách thức khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM đã và đang tích cực củng cố cơ cấu tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản trị điều hành (trong đó có quản trị NNL), đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá (với NHTM Nhà nước), hiện đại hoá ngân hàng, lành mạnh hoá tài chính, tìm kiếm đối tác chiến lược trong nước và quốc tế để tăng cường hợp tác kinh doanh… Như vậy, trước sức ép của cạnh tranh và hội nhập, việc nâng cao chất lượng quản trị ngân hàng nói chung và QTNNL nói riêng là đòi hỏi khách quan.
Thực trạng chất lượng đội ngũ NNL của NHTM Việt Nam còn nhiều bất cập: về năng lực tư duy, năng lực quản lý điều hành; về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vi tính; còn tồn tại một tỷ lệ khá lớn cán bộ cũ do cơ chế cũ để lại thiếu chuyên môn, độ tuổi lao động lớn… đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải không ngừng nỗ lực hoàn thiện bản thân, nâng cao tính độc lập tự chủ để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập, những cán bộ không đủ năng lực, không đủ trình độ làm việc sẽ phải chịu tác động của quy luật đào thải. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển để vươn lên có khả năng cạnh tranh, có nhiều cơ hội phát triển, trở thành ngân hàng mạnh, mỗi ngân hàng phải xây dựng cho mình lộ trình và kế hoạch hội nhập thực sự tích cực, thực sự lành mạnh đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động theo tiêu chuẩn quốc tế. Để đạt được
điều đó, các NHTM phải tích cực triển khai cải cách, đổi mới có hiệu quả, trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao trình độ quản lý, năng lực quản trị điều hành, trong đó có QTNNL với ý nghĩa con người là nhân tố quyết định sự thành bại của các ngân hàng trên đường hội nhập.
Mục đích của nâng cao chất lượng QTNNL nói chung và mục đích nâng cao chất lượng con người nói riêng của các NHTM đó là hình thành những con người mới của thời đại đáp ứng được các yêu cầu của thời kỳ hiện đại, nhằm đưa HĐKD của các NHTM đạt hiệu quả cao nhất thông qua đội ngũ cán bộ ngân hàng. Nâng cao chất lượng QTNNL, nâng cao chất lượng con người trong hệ thống các NHTM là góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống chính cán bộ ngân hàng và góp phần thúc đẩy Ngành Ngân hàng Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên đường hội nhập.
Như vậy, nâng cao chất lượng QTNNL trong các NHTM đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập là nhiệm vụ hết sức cấp thiết. Để làm được điều này, trước hết đòi hỏi sự nỗ lực cá nhân của từng cán bộ ngân hàng, nhận thức và hành động cụ thể của các nhà quản trị ngân hàng và phải có sự tham gia của toàn xã hội nhằm đưa HĐKD của ngân hàng góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế, đổi mới đất nước.
1.3.4. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị nguồn nhân lực ngân hàng thương mại hàng thương mại
1.3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị nguồn nhân lực. Bao gồm các chỉ tiêu định lượng và định tính. Đó là: gồm các chỉ tiêu định lượng và định tính. Đó là: