Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu 182 Định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới (Trang 60 - 63)

- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK

3.2.1.Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán

Để quản lý tốt nguồn vốn đầu tư nước ngoài qua TTCK thì điều cần thiết đầu tiên là phải có nền tảng và khuôn khổ pháp lý vững chắc. Khung pháp lý hoàn chỉnh và chặt chẽ sẽ hoàn thiện mô hình hoạt động của TTCK, là một cơ sở quan trọng để hình thành một TTCK phát triển lành mạnh.

Luật Chứng khoán được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 6 năm 2006 đã tạo ra khuôn khổ pháp lý cao và thống nhất đối với các hoạt động của TTCK. Để Luật Chứng khoán có tính thực thi cao, sớm được áp dụng vào

thực tế hoạt động của TTCK sau khi Nghị định 144/2003 không còn hiệu lực, đồng thời tạo lập một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh các lĩnh vực hoạt động về chứng khoán và TTCK, Bộ Tài chính cần sớm ban hành các nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán.

Luật Chứng khoán được ban hành có nhiều nội dung đổi mới quan trọng, tuy nhiên, một số quy định mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa quy định chi tiết và chưa có các quy định mang tính định lượng. Các quy định cần cụ thể hóa trong các văn bản hướng dẫn bao gồm:

- Về hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng; điều kiện chào bán chứng khoán ra công chúng đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp thành lập mới thụôc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; chào bán chứng khoán ra nước ngoài.

- Điều kiện, hồ sơ, thủ tục niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và việc niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán nước ngoài.

- Về mức vốn thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ; việc thành lập công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam

- Thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty đầu tư chứng khoán.

- Về thẩm quyền và mức độ xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Do TTCK liên quan liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc đời sống kinh tế - xã hội như vấn đề sở hữu, quan hệ vay mượn, quan hệ kinh tế của các chủ thể nên cần tiến hành nghiên cứu, ban hành, bổ sung, sửa đổi lại Luật Dân sự, Luật Thương mại, các Luật thuế, Luật Chống rửa tiền, Luật Ngân hàng, Pháp lệnh Kế toán - Thống kê…và các văn bản hướng dẫn Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư để tạo tính đồng bộ cho thị truờng, bảo vệ cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi tham gia vào TTCK.

3.2.2. Đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp và khuyến khích cổ phần hóa kết hợp với niêm yết

Mục đích của việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh trên thị trường và quan trọng hơn cả là tạo ra hàng hóa cho TTCK. Một thị trường chỉ có thể hình thành và phát triển khi có hàng hóa và nhu cầu mua bán hàng hóa đó. TTCK chỉ có thể hoạt động khi có các loại chứng khoán lưu hành và nhu cầu mua bán chúng. Do đó có thể coi quá trình cổ phần hóa như là quá trình sản xuất ra các hàng hóa chứng khoán này. Điều quan trọng là gắn tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp với việc phát hành cổ phiếu ra công chúng và niêm yết trên TTCK.

Đến nay, tốc độ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước vẫn còn chậm do quy trình ra quyết định trong quá trình cổ phần hóa còn dài và phức tạp, nhất là giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp. Mặc dù các văn bản pháp luật về cổ phần hóa như Nghị định 187/2004/NĐ-CP và Thông tư 126/2004/TT-BTC đều có những quy định cụ thể về thời gian thực hiện các giai đoạn của quy trình cổ phần hóa như thời gian xác định doanh nghiệp không quá 6 tháng kể từ thời điểm có quyết định cổ phần hóa, thời gian hoàn tất bán cổ phần không quá 4 tháng kể từ thời điểm được phê duyệt giá phương án cổ phần hóa, nhưng trên thực tế, giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp lại kéo dài rất lâu, có khi hơn 1 năm.. Vì vậy, Chính phủ cần có những biện pháp, những quy định mang tính cưỡng chế các bộ, ngành, tổng công ty, các địa phương và các doanh nghiệp nhà nước trong diện cổ phần hóa phải đảm bảo tiến độ cổ phần hóa. Bên cạnh đó, cần có các chế tài nghiêm khắc đối với các đối tượng này, nhất là các đơn vị chủ quản.

Cần ưu tiên cổ phần hóa trước các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn và vị thế dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông, điện lực,... nhằm tạo ra nguồn hàng chất lượng cao cho TTCK. Tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp lớn diễn ra khá chậm do các cơ quan hữu quan tỏ ra khá thận trọng ngay từ giai đoạn lựa chọn tổ chức định giá và tư vấn cổ phần hóa. Tuy nhiên, cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá hợp lý những

lợi ích đối với nền kinh tế, đối với TTCK và đối với chính doanh nghiệp nếu những doanh nghiệp này có thể sớm hoàn tất cổ phần hóa và tham gia ngay vào TTCK.

Trước những đòi hỏi cấp bách phải tăng nguồn cung cho TTCK, ngày 04/08/2005, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký quyết định số 2592/QĐ-BTC Về việc ban hành quy trình kết hợp cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước với niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu tại các Trung tâm giao dịch chứng khoán. Quy trình này hướng dẫn khá tỉ mỉ, cụ thể các bước thực hiện từ khâu ra quyết định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đến giai đoạn xác định giá trị doanh nghiệp, xây dựng phương án cổ phần hóa, bán cổ phần cho đến khi hoàn tất cổ phần hóa. Trên thực tế, đến hết tháng 10/2006, nghĩa là sau hơn một năm kể từ ngày có hiệu lực, vẫn chưa có doanh nghiệp nào thực hiện cổ phần hóa kết hợp niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu theo quy trình này. Rõ ràng, ngoài việc xây dựng một cơ sở pháp lý để doanh nghiệp nhà nước ngay sau khi cổ phần hóa có thể tham gia vào TTCK, việc thay đổi cách nhìn nhận của các doanh nghiệp nhà nước đối với TTCK không phải là điều dễ dàng. Bộ Tài chính và Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng cần xem xét nguyên nhân tại sao các văn bản pháp luật vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, phải chăng vì các doanh nghiệp vẫn chưa biết đến những quy định này?

Kể từ ngày 01/01/2007, Nghị định 144/2003 sẽ bị bãi bỏ, do đó quyết định 2592 cũng sẽ không còn hiệu lực. Vì vậy, trong quá trình soạn thảo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán, cần đưa vào những quy định về kết hợp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước kết hợp với niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán và Trung tâm Giao dịch Chứng khoán.

Một phần của tài liệu 182 Định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới (Trang 60 - 63)