trường sơ cấp đã mở ra nhiều kênh, khá đa dạng (phát hành trực tiếp qua KBNN, đấu thầu qua Sở giao dịch NHNN, TTGDCK, bảo lãnh phát hành) ; nhưng thị trường thứ cấp còn quá nhỏ bé, hoạt động yếu ớt. Nguyên nhân là do tính thanh khoản của TPCP chưa cao và chưa tạo ra đường cong lãi suất chuẩn để các công cụ nợ khác tham chiếu. Hiện nay mới chỉ có TPCP đấu thầu, bảo lãnh và trái phiếu chiết khấu phát hành năm 2001 mới đủ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật niêm yết và giao dịch trên TTGDCK, còn một số khối lượng lớn TPCP (trái phiếu kho bạc, trái phiếu giao thông thủy lợi, công trái xây dựng tổ quốc) bán lẻ qua hệ thống KBNN, vẫn chưa đủ điều kiện niêm yết giao dịch trên thị trường chứng khoán tập trung. Tổng số TPCP niêm yết chỉ chiếm khoản 10% tổng giá trị TPCP đang lưu hành. Bên cạnh đó chúng ta chưa thiết lập được thị trường chứng khoán phi tập trung, cũng như các định chế tài chính trung gian chưa đủ mạnh để đảm nhiệm các dịch vụ kinh doanh môi giới chứng khoán. Chưa có sự phối hợp, hỗ trợ giữa thị trường thứ cấp với thị trường sơ cấp. Vì vậy, các luồng vốn trong xã hội vẫn chưa được khai thông thậm chí một bộ phận không nhỏ còn bị đóng băng, các nhà đầu tư ít có cơ hội lựa chọn các loại chứng khoán có đủ tiêu chuẩn cần thiết.
2.2.3. Các nguyên chủ yếu của tồn tại và hạn chế
- Môi trường kinh tế vĩ mô chưa thuận lợi và ổn định
Nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người còn thấp vì vậy khả năng tiết kiệm, tích lũy để đầu tư còn hạn chế, đồng tiền chưa thực sự ổn định vững chắc. Lạm phát đã được kiềm chế nhưng chưa được loại bỏ. Tất cả những nhân tố trên đã tác động và ảnh hưởng, hạn chế thực hiện chính sách huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nước, trong đó có việc huy động vốn bằng việc phát hành TPCP.
- Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ và khuyến khích thị trường TPCP phát triển triển
Mặc dù cơ chế, chính sách và phương thức tổ chức huy động vốn bằng TPCP ngày càng được hoàn thiện đã khắc phục được những hạn chế của cơ chế phát hành và giao dịch TPCP trước đây. Tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số điểm bất cập làm ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường TPCP, như :
+ Chưa có sự thống nhất giữa Nghị định số 141/2003/NĐ-CP và Pháp lệnh số 12/1999/PL-UBTVQH10 về phát hành Công trái xây dựng Tổ quốc. Đây là hai văn bản pháp quy trong lãnh vực phát hành TPCP vì Công trái xây dựng Tổ quốc hay trái phiếu kho bạc cũng đều là TPCP. Vì vậy nên thống nhất quy định trong một văn bản quy phạm pháp luật chung.
+ Tín phiếu kho bạc được tổ chức đấu thầu qua Sở giao dịch thuộc NHNN, còn trái phiếu kho bạc tổ chức đấu thầu qua TTGDCK thuộc Bộ Tài chính. Thực tế này đã gây không ít khó khăn trong việc chuyển giao, cầm cố, chiết khấu TPCP để NHNN cho vay tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng.
+ Số tiền bảo lãnh phát hành theo quy định không được vượt quá 4 lần giá trị tài sản có trong một đợt bảo lãnh. Quy định trên đã hạn chế sự tham gia của các công ty Chứng khoán ở nước ta (do tiềm lực tài chính có hạn), làm giảm tính cạnh tranh trong hoạt động bảo lãnh phát hành TPCP.