Tổ chức công tác kế toán

Một phần của tài liệu 215612 (Trang 31)

3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng là mô hình kế toán tập trung.

3.4.2. Chức năng

Tổng số cán bộ, nhân viên phòng kế toán- tài vụ của công ty hiện nay là 5 người tương ứng với 5 phần hành trên.

* Kế toán trưởng: Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính trong công ty. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lí các vấn đề phát sinh trong kế toán. Báo cáo ban giám đốc hoạt động tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

* Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để xác định kết quả kinh doanh của công ty. Lập báo cáo tài chính định kỳ (quí, năm) gởi đến các cơ quan chức năng. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn theo dõi công nợ các khoản phải thu khách hàng.

* Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các khoản thu chi vốn bằng tiền, các khoản thu chi tạm ứng, tiền gởi ngân hàng, tiền vay, thanh toán vốn vay và trả lãi tiền vay. Theo dõi tình hình xuất nhập kho hàng hoá và thanh toán thu chi của cửa hàng trực thuộc công ty.

Kế toán tổng hợp Kế toán trưởng

Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán

* Kế toán tài sản cốđịnh: Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm tài sản cốđịnh, tính toán và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cốđịnh trong kỳ. Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu. Theo dõi các khoản thu chi của nhà ăn.

* Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất nhập nguyên phụ liệu gia công cho khách hàng. Bên cạnh đó, kế toán vật tư còn phải theo dõi các công nợ phải trả cho khách hàng và người bán.

3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

3.5.1. Thuận lợi

- Nằm trong khu vực thành phố Mỹ Tho gần trục lộ giao thông chính nên rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: mạng lưới giao thông , điện, nước, thông tin liên lạc,…

- Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân tỉnh, sở chủ quản, các ban ngành liên quan và sự giúp đỡ của khách hàng trong hợp tác cũng như trong nghiệp vụ chuyên môn.

- Nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình, năng nổ trong công việc.

- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất.

- Có kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu. Ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao cùng nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên.

- Với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, mối quan hệ của công ty với khách hàng ngày càng mở rộng, tạo được uy tín và tên tuổi trên thị trường. Đây là thế mạnh rất lớn của công ty.

- Ngành hàng chuyên sản xuất của công ty là trang phục cho phụ nữ và trẻ em, đây cũng là thế mạnh độc quyền trên thị trường may mặc Việt Nam cũng như nước ngoài. Chính điều này đã giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng hơn.

- Về phía công ty cũng chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy nội lực, không ngừng cải tiến lề lối làm việc, qui trình kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị

hiện đại. Tổ chức học tập và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được công ty SGS cấp chứng chỉ ISO vào tháng 2/2002. Trên cơ sở đó, giám đốc công ty cũng cam kết thực hiện những yêu cầu của hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000: 2001 và cũng đã được SGS cấp chứng chỉ công nhận vào tháng 4/2005.

- Những thuận lợi trên đã giúp cho công ty đạt được nhiều thành tựu như: năm 2003 công ty được chính phủ và uỷ ban nhân dân tặng cờ thi đua hoàn thành xuất sắc nhiện vụ, đồng thời trong năm đó công ty được chính phủ trao tặng huy chương lao động hạng 3. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự quan tâm giúp đỡ của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty may Việt Tiến và sự nỗ lực làm việc của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty.

3.5.2. Khó khăn

- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, tỷ giá hối đoái không ổn định gây khó khăn cho việc định giá đầu ra.

- Việc lựa chọn đối tác gia công ngày càng phải thận trọng và khắc khe hơn. Các công ty may mặc trong nước và một số quốc gia lân cận ngày càng phát triển mạnh. Điều đó tuy có kích thích cạnh tranh nhưng đồng thời cũng làm phát sinh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, lợi dụng yếu điểm này mà khách hàng ép giá.

- Trình độ tay nghề công nhân không đồng đều, năng suất lao động chưa đạt mức chuẩn theo quy định của ngành may.

- Thị trường Mỹ tuy lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất khắc khe đòi hỏi cán bộ lao động trong toàn công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa.

- Công ty có khả năng để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khả năng tiếp cận nguồn vốn còn rất hạn chế do lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay còn cao nên không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thủ tục vay vốn còn phức tạp, khó khăn.

3.5.3. Hướng phát triển

- Phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

- Đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm với chất lượng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới.

- Nâng tỷ trọng hàng kinh doanh xuất khẩu (hàng FOB) lên 40- 50% tổng sản lượng xuất khẩu, phấn đấu đạt doanh thu 130- 170 tỷđồng/ năm.

- Thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động, nâng cao mức sống cho cán bộ công nhân viên của công ty đạt từ 1,4- 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN

4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM

Bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Tổng doanh thu 130.120 119.798 119.770 Tổng chi phí 125.531 117.796 117.275 Tổng lợi nhuận trước thuế 3.154 2.002 2.495

(Nguồn: Phòng kế toán) 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tng doanh thu Tng chi phí Tng li nhun

Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2005, cả tổng doanh thu và tổng chi phí đều giảm mạnh so với năm 2004 làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm mạnh so với năm 2004. Sang năm 2006, tổng doanh thu và tổng chi phí tiếp tục giảm so

với năm 2005. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ giảm của tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006 tăng so với năm 2005. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm khá hiệu quả, kinh doanh hàng năm đều có lãi.

Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2004-2006.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006 2004-2006

Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006 ĐVT: triệu đồng ( Nguồn: Phòng kế toán) Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004 Chênh lệch 2006/2005 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ(%) trọng Số tiền Tỷ(%) trọng Số tiền Tỷ(%) trọng Số tiền % Số tiền %

Doanh thu bán hàng và cung

cấp dịch vụ 128.985 99,13 118.885 99,24 117.272 97,91 -10.100 -7,83 -1.613 -1,36 Doanh thu hoạt động tài chính 781 0,60 548 0,46 726 0,61 -233 -29,83 178 32,48 Thu nhập khác 354 0,27 365 0,30 1.772 1,48 11 3,11 1.407 385,48

4.2.1.1. Phân tích tổng doanh thu

Tổng doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2004 là 99,13%, năm 2005 là 99,24% và năm 2006 là 97,91%. Điều đó chứng tỏ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là nguồn doanh thu chủ yếu của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu.

Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2004- 2006 liên tục giảm. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty giảm đáng kể so với năm 2004. Tổng doanh thu của công ty năm 2005 là 119.798 triệu đồng, giảm đến 10.322 triệu đồng tức giảm 7,93% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm này giảm mạnh. Năm 2006 tổng doanh thu của công ty tiếp tục giảm nhưng giảm không đáng kể. Tổng doanh thu của công ty năm 2006 giảm 28 triệu đồng, tức chỉ giảm 0,02% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do biến động giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của doanh thu trong ba năm qua ta phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của công ty. 4.2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của

công ty

a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chính, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu và sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty còn sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong nước, gia công cho các đối tác cùng ngành và bán vật tư nguyên phụ liệu dệt may.

Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 128.985 triệu đồng. Đến năm 2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh cụ thể là giảm 10.100 triệu đồng tức

giảm 7,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu giảm mạnh. Sang năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2005 cụ thể là giảm 1.613 triệu đồng, tức giảm 1,36% so với năm 2005. Tuy doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh của công ty năm 2006 tiếp tục giảm mạnh nhưng do doanh thu gia công và doanh thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty cũng tăng lên đáng kể nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 chỉ giảm nhẹ so với năm 2005. b. Doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính của công ty gồm: lãi tiền gửi, tiền cho vay, lãi bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá. Do hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và kinh doanh hàng xuất khẩu nên sự biến động của doanh thu hoạt động tài chính chủ yếu là do sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường.

Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính của công ty giảm 233 triệu đồng, tức giảm 29,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do lãi chênh lệch tỷ giá của công ty giảm. Năm 2006 doanh thu hoạt động tài chính của công ty tăng 178 triệu đồng tức tăng 32,48% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty thu được một khoản tiền lãi do bán ngoại tệ.

c. Thu nhập khác

Thu nhập khác của công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của công ty bao gồm thu nhập từ các hoạt động sau: thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cốđịnh, thu từ các khoản nợ đã xoá sổ và thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng.

Nhìn chung, thu nhập khác của công ty có xu hướng tăng. Năm 2005 thu nhập khác của công ty tăng 11 triệu đồng, tức tăng 3,11% so với năm 2004. Năm 2006 thu nhập khác tăng lên đáng kể cụ thể là tăng 1.407 triệu đồng, tăng tới 385,48% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty thu được một khoản tiền từ việc thanh lý các máy may công nghiệp và một số máy móc thiết bị đã hư hỏng không còn sử dụng được. Đồng thời, trước đó công ty có trích trước một khoản tiền để trả tiền phạt do trả lãi chậm nhưng do ngân hàng không tính tiền phạt nên số tiền này được đưa vào thu nhập khác của công ty. Chính vì vậy mà thu nhập khác năm 2006 mới tăng lên đáng kể.

4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của

công ty giai đoạn 2004-2006

Bảng 3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU KẾ HOẠCH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006

ĐVT: triệu đồng

Tổng doanh thu Kế hoạch Thực hiện So sánh

Năm 2004 135.000 130.120 96,39% Năm 2005 140.000 119.798 85,57% Năm 2006 160.000 119.770 74,86% ( Nguồn: Phòng kế toán) 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 180.000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Kế hoch Thc hin

Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn 2004-2006

Nhìn chung, tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,39% kế hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2005 và năm 2006 mức hoàn thành kế hoạch của doanh thu liên tục giảm sút. Năm 2005 tổng doanh thu thực hiện chỉ bằng 85,57% kế hoạch và sang năm 2006 chỉ bằng 74,86% kế hoạch. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đã làm tổng doanh thu của công ty hàng năm liên tục giảm trong khi đó công ty lại đặt ra mức doanh thu kế hoạch tương đối cao, năm sau đều cao

hơn năm trước. Chính vì vậy mà tỷ lệ hoàn thành doanh thu kế hoạch của công ty liên tục giảm. Do đó, trong thời gian tới công ty cần nỗ lực hơn nữa để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, công ty cần căn cứ vào thực trạng sản xuất để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất và tình hình kinh doanh của công ty mình.

4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh

Doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh hàng may mặc ở thị trường nội

Một phần của tài liệu 215612 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)