4.5.1. Nhóm chỉ tiêu cơ cấu đầu tư
4.5.1.1. Tỉ suất đầu tư tổng quát
Bảng 16: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SUẤT ĐẦU TƯ TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tài sản dài hạn 36.455 37.174 36.295
Tổng tài sản 79.963 79.191 71.248
Tỉ suất đầu tư tổng quát (%) 45,59 46,94 50,94
( Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy khoản mục tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của công ty. Tài sản dài hạn của công ty bao gồm tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác trong đó giá trị tài sản cố định là chủ yếu, các khoản đầu tư dài hạn khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty vì đặc thù của công ty là sản xuất hàng may mặc nên cần phải đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: máy may công nghiệp, máy trải vải, máy ủi form thành phẩm,…
Tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty năm 2004 là 45,59%, đến năm 2005 tỉ suất này là 46,94% tức tăng 0,35% so với năm 2004. Nguyên nhân là do tài sản dài hạn năm 2005 của công ty tăng lên. Sở dĩ tài sản dài hạn tăng là do trong năm 2005 công ty có mua thêm một số máy may công nghiệp cho phân xưởng 4 và
mua một phần mềm quản lý sản xuất tựđộng làm cho tài sản cốđịnh của công ty tăng đáng kể. Sang năm 2006 tài sản dài hạn giảm so với năm 2005 nhưng do tổng tài sản cũng giảm với tốc độ nhanh hơn tài sản dài hạn nên đã làm cho tỉ suất đầu tư tổng quát tăng lên 50,94% tức tăng 4% so với năm 2005.Sở dĩ tài sản dài hạn giảm là do tài sản cốđịnh hữu hình giảm mạnh. Nguyên nhân là do trong năm 2006 công ty đã tiến hành thanh lý một số máy may công nghiệp và máy móc thiết bị dã hư hỏng không còn sử dụng được.
Tóm lại, tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty tương đối cao và có xu hướng tăng. Điều đó chứng tỏ công ty có chú trọng đầu tư tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình.
4.5.1.2. Tỉ suất tự tài trợ
Bảng 17: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SUẤT TỰ TÀI TRỢ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Vốn chủ sở hữu 16.700 11.630 15.149 Nguồn vốn 79.963 79.191 71.248
Tỉ suất tự tài trợ (%) 20,88 14,69 21,26
( Nguồn: Phòng kế toán)
Tỉ suất tự tài trợ của công ty tương đối thấp do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty. Điều đó cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay. Điều này sẽ không hấp dẫn các nhà đầu tư và các nhà cho vay đồng thời cũng mang lại nhiều rủi ro trong trường hợp nguồn vốn vay được sử dụng không hiệu quả.
Tỉ suất tự tài trợ của công ty năm 2004 là 20,88%, đến năm 2005 tỉ suất này giảm còn 14,69% tức giảm 6,19% so với năm 2004. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu của công ty năm 2005 giảm. Sở dĩ vốn chủ sở hữu giảm là do lợi nhuận năm năm 2005 của công ty giảm nên lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của công ty giảm mạnh so với năm 2004. Sang năm 2006, tỉ suất tự tài trợ của công ty tăng lên 21,26% tức tăng 6,57% so với năm 2005. Nguyên nhân là do
vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên trong khi tổng nguồn vốn lại giảm. Sở dĩ vốn chủ sở hữu tăng là do sau khi đánh giá lại tài sản phát hiện chênh lệch tăng gần 4 tỷđồng.
Nhìn chung, tỉ suất tự tài trợ của công ty tương dối thấp nhưng đến năm 2006 lại có xu hướng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tích cực mà công ty cần phát huy để tăng dần vốn chủ sở hữu, giảm lượng vốn vay trong kinh doanh.
4.5.2. Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán 4.5.2.1. Hệ số khái quát tình hình công nợ
Để có tình hình chung về công nợ ta xem xét sự tương quan giữa các khoản chiếm dụng trước khi đi vào phân tích chi tiết.
Bảng 18: BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CÔNG NỢ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Khoản phải thu ngắn hạn 34.181 22.657 16.774 Khoản phải trả ngắn hạn 36.861 23.983 24.313
Hệ số khái quát (lần) 0,93 0,94 0,69
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy khoản phải trả ngắn hạn luôn cao hơn khoản phải thu ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ công ty đi chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác cao hơn mức độ công ty bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty năm 2004 là 0,93 lần, năm 2005 là 0,94 lần chỉ tăng 0,01 lần so với năm 2004. Điều này cho thấy tình hình công nợ của công ty tương đối tốt. Năm 2006 hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty giảm còn 0,69 lần tức giảm 0,25 lần so với năm 2005. Điều đó cho thấy các khoản phải trả lớn hơn khoản phải thu khá nhiều. Do đó, công ty cần theo dõi chặt chẽ tình hình công nợ phải trả để có để trả nợ đúng hạn và tránh tình trạng các khoản nợ phải trả tăng cao dẫn đến việc thiếu tiền thanh toán.
4.5.2.2. Hệ số thanh toán hiện hành
Bảng 19: BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ THANH TOÁN HIỆN HÀNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tài sản lưu động 43.508 42.017 34.953
Nợ ngắn hạn 53.337 59.531 44.308
Hệ số thanh toán hiện hành (lần) 0,82 0,71 0,79
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích phân tích ta thấy hệ số thanh toán toán hiện hành của công ty biến động không đều qua ba năm. Năm 2004 hệ số thanh toán hiện hành của công ty là 0,82 lần. Sang năm 2005 hệ số này giảm còn 0,71 lần, tức giảm giảm 0,11 lần so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hệ số thanh toán hiện hành của công ty giảm là do nợ ngắn hạn của công ty năm 2005 tăng lên. Hệ số thanh toán hiện hành của công ty năm 2006 là 0,79 lần, tăng 0,08 lần so với năm 2005.
Nhìn chung, hệ số thanh toán hiện hành của công ty tương đối tốt. Tuy nhiên, hệ số này vẫn chưa thểđánh giá chính xác năng lực thanh toán của công ty. Để có thể phản ánh chính xác hơn khả năng thanh toán của công ty ta xét hệ số thanh toán nhanh.
4.5.2.3. Hệ số thanh toán nhanh
Bảng 20: BẢNG PHÂN TÍCH HỆ SỐ THANH TOÁN NHANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tiền và tương đương tiền 3.005 11.055 1.982
Nợ ngắn hạn 53.337 59.531 44.308
Hệ số thanh toán nhanh (lần) 0,06 0,19 0,04
Hệ số thanh toán nhanh của công ty tương đối thấp và tăng giảm không ổn định qua ba năm. Điều đó chứng tỏ công ty gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, lượng tài sản bị sức ép thanh toán tăng. Năm 2004 hệ số thanh toán nhanh của công ty là 0,06 lần, sang năm 2005 hệ số này tăng lên 0,19 lần tức tăng 0,13 lần so với năm 2005. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và tương đương tiền tăng lên đáng kể. Sở dĩ khoản mục tiền và tương tiền của công ty tăng lên đáng kể là do cuối năm 2005 có nhiều khách hàng thanh toán nợ cho công ty làm cho tiền gửi ngân hàng của công ty tăng lên. Đến năm 2006 hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm còn 0,04 lần tức giảm 0,15 lần so với năm 2005, thấp hơn hệ số thanh toán nhanh của năm 2004. Nguyên nhân là do khoản mục tiền và tiền gửi ngân hàng của công ty giảm đáng kể so với năm 2005. Điều này chứng tỏ công ty không dự trữ nhiều tài sản có khả năng thanh khoản đểđảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Như vậy, khả năng thanh toán nhanh của công ty chưa được tốt lắm.
4.5.3. Nhóm chỉ số về lợi nhuận 4.5.3.1.Tỉ suất lợi nhuận ròng
Bảng 21: BẢNG PHÂN TÍCH TỈ SUẤT LỢI NHUẬN RÒNG CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi ròng 2.228 1.425 1.799
Doanh thu thuần 127.550 118.885 117.272
Tỉ suất lợi nhuận ròng (%) 1,75 1,20 1,53
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2004, tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty là 1,75% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần công ty sẽ có 1,75 đồng lợi nhuận ròng. Sang năm 2005, cả lợi nhuận ròng và doanh thu thuần đều giảm mạnh đã làm cho tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty giảm còn 1,2%, tức giảm 0,55% so với năm 2004. Đến năm 2006, do doanh thu thuần của công ty chỉ giảm nhẹ so với năm
2005 trong khi đó lãi ròng lại tăng lên làm cho tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty tăng lên 1,53%, tức tăng 0,33% so với năm 2005. Tuy có nhiều biến động nhưng nhìn chung tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty vẫn ở mức cao. Trong thời gian sắp tới, công ty cần có chính sách phù hợp để nâng cao lợi nhuận cũng như tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty.
4.5.3.2. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Bảng 22: BẢNG PHÂN TÍCH SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi ròng 2.228 1.425 1.799
Tổng tài sản 79.963 79.191 71.248
ROA (%) 2,79 1,80 2,52
(Nguồn: Phòng kế toán)
Suất sinh lời của tài sản ROA năm 2004 là 2,79% nghĩa là cứ 100 đồng tài sản đầu tư sẽ thu được 2,79 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2005 suất sinh lời của tài sản giảm còn 1,8% tức giảm 0,99% so với năm 2004. Điều đó cho thấy việc sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả so với năm trước. Năm 2006 tỉ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty được cải thiện so với năm 2005. Năm 2006 tỉ suất ROA của công ty là 2,52% tăng 0,72% so với năm 2005 tuy vẫn còn thấp hơn năm 2004 nhưng điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của công ty đã được cải thiện. Đây là một dấu hiệu tích cực mà công ty cần phát huy trong những năm tới.
4.5.3.3. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu
Bảng 23: BẢNG PHÂN TÍCH SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Lãi ròng 2.228 1.425 1.799
Vốn chủ sở hữu 16.700 11.630 15.149
ROE (%) 13,34 12,25 11,88
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng phân tích ta thấy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty khá cao. Tuy nhiên, tỉ suất này lại có xu hướng giảm dần qua ba năm. Năm 2004 suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là 13,34% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư sẽ thu được 13,34 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2005 cả lãi ròng và vốn chủ sở hữu đều giảm làm cho tỉ suất ROE giảm còn 12,25% tức giảm 1,09% so với năm 2004. Năm 2006 tuy lợi nhuận ròng của công ty có tăng lên nhưng do vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng với tốc độ nhanh hơn lợi nhuận nên đã làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tiếp tục giảm. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu năm 2006 giảm 0,37% so với năm 2005. Tuy suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm nhưng nhìn chung tỉ suất này vẫn ở mức cao chứng tỏ công ty sử dụng vốn chủ sở hữu của mình khá hiệu quả. Trong thời gian tới, công ty cần đề ra những biện pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty.
4.6. ĐÁNH GIÁ SƠ LƯỢC TÌNH TÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
Bảng 24: BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐỂ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2004-2006
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng doanh thu triệu đồng 130.120 119.798 119.770 Doanh thu gia công ngàn USD 4.677 5.027 5.547 Doanh thu kinh doanh ngàn USD 3.390 2.495 1.540 Tổng chi phí triệu đồng 125.531 117.796 117.275 Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 3.154 2.002 2.495 Các chỉ tiêu cơ cấu đầu tư
Tỉ suất đầu tư tổng quát % 45,59 46,94 50,94 Tỉ suất tự tài trợ % 20,88 14,69 21,26 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số khái quát lần 0,93 0,94 0,69 Hệ số thanh toán hiện hành lần 0,82 0,71 0,79 Hệ số thanh toán nhanh lần 0,06 0,19 0,04
Các chỉ tiêu về lợi nhuận
Tỉ suất lợi nhuận ròng % 1,75 1,20 1,53
ROA % 2,79 1,80 2,52
ROE % 13,34 12,25 11,88
U Doanh thu
Nhìn chung, tổng doanh thu của công ty liên tục giảm qua ba năm, đặc biệt giảm mạnh ở năm 2005. Nguyên nhân là do biến động giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, đây là nhân tố chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu nên sự biến động của nó là tác nhân chính làm giảm tổng doanh thu của công ty. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì gia công hàng xuất khẩu là lĩnh vực sản xuất chính, kế đến là hoạt động kinh doanh xuất
khẩu. Doanh thu từ các hoạt động khác như kinh doanh nội địa và gia công cho các đối tác trong nước tương đối nhỏ.
Doanh thu từ hoạt động gia công
Đây là hoạt động kinh doanh chính của công ty. Doanh thu từ hoạt động gia công của công ty tăng liên tục qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu là do lượng hàng gia công hàng năm đều tăng. Mặt hàng chủ lực trong hoạt động gia công của công ty là quần, kếđến là áo vest, đầm và áo kiểu. Hoạt động gia công của công ty tập trung chủ yếu ở hai thị trường Mỹ và Anh. Bên cạnh đó, công ty cũng đang mở rộng thị trường sang một số nước châu Á như: HôngKông, Nhật Bản.
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh
Trong khi doanh thu từ lĩnh vực gia công liên tục tăng thì doanh thu từ hoạt động kinh doanh lại liên tục giảm qua ba năm. Nguyên nhân chủ yếu là do số lượng hàng kinh doanh hàng năm liên tục giảm mạnh. Hàng kinh doanh của công ty chủ yếu được xuất sang các thị trường Đức, Mỹ và Hà Lan với hai sản phẩm chủ lực là quần và áo kiểu. Trong thời gian tới, công ty có hướng mở rộng xuất khẩu sang Nhật Bản.
U Chi phí
Nhìn chung, tổng chi phí của công ty có xu hướng giảm dần qua ba năm, giảm nhiều nhất vào năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do biến động giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng của công ty.
U Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng giảm không đều qua ba năm, giảm nhiều vào năm 2005 và năm 2006 tăng nhẹ trở lại. Sở dĩ, năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty giảm mạnh là do lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm trong khi đó lỗ từ hoạt động tài chính lại tăng lên đáng kể. Lợi nhuận trước thuế năm 2006 tăng nhẹ là do lợi nhuận khác của công ty năm 2006 tăng đột biến.
U Các chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư
Qua việc phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư ta thấy tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty khá cao chứng tỏ công ty đã chú trọng đầu tư tài sản cố định cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Đây là một dấu hiệu tích cực.
Tỉ suất tự tài trợ của công ty tương đối thấp do vốn chủ sở hữu chiếm tỷ