Tổng quan mối quan hệ:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước (Trang 50 - 52)

QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NGA

7.1. Tổng quan mối quan hệ:

Quan hệ Việt – Nga đã trải qua nhiều thập kỷ, đã mang lại cho nhân dân 2 nước những lợi ích to lớn cả trên bình diện an ninh, quốc phòng, cũng như phát triển kinh tế. Từ thập kỷ 90 quan hệ hai nước đã chuyển sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới – giai đoạn phát triển trên những nguyên tắc của thị trường.

7.2. Mối quan hệ thương mại Việt – Nga qua các giai đoạn:

7.2.1. Giai đoạn 1991 - 1993:

Hậu quả của 5 năm cải tổ của thời kì Goobachop (1986 – 1991) đã làm cho nền kinh tế Nga 1991 lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho các mối quan hệ kinh tế thương mại với các nước bạn bè truyền thống trong đó có Việt Nam bị tan vỡ. Năm 1986, Việt Nam mới bắt đầu vào thời kỳ đổi mới. Khắc phục về nguồn viện trợ và thị trường, lúc đó Việt Nam phải chú ý vào thị trường Đông Nam Á và khu vực II (khu vực các nước Tây Âu phát triển) đồng thời phải phát huy nội lực, bằng mọi cách để giải phóng sức sản xuất, nhằm vượt qua những khó khăn thử thách trong giai đoạn này. Nếu như trước đây (thời kỳ Liên Xô) hai nước

buôn bán với nhau hàng tỉ USD, thì giờ đây quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga mà nét tiêu biểu là quan hệ thương mại đã xuống mức thấp nhất.

Bảng 19: Quan hệ thương mại Việt - Nga giai đoạn 1991 -1993:

Đơn vị tính: 1 triệu USD

Việt Nam 1991 1992 1993

Xuất Khẩu 000.0 100.1 144.3

Nhập khẩu từ Nga 000.0 104.8 135.5

Tổng nhập khẩu 000.0 204.9 279.7

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Công nhân Việt Nam lao động ở Nga theo Hiệp định hợp tác lao động ký với Liên Xô trước đây, về nước hàng loạt hoặc ở lại tự do làm ăn sinh sống (nếu các xí nghiệp Liên Xô cũ không đủ tiền mua vé cho họ trở về nước).

Các hiệp định hợp tác giáo dục, khoa học, công nghệ, văn hóa và quốc phòng cũng chấm dứt hiệu lực. Có thể nói quan hệ Việt Nam – Nga trong giai đoạn này ở vào trạng thái ngưng đọng.

7.2.2. Giai đoạn 1994 – 1999:

Chuyến đi thăm hữu nghị của Thủ tướng Võ Văn Kiệt và việc ký kết “Hiệp định về các cơ sở quan hệ hữu nghị giữa nước CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga” ngày 16/6/1994 quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga từng bước được khôi phục. Các chuyến thăm hữu nghị, thăm làm việc, các chuyến đi nghiên cứu ở các cấp giữa hai nước lại được khởi động. Hai bên đã ký Tuyên bố chung Việt Nam – Liên bang Nga; Hiệp định tương trợ tư pháp; Hiệp định về hợp tác xây sựng và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất ở Việt Nam; Hiệp định về thanh toán giữa hai ngân hàng và thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ tư pháp. Quan hệ thương mại hai nước tuy có khởi sắc nhưng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á, sau đó lan ra nhiều nước và đến năm 1998 tác động mạng đến Nga đồng thời cơ chế thanh

toán giữa hai nước chưa được xử lý thỏa đáng đến mức chu chuyển buôn bán giữa hai nước vẫn còn rất khiêm tốn.

Bảng 20: Quan hệ thương mại Việt - Nga giai đoạn 1994 -1998:

Đơn vị tính: 1 triệu USD

Việt Nam 1994 1995 1996 1997 1998

Xuất khẩu sang Nga 288.7 144.8 186.5 159.1 224.8

Nhập khẩu từ Nga 90.2 80.8 84.7 119.8 132.6

Tổng xuất nhập khẩu 378.9 225.6 271.2 278.9 357.4

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w