Cơ cấu thương mại:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước (Trang 32 - 35)

4.2.1. Các loại hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam:

- Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản khá nhiều, trong đó có các mặt hàng chủ lực là hàng dệt may, thủy hải sản, dầu thô, đồ gỗ, dây điện và cáp điện, giày dép và sản phẩm da, máy vi tính và linh kiện, than đá, sản phẩm nhựa, đồ thủ công mỹ nghệ, rau quả, thực phẩm chế biến và chè xanh, cà phê, gạo, cao su…

- Việt Nam nhập từ Nhật Bản các sản phẩm chủ yếu là thép, xe máy, phân bón, xăng dầu, kính xây dựng, clinker và xi măng. Ngoài ra Việt Nam còn xuất khẩu lao động sang Nhật Bản. Tuy nhiên đây là thị trường khá kén chọn, yêu cầu nguồn lao động có tay nghề kĩ thuật cao và có tính kỷ luật rất cao. Họ coi trọng chữ “tín” trong quan hệ hợp tác làm ăn, kinh doanh.

4.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản trước hiệp định VJEPA:

Bảng 12: Kim ngạch XNK Việt – Nhật 1990 – 2002:

Nhận xét: hoạt động thương mại giữa 2 nước ngày càng diễn ra mạnh. Tổng kim ngạch XNK tăng từ 809 triệu USD năm 1990 lên 4592 triệu USD năm 2002. Nhìn chung trong giai đoạn này Việt Nam là nước xuất siêu. Tuy nhiên khuynh hướng này ngày càng giảm. Đặc biệt năm 2002 thì Việt Nam nhập hàng từ Nhật có tổng giá trị lớn hơn giá trị hàng XK.

Năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (KNXNK) giữa hai nước đạt 7,05 tỷ USD; trong đó KNXK của Việt Nam đạt khoảng 3,79 tỷ USD, tăng 16,6 % so với năm 2003. Đến năm 2005, tổng KNXNK giữa hai nước đã tăng đáng kể, đạt gần 8,2 tỷ USD, trong đó KNXK của Việt Nam là 4,56 tỷ USD, tăng hơn 20% so với năm 2004 và chiếm khoảng 15 % tổng KNXK của Việt Nam.

Các hoạt động XNK đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của cả hai nước, đặc biệt là với Việt Nam đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, so với nhu cầu và tiềm năng phát triển, quan hệ thương mại giữa hai nước vẫn chưa được khai thác triệt để. Trong tổng KNNK của Nhật Bản, hàng hoá Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ bé khoảng 0,6%, trong khi

đó tỷ trọng của Trung Quốc là 12,4%, Thái Lan 2,6%, Malaisia 2,7%... (Nguồn

cpv.org.vn, số ra ngày 18/10/2006, “33 năm quan hệ Việt Nam – Nhật Bản”)

4.2.3. Quan hệ thương mại hai nước sau khi kí hiệp định đối tác Việt – Nhật:4.2.3.1. Vài nét về hiệp định VJEPA: 4.2.3.1. Vài nét về hiệp định VJEPA:

Việt Nam và Nhật Bản đã bắt đầu tiến hành đàm phán chính thức về VJEPA (Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement) từ tháng 1/2007 ngay sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định VJEPA chính thức có hiệu lực kể từ ngày 24/6/2009.

Một trong những trọng tâm của hiệp định này là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải. VJEPA đem lại sự cân bằng về lợi ích, có tính tới các lĩnh vực nhạy cảm của hai nước cũng như sự chênh lệch trình độ phát triển. Theo VJEPA, trong vòng 10 năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực, Nhật Bản sẽ miễn thuế cho 94% hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này và đặc biệt là sẽ miễn thuế cho 86% sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Đây là mức cam kết cao nhất của Nhật Bản đối với một nước trong ASEAN. (Theo Vneconomy số ra ngày 14/9/2009)

VJEPA chủ yếu ràng buộc nghĩa vụ liên quan đến việc cắt giảm thuế giữa hai nước. Theo đó, Việt Nam được quyền hưởng các ưu đãi cắt giảm thuế của Nhật Bản, đồng thời có nghĩa vụ dành cho Nhật Bản các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định. Điểm cốt lõi của chương 2 là lộ trình giảm thuế của hai nước. Nguyên tắc cơ bản khi đàm phán của Việt Nam là tập trung yêu cầu Nhật Bản giảm thuế XK đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như thuỷ sản, nông sản; bảo hộ những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng sản xuất trong nước. Về mức cam kết chung, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Thực tế, mức cam kết mà Việt Nam đưa ra cho Nhật Bản khá thấp so với các nước

ASEAN đã ký Hiệp định song phương với Nhật Bản (như Philippines và Thái Lan cam kết tự do hóa tới 99% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm).

Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản còn thống nhất một điều khoản khẳng định cam kết trong VJEPA sẽ không ảnh hưởng tới quyền của mỗi bên trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện. (Theo mof.gov.vn)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước (Trang 32 - 35)