.K ết cấu vốn lưu động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại (Trang 68 - 82)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 Tæng céng nguån vèn

1. Vòng quay vốn LĐ

3.2.2 .K ết cấu vốn lưu động

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động chính là việc nâng cao dòng chảy của dòng của chu kỳ tiền mặt của nguồn vốn qua các tài khoản lưu động như: tiền mặt, khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả và chi phí phải trả. Việc mở rộng vốn lưu động trên các tài khoản tài sản ngắn hạn sé hút bớt nguồn vốn, trong khi mở rộng tài khoản nợ ngắn hạn sẽ tăng thêm nguồn vốn.

Sự chuyển hoá liên tục của các nguồn vốn trong suốt chu kỳ sản xuất kinh doanh gây ra sự thâm hụt hoặc thặng dư liên tục tiền mặt tồn quỹ. Vì vậy, quản lý các tài khoản vốn lưu động là vấn đề quan trọng mang tính sống còn.

- Đối với tiền mặt tồn quỹ:

Tiền mặt là taì sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao nhất, hay nói cách khác chính bản thân nó đã là thanh khoản. Tuy nhiên, tồn quỹ tiền mặt lại phát sinh chi phí cơ hội rất lớn. Cụ thể là tồn quỹ tiền mặt cao sẽ làm mất đi cơ hội sinh lời của đồng tiền

Để không đánh mất cơ hội sinh lời của đồng tiền, công ty sẽ chuyển những đồng tiền tạm thời nhàn rỗi vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn trên thị trường tiền tệ nhằm mục đích thu lãi. Tuy nhiên qua nghiên cứu các Doanh nghiệp cổ phần thương mại thì hầu như các đơn vị này trên Bảng cân đối kế toán đều không có mục này. Chứng tỏ rằng trong thực tế các Doanh nghiệp thương mại nói chung và Doanh nghiệp cổ phần thương mại thường còn xem nhẹ phần đầu tư chứng khoán ngắn hạn, hiện tượng này có nhiều lý do khách quan lẫn chủ quan, cụ thể là:

-Thị trường chứng khoán tại Đà nẵng còn nhiều mặt còn non kém, số lượng Doanh nghiệp thực hiện giao dịch trên thị trường chứng khoán còn khá khiêm tốn

-Đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh tại các Doanh nghiệp cổ phần thương mại am hiểu về thị trường CK không nhiều, không thể tham mưu cho lãnh đạo Doanh nghiệp tham gia vào việc mua bán cổ phiếu; gây tâm lý e dè ngần ngại.

Vì vậy trong thời gian tới, các Doanh nghiệp cần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ

nhân viên am hiểu kinh doanh hàng hóa cũng như thông hiểu về thị trường CK, từđó Doanh nghiệp biết tận dụng lượng tiền mặt nhàn rỗi vào việc mua – bán CK ngắn hạn hơn là đưa lượng tiền nhàn rỗi gửi vào các ngân hàng với lãi suất thấp

Mặt khác, Doanh nghiệp cần có giải pháp để rút ngắn khoảng thời gian trong các lần chuyển tiền, vừa giúp giảm chi phí vừa tận dụng được khả năng sinh lời của tiền mặt. Nên áp dụng mô hình quản lý tiền mặt của Miller-Orr đối với lượng tiền mặt biến động ngẫu nhiên hàng ngày.

Quản lý khoản tiền trôi nổi: Trong quá trình kinh doanh, các Doanh nghiệp phải cố gắng tăng tốc các khoản thu của mình. Sự chậm trể sẽ gây thiệt hại cho Doanh nghiệp vì nó là nguyên nhân tạo nên lượng tiền mặt trôi nổi bị chiếm dụng. Thông qua mô hình sau để thấy được các giai đoạn tiền đã bị chiếm dụng trong quá trình thanh toán

Séc được chuyển

Chiếm dụng trong thời gian chuyển thư

Séc được nhận

Chiếm dụng trong thời gian xử lý

Séc được ký thác vào ngân hàng

Tiền mặt trôi nổi bị chiếm dụng Tiền mặt trôi nổi chiếm dụng được

Tăng số dư tiền mặt Giảm số dư tiền mặt

trên tài khoản bên trên tài khoản bên nhận thanh toán chi trả

Các bước chính của quá trình thu tiền:

0 1 2 3 4 5 6 Khách hàng chuyển séc bằng thư tới Doanh nghiệp Séc được nhận tại văn phòng Doanh nghiệp Séc được chuyễn vào Ngân hàng cuả Doanh nghiệp Séc được kết chuyển vào tài khoản của Doanh nghiệp tại Ngân hàng Thời gian gởi thư Thời gian xử lý tại Doanh nghiệp Thời gian kết chuyển séc Thời gian (ngày)

Từđó ta có thể tăng tốc độ thu tiền do khách hàng thanh toán bằng séc qua giải pháp sau:

Các Doanh nghiệp nên lựa chọn và sử dụng Ngân hàng trung tâm để tăng tốc quá trình thu tiền. Các Doanh nghiệp sẽ yêu cầu khách hàng tại một địa phương nào đó thực hiện thanh toán cho chi nhánh của Doanh nghiệp đóng tại cùng địa phương thay vì yêu cầu thanh toán đến trụ sở chính của Doanh nghiệp. Chi nhánh của Doanh nghiệp sau đó sẽ ký phát séc thanh toán vào một tài khoản tại một ngân hàng đia phương. Sau đó số tiền này được chuyển tới một tài khoản tập trung tại một trong những ngân hàng chính của Doanh nghiệp. Ngân hàng trung tâm sẽ giảm thiểu khoản tiền trôi nổi theo hai cách. Thứ nhất, bởi vì chi nhánh Doanh nghiệp cùng địa phương với khách hàng nên thời gian chờ đợi thư tín sẽđược giảm thiểu. Thứ hai, vì séc thanh toán của khách hàng được ký phát tại ngân hàng địa phương nên thời gian chuyển séc cũng được giảm thiểu. Ngân hàng trung tâm sẽ tập hợp được nhiều số dư nhỏ này lại thành một khoản tiền lớn. Sau đó số tiền này có thểđựơc đầu tư vào các tài sản có khả

năng sinh lợi một cách dể dàng.

Trong số những tài sản của công ty, các tài khoản vốn lưu động chủ yếu, hàng tồn kho và các khoản phải thu thường được quan tâm đặc biệt. Những tỷ sốđược dùng để phân tích chúng thường thể hiện tính hiệu quả của việc quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu. Chúng hỗ trợ tích cực phát hiện ra các dấu hiệu suy giảm về giá trị, hoặc sự tích luỹ quá mức hàng tồn kho và các khoản phải thu. Vì vậy để cụ thể hơn, luận văn trình một số nội dung nhằm quản lý và nâng cao hiệu quả của các khoản này.

- Đối với các khoản phải thu:

Khoản phải thu là số tiền khách hàng nợ Doanh nghiệp do mua chịu hàng hoá hoặc dịch vụ. Có thể nói hầu hết các Doanh nghiệp kinh doanh nói chung và các Doanh nghiệp cổ phần thương mại đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ

khác nhau . Vấn đề là phải kiểm soát khoản phải thu như thế nào cho hợp lý và chặt chẽ vì nó liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì sẽ mất đi cơ hội bán hàng, do đó, mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều thì chi phí cho khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ

Tuy nhiên qua thực tế ta thấy được rằng khoản phải thu luôn là một khoản mục lớn trong tổng nhân cầu vốn lưu động. Qua phỏng vấn trực tiếp các doanh nghiệp cổ phần thì nhận thấy vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của các khoản phải thu nên không có một chính sách bán chịu một cách bài bản. Và ngay cả khi xác định được chính sách bán chịu nhiều doanh nghiệp vẫn không tuân thủ theo chính sách do chính mình đặt ra mà thường theo quán tính.

Hầu hết các doanh nghiệp không xác định được mục tiêu quản trị các khoản phải thu. Ngay cả khi những doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu quản trị thì cũng rất ít trong đó có tổ chức giám sát và kiểm tra việc thực hiện mục tiêu.

Dưới góc độ quản trị người lãnh đạo có thể gia tăng giá trị cho vốn cổđông bằng cách tác động đến việc đầu tư vốn lưu động vào các khoản phải thu, xác định thời hạn bán chịu, chính sách bán chịu và xây dụng hệ thống tiêu chuẩn bán chịu.

+ Chính sách bán chịu

Khoản phải thu của Doanh nghiệp phát sinh nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu tố như tình hình nền kinh tế, giá cả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, và chính sách bán chịu của Doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, chính sách bán chịu ảnh hưởng mạnh nhất đến khoản phải thu và sự kiểm soát của ban giám đốc và các bộ phận chức năng . Doanh nghiệp có thể thay đổi mức độ bán chịu để kiểm soát khoản phải thu sao cho phù hợp với sựđánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu có thể

kích thích được nhu cầu dẫn tới gia tăng doanh thu và lợi nhuận, nhưng vì bán chịu sẽ

làm phát sinh khoản phải thu, và do bao giờ cũng có chi phí đi kèm theo khoản phải thu nên Doanh nghiệp cần xem xét cẩn thận đến sựđánh đổi này. Liên quan đến chính sách bán chịu chúng ta sẽ lần lượt xem xét các vấn đề như tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản bán chịu, rủi ro bán chịu, chính sách và quy trình thu nợ.

+ Tiêu chuẩn bán chịu

Thực tế hiện nay, tại các Doanh nghiệp việc bán chịu cho khách hàng đa phần dựa vào mức độ uy tín của khách hàng và mối quan hệ làm ăn giữa khách hàng với Doanh nghiệp qua thời gian, các Doanh nghiệp chưa xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để xác định đối tượng Doanh nghiệp áp dụng chính sách bán chịu và lượng tiền, hàng đáp ứng cho hình thức bán chịu. Vì vậy việc này đã dẫn đến một số

hậu quả đáng tiếc là một số Doanh nghiệp chịu sự rũi ro khi khách hàng trốn nợ, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Cần phải xác định được rằng tiêu chuẩn bán chịu là tiêu chuẩn tối thiểu về mặt uy tín tín dụng của khách hàng để được Doanh nghiệp chấp nhận bán chịu hàng hoá hoặc dịch vụ ; tiêu chuẩn bán chịu là một bộ phận cấu thành chính sách bán chịu của Doanh nghiệp và mỗi Doanh nghiệp đều cần thiết lập tiêu chuẩn bán chịu của mình chính thức hoặc không chính thức.

Khi xây dựng các tiêu chuẩn bán chịu nói riêng và chính sách bán chịu nói chung các Doanh nghiệp cần phải chấp nhận thực tế là nó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu của Doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mở rộng chính sách bán chịu trong khi chúng ta không phản ứng lại điều này thì nỗ lực tiếp thị sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vì bán chịu là yếu tốảnh hưởng rất lớn và có tác dụng kích thích nhu cầu. Về mặt lý thuyết, Doanh nghiệp nên hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu đến mức có thể

chấp nhận được, sao cho lợi nhuận tạo ra do gia tăng doanh thu như là kết quả của chính sách bán chịu vượt quá mức chi phí phát sinh do bán chịu. Ở đây có sựđánh đổi giữa lợi nhuận tăng thêm và chi phí liên quan đến khoản phải thu tăng thêm do hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu. Vấn đề đặt ra là khi nào Doanh nghiệp nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu và khi nào Doanh nghiệp không nên nới lỏng tiêu chuẩn bán chịu. Điều này cần có sự tham mưu của các chuyên gia nghiên cứu thị trường để giám đốc có thể có quyết định đúng đắn.

Nếu quản trị tốt được các khoản phải thu sẽ làm tăng giá trị vốn cổđông, quản trị kém hiệu quả sẽ có tác dụng ngược lại.

Trước hết, bởi vì khoản phải thu (TSNH) thường được trang trải bởi nguồn huy động vốn ngắn hạn nên sẽ rất lãng phí nếu khoản phải thu quá lớn. Đôi khi một tỷ lệ khoản phải thu cao cũng là một tín hiệu cho thấy doanh nghiệp có nhiều khoản phải thu thanh toán không đúng hạn hoặc thâm chí là nợ xấu, khó đòi. Tệ haik hơn, nếu không được giám sát tốt, khoản phải thu có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành mầm mống cho những trục trặc trong tính thanh khoản của chính doanh nghiệp, làm giảm giá trị vốn cổđông.

Tiếp theo, nếu điều khoản bán chịu không có tính cạnh tranh so với những đối thủ cùng ngành, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng sinh lời và có thể làm giảm giá trị vốn cổ đông.

Cuối cùng, nếu xây dựng tiêu chuẩn bán chịu không phù hợp sẽ mất khách hàng, giảm doanh thu hoặc không thu hồi được nợ. Cả hai đều làm giảm giá trị vốn cổđông.

Đối với những khoản nợ quá hạn Doanh nghiệp theo dõi bằng cách lập ra một bản kê thời gian quá hạn trả của các khoản phải thu.

Khi một khách hàng chậm thanh toán, Doanh nghiệp gửi một bản sao kê tài khoản (hồ sơ quyết toán). Tiếp theo đó là sử dụng thư tín hoặc điện thoại nhắc nợ ngày càng thúc bách hơn. Điều này đòi hỏi sự tế nhị và óc phán đoán. Doanh nghiệp phải có thái độ cúng rắn với những khách hàng thực sự không trả nợ nhưng Doanh nghiệp không nên làm mất lòng một khách hàng tốt bằng các bức thu giục trả tiền vì một tấm séc bị trì hoãn. Giải quyết mâu thuẩn này bằng cách xây dựng thời gian các khoản phải thu hợp lý. Khuyến khích nhân viên Doanh nghiệp thu nợ bằng cách thưởng một khoản tiền hợp lý cho nhân viên thu được nợ

Nếu biện pháp này không có hiệu lực, Doanh nghiệp phải nhờ đến pháp luật nhờ luật sư kiện ra tòa án hoặc thuê các Doanh nghiệp chuyên thu nợ làm việc này. Doanh nghiệp có thể bán một khoản nợ cho một Doanh nghiệp mua nợ với việc chấp nhận một chi phí có giá trị tỷ lệ với giá trị khoản nợ.

Ngoài ra để quản lý tốt khoản phải thu, kế toán Doanh nghiệp cần sắp xếp các khoản nợ phải thu theo trình tự thời gian từ đó có thể nhận thấy được khoản nợ nào

đến hạn, quá hạn để có biện pháp thu hồi. Doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình số dư

khoản phải thu, mô hình này hoàn toàn không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thay đổi theo mùa vụ của doanh số bán. Phương pháp theo dõi khoản phải thu này đo lường phần doanh số bán chịu của mỗi tháng vẫn chưa thu hồi được tiền vào thời điểm cuối tháng

đó và tại thời điểm kết thúc của tháng tiếp theo.

+ Điều khoản bán chịu: Điều khoản bán chịu là điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời hạn bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép. Ví dụ điều khoản bán chịu “2/10 net 30” có nghĩa là khách hàng được hưởng 2% chiết khấu nếu thanh toán trong thời hạn 10 ngày kể từ

ngày hoá đơn được phát hành và nếu khách hàng không lấy chiết khấu thì khách hàng

Chính sách bán chịu không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn bán chịu như vừa xem xét mà còn liên quan đến điều khoản bán chịu. Thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến 2 thứ: thay đổi thời hạn bán chịu, và thay đổi tỷ lệ chiết khấu.

Trong quá trình kinh doanh các Doanh nghiệp cần xây dựng cụ thể điều khoản bán chịu đối với khách hàng, đồng thời căn cứ vào tình hình kinh doanh và tình hình của các đối thủ cạnh tranh để thay đổi nội dung các điều khoản này sao cho phù hợp tạo điều kiện cho khách hàng trả đúng hạn, Doanh nghiệp kịp thời thu hồi được các khoản nợ

+ Chính sách chiết khấu:

Các Doanh nghiệp cần có chính sách chiết khấu rõ ràng và linh động, vừa có thể cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, vừa kích thích được khách hàng thanh toán nhanh hơn thời hạn để được hưởng chiết khấu mà Doanh nghiệp đã đề ra.

Về phía Doanh nghiệp, áp dụng chính sách chiết khấu tức là Doanh nghiệp phải nhường lại một phần lợi nhuận của mình cho khách hàng, nhưng bù lại Doanh nghiệp sẽ kích thích khách hàng trả tiền sớm, rút ngắn kỳ thu tiền bình quân, tạo điều kiện quay vòng vốn được nhanh hơn, đồng thời Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí vốn

đầu tư vào khoản phải thu. Nếu phần tiết kiệm lớn hơn thiệt hại do chính sách chiết khấu mang lại thì chính sách tín dụng và cụ thể là chiết khấu đượđánh giá là hữu hiệu.

Khi xây dựng chính sách chiết khấu cần căn cứ vào 3 yếu tố cơ bản sau: tỷ lệ

chiết khấu (K), thời hạn hưởng chiết khấu (Nd), thời hạn tín dụng mà Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại (Trang 68 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)