Đánh giá về thực trạng phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại (Trang 63 - 65)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 Tæng céng nguån vèn

1. Vòng quay vốn LĐ

2.2.4. Đánh giá về thực trạng phân tích vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn lưu động trong các DNCPTM trên địa bàn thành phốĐà nẵng

Qua số liệu phân tích và đánh giá tình hình vốn lưu động tại một số DNCPTM trên địa bàn thành phốĐà nẵng, mà cụ thể tình hình sử dụng vốn lưu động của 2 doanh nghiệp Cổ phần thương mại dịch vụ và Cổ phần cung ứng tàu biển, cho thấy tình trạng chung của các doanh nghiệp như sau:

Các doanh nghiệp đều có sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn nhằm đáp ứng chiến lược phát triển chung của ngành và của doanh nghiệp, tuy nhiên đi sâu vào xem xét thì thấy hầu hết các doanh nghiệp đều nằm trong tình trạng căng thẳng về tài chính nhất là tính lưu chuyển của vốn lưu động tạm thời.

Nguồn hình thành vốn của các doanh nghiệp chủ yếu từ các khoản nợ phải trả, tình trạng vốn chiếm dụng đối với nhà cung cấp luôn diễn ra khá cao, tuy nhiên điều đáng cảnh báo là sự hình thành nguồn vốn từ các khoản tín dụng chiếm tỷ trọng rất cao, trong khi đó nguồn vốn tự bổ sung thấp.

Về TSLĐ của các doanh nghiệp hầu hết trữ lượng tiền mặt đều rất thấp và chiếm tỷ trọng không đáng kể, điều này cho thấy các doanh nghiệp biết cách tận dụng triệt để lượng tiền nhàn rỗi, tuy nhiên VLĐ tạm thời lại phân bổ quá nhiều vào các khoản phải thu, với tỷ trọng cao và tăng qua các năm. Điều này đặt các DNCPTM đứng trước tình trạng mất cân bằng về tài chính vì các khoản nợ phải thu và hàng tồn kho được đảm bảo bằng nguồn vốn vay của doanh nghiệp.

Cân đối giữa nguồn vốn lưu động tạm thời và TSLĐ dự trữ tạm thời cho thấy tình trạng thừa diễn ra tại 2 doanh nghiệp, điều này chứng tỏ bằng uy tín của mình các doanh nghiệp vẫn có khả năng xoay xở VLĐ bằng các khoản vay nợ và phải trả người bán, nhưng xét về lâu dài thì chiến lược này không tốt đến sự phát triển của các doanh nghọêp, làm doanh nghiệp mất đi sự chủ động về vốn, khi nguồn vốn chủ sở hữu quá ít. với tỷ suất nguồn vốn tạm thời rất cao, đặc biệt qua phân tích ta thấy bình quân 1 năm là 80%. Càng chứng tỏ tình trạng bất ổn về tài chính của doanh nghiệp.

Khi nhìn về thực trạng nhu cầu VLĐ ròng cho thấy bên cạnh việc các doanh nghiệp chiếm dụng vốn của người bán thi doanh nghiệp cũng bị khách hàng chiếm dụng vốn khá cao, cùng với hàng tồn kho và nhu cầu vốn lưu động ròng luôn > 0 qua các năm. Cân đối lại VLĐ ròng với nhu cầu VLĐ ròng thì ngân quỹ ròng của 2 doanh nghiệp qua các năm đều <0, điều này càng cho thấy tình trạng kém an toàn về tài chính của các doanh nghiệp và mất khả năng thanh toán có nguy cơ diễn ra.

Nhìn lại thực trạng tốc độ chu chuyển vốn lưu động của 2 DNCPTM đều cho thấy VLĐ bình quân quay vòng chậm, thời gian chu chuyển bình quân 1 vòng rất dài, với Doanh nghiệp cổ phần thương mại thì thấp hơn bình quân ngành, còn Cổ phần Cung ứng tàu biển cũng chỉ cao hơn bình quân ngành không đáng kể, với hệ số vốn đảm nhiệm VLĐ của 2 doanh nghiệp quá thấp bình quân nhân 20%, với tỷ suất thanh toán nhanh lại có chiều hướng giảm qua 2 năm.

Từ thực trạng chung đó, Luận văn đi đến những vấn đề cần đặt ra cho doanh nghiệp đó là: tình trạng bị động về nguồn vốn, doanh nghiệp cần có giải pháp để tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời là giải pháp thu nhanh các khoản phải thu để rút ngắn thời gian của kỳ thu tiền bình quân.

Chương III:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)