Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại trên địa bàn thành phốĐà nẵng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại (Trang 65 - 67)

II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 Tæng céng nguån vèn

3.2.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại trên địa bàn thành phốĐà nẵng.

1. Vòng quay vốn LĐ

3.2.Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại trên địa bàn thành phốĐà nẵng.

Qua phân tích ở Chương II và những ưu nhược đểm nhưđã trình bày thì chúng ta thấy được rằng, các Doanh nghiệp thương mại nói chung và Cổ phần thương mại nói riêng để đảm bảo cho chiến lược kinh doanh của mình đều phải nhận thức rõ việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động sao cho thật hiệu quả và thật sự mạng lại những lợi ích từ việc sử dụng dụng những nguồn vốn đó. Đối với các doanh nghiệp thương mại thì mua hàng nhập kho chờ bán. Khi bán chịu cho khách hàng, hàng tồn

kho sẽ chuyển thành các khoản phải thu và chúng ta sẽ được thu hồi sau đó. Khoảng thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng ta gọi là kỳ thu tiền.

Còn khi mua hàng hoá thì ngược lại, nếu trả tiền ngay cho người bán sẽ tạo ra các khoản phải trả. Khoảng thời gian từ lúc nhận hàng cho đến khi thực sự trả tiền cho người bán ta gọi là kỳ trả tiền.

Mối quan hệ giữa các tài khoản vốn lưu động với việc thu tiền và chi tiền được mô tả khái quát trong sơđồ ngân lưu dưói đây:

Biểu đồ ngân lưu thể hiện mối quan hệ giữa các tài khoản vốn lưu động trong khuôn khổ thời gian. Đây cũng chính là điều mà những nhà quản lý vốn lưu động cần quan tâm để nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp của mình.

Thời gian mà tài sản ngắn hạn nhàn rỗi dưới dạng hàng tồn kho, khoản phải thu càng lâu thì giá trị công ty nói chung bị mất đi càng nhiều. Ngược lại, nguồn vốn ngắn hạn được duy trì ở dạng khoản phải trả và chi phí phải trả thì giá trị tăng lên càng nhiều mà chúng ta thường hay hiểu gọi quá trình này là “bị chiếm dụng và đi chiếm dụng”

Chúng ta nhận thấy rằng mọi quyết định đều gây ra tác động tiền tệ lên hình thức sử dụng cũng như nguồn tiền. Công việc của người quản lý là làm thế nào phải luôn duy trì mức cân bằng thích đáng giưũa luồng tiền vào và luồng tiền ra. Vì thế kiểm soát hoạt động dòng lưu chuyển tiền tệ sao cho phù hợp là chìa khoá thành công của doanh nghiệp

Khoảng thời gian từ khi thu được tiền cho đến khi phải chi tiền gọi tắt là kỳ luân chuyển tiền. Thông thường doanh nghiệp phải trả cho hàng hoá mua vào trước khi thu được tiền của hàng hoá mà doanh nghiệp bán ra. Kỳ luân chuyển tiền càng

ĐẶT HÀNG Nhận hàng Hàng tồn kho Bán hàng Khoản phải thu Yêu cầu thanh toán Kỳ thu tiền THU TIỀN Khoản phải trả Kỳ trả tiền Yêu cầu thanh toán TRẢ TIỀN

ngắn thể hiện chính sách quản lý vốn lưu động có hiệu quả. Ngược lại, kỳ luân chuyển tiền càng dài, nguồn lực càng bị lãng phí.

Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động dưòng như là một thách thức lớn trong việc kiểm soát dòng tiền. Các thành phần chính gồm vốn lưu động, khoản phải thu, hàng tồn kho, khoản phải trả, chúng thường đại diện cho các nguồn tài chính quan trọng trong một doanh nghiệp. Thật ra, mức vốn lưu động cơ bản ( thường được định nghĩa là chênh lệch giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn) mà doanh nghiệp đang hoạt động là đaị diện cho sự đầu tư dài hạn được hổ trợ từ những nguồn vốn dài hạn. Tuy nhiên, mỗi thành phần đều phải được quản lý thận trọng để phù hợp với các yêu cầu thay đổi trong hoạt động, với mục tiêu giảm thiểu nguồn lực bỏ ra tại mọi thời điểm trong khi vẫn đáp ứng mọi điều kiện tất yếu cho hoạt động, như đảm bảo được các mục tiêu dịch vụ khách hàng và việc kinh doanh được suôn sẻ. Vì thế người quản lý cần xem xét những dao động trong kết cấu vốn lưu động.

Xuất phát từ những lý do trình bày trên luận văn xin đưa ra một vài ý kiến nhằm quản trị tốt vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp thương mại cổ phần trên địa bàn thành phốĐà nẵng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp cổ phần thương mại (Trang 65 - 67)