Những hạn chế về chất lượng cho vay

Một phần của tài liệu 2 Nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 49 - 54)

c/ Môi trường xã hộ

2.3.2.Những hạn chế về chất lượng cho vay

Mặc dù Chi nhánh NHCT Đống Đa được đánh giá là một Ngân hàng có chất lượng khá tốt nhưng nó vẫn còn tồn tại những hạn chế. Những hạn chế đó là:

+ Về đối tượng cho vay: Chi nhánh mới chỉ chú trọng đến các khách

hàng truyền thống là các doanh nghiệp Nhà nước mà chưa thực sự thấy được các khách hàng tiềm năng khác. Đó là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Trong tình hình phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, Nhà nước đang khuyến khích cho vay công bằng đối với tất cả các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Vì vậy, nếu Chi nhánh mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ vừa

có tác dụng tốt với nền kinh tế, vừa giúp Chi nhánh tăng thêm thị phần, tăng thêm thu nhập cũng như thực hiện đúng chủ trương mà Nhà nước đã đề ra.

+ Về tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh.

Tỉ lệ nợ quá hạn đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh vẫn còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Đây là các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng, song khả năng đối với rủi ro lại cũng rất lớn. Bởi vậy, Chi nhánh phải quan tâm tới công tác thu nợ đối với đối tượng khách hàng này nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động cho vay nói riêng và cho hoạt động kinh doanh của toàn Chi nhánh nói chung.

+ Khâu kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng vẫn chưa được thực

hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn.

+Nguồn thông tin mà Ngân hàng cần để đánh giá phân tích còn thiếu, không kịp thời, và chất lượng không cao. Vì vậy cán bộ thường phải mất rất nhiều thời gian và công sức để tự đi điều tra trong khi kinh phí cho hoạt động này lại rất ít hoặc không có.

+ Công tác Marketing Ngân hàng tuy bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định nhưng so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế, điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của dư nợ.

2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế a/ Nguyên nhân khách quan

+ Khách hàng không có đủ điều kiện để vay vốn Ngân hàng. Đây là khó khăn lớn nhất cản trở các doanh nghiệp trong việc vay vốn Ngân hàng.

Nhiều doanh nghiệp mới thành lập, cơ sở vật chất còn thiếu thốn, tình hình tài chính chưa ổn định, chưa có đủ uy tín, không có đủ tài sản thế chấp, thiếu vốn tự có để tham gia vào dự án theo quy định của Ngân hàng.

+ Khách hàng cung cấp các thông tin về tình hình sản xuất, kinh

doanh, về tài chính không đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không kịp thời. Điều này gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng.

+ Khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Số lượng

lớn các chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên môn, chủ yếu hoạt động quản lý dựa trên kinh nghiệm. Do đó dẫn đến những thất thoát, thua thiệt trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

b/ Nguyên nhân chủ quan:

+Cơ chế cho vay còn nhiều điểm bất cập

* Trước hết là về điều kiện vay vốn: Có thể nói điều kiện vay vốn, mà cụ thể ở đây là việc bảo đảm tiền vay, hiện đang là một trong những nguyên nhân chính ngăn cản việc các doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng. Hầu hết các doanh nghiệp khi muốn vay vốn Ngân hàng thì phải có tài sản đảm bảo. Đối với doanh nghiệp, đó có thể là máy móc, trang thiết bị, giá trị quyền sử dụng đất.. Đối với các tài sản có loại hình là máy móc thiết bị thì Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Nhưng trên thực tế, các loại máy móc thiết bị này thường được mua đi bán lại rất nhiều lần nên các khách hàng không có được giấy tờ sở hữu tài sản đó. Đối với những tài sản bất động sản thì Ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi đánh giá gía trị của tài sản loại này. Theo Nghị định của Chính phủ thì việc xác định giá đất căn cứ vào giá đất do UBND tỉnh, thành phố quy định nhưng mức giá này thường thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực tế trên thị trường. ĐIều này đã

làm giảm giá trị của tài sản thế chấp đi rất nhiều. Cộng thêm với việc các Ngân hàng chỉ cho vay với 1 khoản bằng 60 - 70% giá trị tài sản thế chấp, các doanh nghiệp thực sự bị hạn chế trong việc vay vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình.

* Về thủ tục vay vốn: tiến hành các thủ tục cần thiết để lập hồ sơ xin vay, trong đó bao gồm rất nhiều giấy tờ như báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, tình hình thu nhập của doanh nghiệp trong các năm gần đây, các giấy tờ có tính pháp lý chứng minh về tài sản bảo đảm ... Mặc dù các giấy tờ trên là cần thiết nhưng rõ ràng nó gây phiền hà cho doanh nghiệp, nhiều khi làm chậm tiến độ sản xuất của họ. Điều này chưa chắc đã làm giảm rủi ro tín dụng mà có khi còn dẫn đến hạn chế việc khách hàng đến với Ngân hàng.

+: Các Ngân hàng thường không có đầy đủ các thông tin chính xác về doanh nghiệp.

Những thông tin mà khách hàng cung cấp cho Ngân hàng qua các báo cáo tài chính có nhiều lúc là không chính xác, phản ánh sai lệch tiềm lực tài chính của khách hàng. Do vậy, nếu công tác thu thập thông tin không tốt sẽ dẫn đến việc đánh giá không đúng hiệu quả của dự án cũng như khả năng của khách hàng. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro cho vay giữa Chi nhánh NHCT Đống Đa và NHCT Việt Nam cũng như với NHNN chưa đáp ứng được yêu cầu trong việc xét duyệt, cho vay và quản lý vốn vay đối với các khách hàng. Do đó vẫn không thể tránh được các rủi ro trong hoạt động cho vay

+Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh vẫn chưa đạt yêu cầu, nhiều khi chỉ mang tính hình thức, do đó đã không phát hiện kịp thời những sai phạm và những hành vi tiêu cực trong hoạt động Ngân hàng.

+ Nợ khoanh giãn chưa có nguồn hỗ trợ bù đắp. Việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng gặp rất nhiều khó khăn về thủ tục, thời gian và chi phí. Nợ chờ xử lý cũng khó xử lý vì khó tìm được thị trường, việc bán tài sản cầm cố gặp nhiều khó khăn.

Chương 3

Một phần của tài liệu 2 Nâng cao chất lượng cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (Trang 49 - 54)