+ Nhóm khách hàng có ít giá trị: khách hàng dễ bị tấn công, công ty mong muốn họ chuyển sang nhà cung cấp khác; còn với khách hàng không dễ bị tấn công, công ty cần cố gắng làm họ có giá trị hơn, bằng cách giảm chi phí phục vụ, khuyến khích họ sử dụng các dịch vụ có lợi nhuận cao. Nếu những việc làm đó không hiệu quả, công ty có thể gia tăng mức độ dễ bị tấn công của khách hàng trước những lợi ích mà đối thủ chào mời, bằng cách giảm mức độ dịch vụ khách đang được hưởng, ngừng cung cấp những dịch vụ không có lãi, bãi bỏ bù chéo hoặc chuyển đổi gữa các gói dịch vụ để một số khách hàng ra đi nhanh hơn.
+ Nhóm khách hàng có giá trị: để tăng thêm giá trị dịch vụ để giữ khách hàng có giá trị - dễ bị tấn công, mà không phải làm điều tương tự với loại khách có giá trị - khó bị tấn công, loại khách vốn đang trung thành với công ty (với những giá trị họ đang nhận được) công ty đã sử dụng chính sách phân biệt giá: theo hướng gọi (ngoại mạng, nội mạng), thời điểm gọi (giờ rỗi, giờ bận) trong thời gian qua là điều rất tốt; vì:
Khách hàng có giá trị - dễ bị tấn công: thường hiểu biết hơn về dịch vụ và có xu hướng tìm kiếm, so sánh giữa các gói cước khác nhau và các nhà cung cấp khác nhau;
Còn khách hàng có giá trị - không dễ bị tấn công: có thể là không hiểu rõ, hoặc cho là tiết kiệm không đáng kể, không cần
Tuy nhiên, với sức mạnh tài chính công ty cũng không nên theo đuổi quá chiến lược giá ; không phải do chịu sự kiểm soát giá cước mà chủ yếu là do phản ứng của khách hàng trước nhà khai thác truyền thống Vinaphone. Mặc dù, khách hàng luôn mong muốn có mức giá thấp nhưng mức giá thấp lại không phải là lý do để khách hàng ở lại với Vinaphone. Mỗi khi được giảm giá, khách hàng sẽ đặt câu hỏi: Tại sao đến bây giờ Vinaphone mới hạ giá cước?; khách hàng có xu hướng biết ơn sự cạnh tranh hơn là đánh giá cao nỗ lực giảm giá cước. Do đó, công ty nên thực hiện chính sách giảm giá từ từ.